NGƯỜI GIÀ SỐNG SAO ĐÂY?

  20/12/2019

NGƯỜI GIÀ SỐNG SAO ĐÂY?

Ngày 05.11.2019, tôi hướng dẫn một phái đoàn người Đức tuổi từ 70 trở lên 90. Họ là những thành viên câu lạc bộ lão niên của thành phố và muốn viếng thăm Chùa Viên Giác theo lịch sinh hoạt hàng tuần.

Nhóm có nhiều thành viên nhưng vì trời quá lạnh, nên chỉ có 15 người đi. Các cụ là những người gìa sống độc thân, ở nhà riêng hay trong viện dưỡng lão – tùy vào tiền hưu của họ. Trong số này, có nhiều người bị trầm cảm vì cuộc sống cô quạnh, vợ hay người bạn đời đã qua đời lâu, con cái đã lớn, có gia đình và làm ăn xa nên ít thường xuyên thăm…Do đó, thành phố đã thành lập một câu lạc bộ giúp họ có điều kiện gặp gỡ, nói chuyện, đi du ngoạn hay tham quan các nơi…để nguôi ngoai tinh thần.

Câu hỏi  thú vị nhất dành cho tôi là của một “cụ” 90 tuổi , Cụ hiện đang sống trong một viện dưỡng lão. Ngày nào cũng phải tiếp xúc với những người lớn tuổi khác bị lãng trí (Demenz) hay thoái hóa trí nhớ (lẫn, Alzheimer) nên cụ rất BUỒN, bị TRẦM CẢM vì cảm thấy cuộc sống VÔ VỊ và SỢ cũng sẽ giống như những người kia…

– Thưa Thầy! Vậy người GIÀ SỐNG SAO đây?

– Câu hỏi của Cụ vừa rồi có thể lý giải thế này: Chủ từ câu nói là “người GIÀ” và động từ của nó là “SỐNG”, có phải vậy không…và sống “như thế nào”?
Thật tế mà nói, thì AI cũng MUỐN SỐNG! Kể cả loài thú cũng HAM SỐNG SỢ CHẾT. Muốn duy trì mạng sống, thì các loài cần phải DINH DƯỠNG, nghĩa là cần phải ĂN và UỐNG để nuôi thân này. Con người không ăn một tháng cũng không chết, nhưng thiếu uống vài ngày thì đầu óc lờ mờ, ảo giác và dẫn đến hôn mê…

Đối với các loài thú sống dưới nước, thì nước chính là “dưỡng khí” của chúng. Nếu mang chúng lên bờ, thì không lâu chúng sẽ chết vì không thể THỞ được, bởi thiếu NƯỚC.

Còn đối với con người và các loài thú sống trên cạn, thì KHÔNG KHÍ là yếu tố không thể thiếu để duy trì mạng sống của họ. Từ trẻ sơ sinh mới ra đời, cho đến người già như các Cụ và chúng tôi cũng thế…nếu HÍT vào mà KHÔNG THỞ ra được thì CHẾT, có phải thế không!

Như vậy, muốn duy trì mạng sống, chúng ta cần thực phẩm và nước uống để nuôi dưỡng hình hài này. Tuy nhiên có một điều mà người ta ít khi nhớ nghĩ đến là DƯỠNG KHÍ, hay nói cách khác là sự HÍT THỞ. Cho dù có dùng cao lương mỹ vị, uống nước trong sạch thế nào đi nữa…mà khi ta HÍT vào và KHÔNG THỞ ra được, thì cũng “vẫy tay chào”.

Con người hay muôn thú không chỉ được cấu tạo bằng cái THÂN vật lý này mà còn có phần TÂM THỨC. Cái mà được nhiều khái niệm “gán” cho nó như Tâm Linh, Linh Hồn v.v…

Vì vậy cho nên, SỐNG là cách duy trì sự HIỆN HỮU của Thân và Tâm, chứ không riêng gì việc nuôi dưỡng cái thân này mà thôi!

Trong viện dưỡng lão, Cụ được chăm sóc đầy đủ ở phần  THÂN. Nhưng cuộc sống ở đó qua việc tiếp xúc (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) thường xuyên hàng ngày với những người già bệnh hoạn, lãng trí, lẫn…chính là những dưỡng liệu “tiêu cực“ GHIM vào tâm thức của Cụ. Điều này làm cho Cụ bất an, sợ sệt, hoang mang, lo âu…về sự SỐNG của chính mình. Không biết mai này mình có bị như thế không? Nếu thật như vậy thì quá khổ cho mình!. Để tránh xa những hình ảnh tiêu cực này, Cụ quay quá khứ và sống với những năm tháng đó…Do đó, Cụ đã đánh mất những giây phút ĐANG LÀ tuyệt vời của Cụ. Nếu cái ĐANG LÀ (hiện tại và bây giờ) bị bỏ quên, sao lãng hay bị đánh mất…thì làm gì có cái SẼ LÀ (tương lai) nhỉ, phải không thưa qúy Cụ!

Cho nên, xin đề nghị với quý Cụ rằng: Chúng ta đừng mất năng lượng cho những suy nghĩ vu vơ rằng phải sống như thế nào! Cụ chỉ cần BIẾT rằng: SỰ SỐNG CHỈ HIỂN HIỆN và CÓ MẶT NGAY NƠI CÁI ĐANG LÀ…NGAY TỪNG HƠI THỞ VÀO RA CÓ Ý THỨC…chứ Cụ không thể tìm được sự sống ở bất cứ nơi nào và lúc nào cả. Cũng như chẳng ai có quyền ban tặng hay cướp đi cái ĐANG LÀ trong TỪNG HƠI THỞ của Cụ cả,  chắc chắn là vậy!

người già 222

Khi tôi hỏi “Cụ có hạnh phúc không?” Cụ trả lời “có”. Thì Cụ ĐÃ HẾT HẠNH PHÚC rồi. Vì sao? Khi Cụ mở miệng trả lời “có”, thì Cụ ĐANG KHÔNG CÓ HẠNH PHÚC. Bởi khi Cụ ĐANG hưởng thụ hạnh phúc, thì Cụ không thể trả lời được! Còn khi Cụ trả lời thì hạnh phúc đã vụt bay rồi!

Ví như, Cụ ĐANG ăn một món gì đó, có người hỏi “ngon không?”. Thì Cụ cũng phải nhai, thưởng thức…nuốt xuống…rồi mới trả lời được chứ. Nếu trả lời là “ngon” hay “không ngon”…thì cái CẢM XÚC đó không còn ĐANG LÀ nữa rồi!

Các Cụ đã cùng chúng tôi thực tập bài “Ý THỨC THỞ BỤNG” 10 phút. Các Cụ tinh tấn lắm! Trước khi kết thúc buổi hướng dẫn, mọi người xin tôi một câu “thần chú” gì đó để làm “VỐN SỐNG” và THỰC TẬP để ổn định thân tâm ở tuổi GIÀ

Có lẽ các Bạn cũng nghĩ ra được, tôi sẽ tặng cho các Cụ này câu gì làm quả rồi

Các cụ ĐANG LÀ cái (những gì) các cụ ĐÃ LÀ
Các cụ SẼ LÀ cái (những gì) các cụ ĐANG LÀ

Lão VÔ TÍCH SỰ ĂN MÀY- Giáo sư Ngô Ngọc Diệp, Giảng viên trường Đại học Y học Dân tộc Đức.

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm lý PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây nhé:

http://perg-nangluongtamthe.com/

https://tramcamhocduong.com

Bác sĩ Giang Vũ, chuyên gia tâm lý liệu pháp PERG.

Hãy liên hệ ngay số điện thoại:  0973533248 Hoặc 02473000785.

Số 47 Ngõ 198 Thái Hà, Đống Đa, Thành Phố Hà Nội.

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết hay khác trên trang:

HƠN MỘT NĂM BỊ TÊ – ĐAU – NHỨC MẶT

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok