CHÚNG TA ĐƯỢC GÌ SAU NHỮNG LẦN BUỒN BÃ?

  26/08/2021

Phần 2: Lợi ích của nỗi buồn

Dường như, chúng ta chẳng bao giờ nhìn nhận nỗi buồn hay sự buồn bã như một điều “nên” có. Không bằng cách này thì cách khác, chúng ta luôn phủ nhận cảm xúc được cho là “tiêu cực” này.

“Nỗi buồn” bị che giấu, bị chôn vùi, bị gán mác với những người yếu đuối, những kẻ không có ý chí. “Nỗi buồn” (hay nước mắt) không được hiện hữu trên một “đáng nam nhi” – người được sinh ra để gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Buồn là mắc bệnh tâm lý, buồn là trầm cảm.

loi ich cua noi buon
Hãy nhìn nhận “nỗi buồn” đa chiều, khách quan nhất.

Hãy nhìn nhận “nỗi buồn” một cách đa chiều hơn. Bất kỳ điều gì sinh ra và tồn tại, tôi tin, đều có ý nghĩa của chúng. Và nỗi buồn cũng vậy.

Buồn bã là cơ chế phòng vệ

Theo nghiên cứu của Naomi Eisenberger Matthew Lieberman, tương tự nỗi đau thể xác giúp con người tránh xa những vật gây thương tích trên cơ thể, dự đoán tình huống gây thương tích để đưa ra phương án phòng ngừa. Nỗi đau về tinh thần (nỗi buồn) “cảnh báo” chúng ta về những trò đùa thô thiển, những ghẻ lạnh, đồng thời thúc đẩy cảm giác hàn gắn tình cảm khi còn có thể.

Buồn là sự giải thoát

Eric Kinger trong “Lý thuyết về động cơ của sự giải thoát” cho biết, cảm giác buồn bã giúp ta điều chỉnh hành vi của mình, ngừng tiêu phí sức lực và thời gian vào những mục tiêu không thể đạt được.

Buồn khơi dậy lòng trắc ẩn

Lòng trắc ẩn của con người có thể được khơi gợi, khi chứng kiến nỗi đau đớn, buồn phiền. Từ đó, con người ta dễ thông cảm với nhau hơn và có động thái giúp đỡ lẫn nhau để giảm nỗi buồn đó.

Có buồn bã mới khiến người ta biết quý trọng lúc vui

Có bao giờ bạn nghĩ: Giá như chúng ta không cảm thấy buồn?

Chỉ đi qua những ngày nắng, chúng ta mới biết yêu thêm những ngày mưa. Chỉ khi cảm xúc lắng đọng, trầm tư ta mới biết trân trọng những ngày thật sự vui vẻ, hạnh phúc. Bản nhạc, phải có nốt trầm thì mới có phút thăng hoa. Cuộc sống, phải có những phút yếu lòng, để vùng lên mạnh mẽ.

Vẫn còn nhiều lắm những tác dụng của nỗi buồn bạn có thể tìm đọc. Nỗi buồn không hoàn toàn là một cảm xúc độc hại hay đáng xấu hổ nếu bạn chịu nhìn nó ở một khía cạnh khác.

Kết Luận

Nỗi buồn không cũ, chẳng mới. Không tồn tại mãi, mà cũng chẳng chịu rời xa. “Nỗi buồn” vẫn luôn ở đó, nó sẽ xuất hiện khi cần thiết và song hành cùng chúng ta suốt quãng đường đời. Nỗi buồn không phải lúc nào cũng xấu. Đôi khi nó lại chính là nhân tố giúp ta biết quý trọng hơn, học hỏi nhiều hơn và trở thành phiên bản tốt nhất của mình.

 

Liệu Pháp TÂM -THỂ PERG® – do Gs. NGÔ Ngọc Diệp tại Đức phát minh, đã cầu chứng Bản Quyền và Thương Hiệu (logo), được Cục Bảo Vệ Phát Minh và Thương Hiệu Đức công nhân ngày 11.06.2012

CÁC BẠN HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI: Công Ty TNHH ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG TÂM THỂ LIỆU PHÁP PERG®

Địa chỉ: Số 91B, ngõ 25 Vũ Ngọc Phan, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Liệu Pháp TÂM-THỂ PERG® GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC! Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về Liệu Pháp TÂM -THỂ PERG®

Bạn có thể tham khảo trang web dưới đây nhé:
tamlyperg.vn
Bạn có thê biết:
ĐIỀU TA CÓ ĐƯỢC SAU NHỮNG LẦN BUỒN BÃ? – PHẦN 1

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok