CÁC MỨC ĐỘ CỦA TRẦM CẢM

  16/07/2020

Có nhiều mức độ trầm cảm, từ những cơn buồn nhẹ đến những cảm xúc tiêu cực và xáo trộn có thể dẫn đến những suy nghĩ và hành động tự tử. Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và cảm nhận của một người, và nó có thể cản trở việc thực hiện các công việc hàng ngày thông thường như ngủ, ăn, hoạt động xã hội và các chức năng của công việc hoặc trường học.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LẬP TỨC:

 BẤM GỌI 0973.533.248 – 0247.300.0785

(Liên hệ qua điện thoại để đặt lịch tham vấn)

Dấu hiệu trầm cảm chung:

–  Cảm giác bi quan hay thiếu hy vọng

–  Liên tục cảm thấy buồn, trống rỗng

–  Mức năng lượng thấp

–  Mệt mỏi

–  Khó ngủ hoặc/và có khả năng khó thức dậy

–  Thay đổi mức độ ăn( ăn quá độ hoặc không muốn ăn gì)

–  Cảm giác xấu hổ và tội lỗi

–  Khó tập trung

–  Khó đưa ra quyết định

–  Thiếu hứng thú với các hoạt động hoặc những thứ yêu thích trước đó

–  Bồn chồn và khó ngồi yên

–  Hay cáu gắt

–  Cảm giác vô dụng

–  Khó chịu về thể chất mà không rõ nguyên nhân (ví dụ như đau đầu, đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa…)

–  Suy nghĩ về cái chết

Không phải tất cả các triệu chứng từ danh sách trên sẽ có mặt ở tất cả những người bị bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, để được chẩn đoán trầm cảm, phải có ít nhất một trong hai triệu chứng cốt lõi. Đầu tiên là tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc. Thứ hai là không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây. Ngoài 2 triệu chứng chính đó, đi kèm thêm những một trong số ít những triệu chứng trên và kéo dài ít nhất 14 ngày trở lên trong mỗi trường hợp.

Các loại trầm cảm

Trầm cảm có nhiều dạng, mỗi dạng lại có triệu chứng; biểu hiện khác nhau. Dưới đây là các loại trầm cảm thường gặp bạn cần biết

–  Trầm cảm trầm trọng: Đây là loại trầm cảm phổ biến nhất thường được gọi là trầm cảm lâm sàng. Một số dấu hiệu: cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng, thiếu năng lượng, mất hứng thú với các hoạt động vui chơi, khó chịu, thay đổi thói quen ăn uống, khó tập trung và suy nghĩ về cái chết thường xuyên.

–  Rối loạn lưỡng cực: Rối loạn lưỡng cực đặc trưng bởi sự thay đổi tâm trạng. Một người mắc chứng rối loạn lưỡng cực cũng có những trạng thái tâm lý cực kỳ mãnh liệt- phấn khích hoặc dễ cáu kỉnh được gọi là “hưng cảm”, ngoài ra, họ còn dễ lo lắng, khó chịu. Trường hợp cực đoan có thể dẫn đến rối loạn tâm thần.

–  Trầm cảm theo mùa: Trầm cảm xảy ra theo mùa, thường vào những tháng mùa đông khi ngày ngắn hơn và số giờ nắng ít hơn. Nhìn chung loại trầm cảm này thường khỏi khi mùa xuân và mùa hè đến.

–  Trầm cảm sau sinh: Khoảng 85{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03} bà mẹ bị trầm cảm sau sinh. Đây là loại trầm cảm đặc trưng bởi cảm giác buồn bã, lo ngại về việc tổn thương em bé, cô đơn và cảm giác mất kết nối với đứa trẻ. Nó có thể xảy ra từ vài tuần đến vài tháng sau khi sinh đứa trẻ.

–  Trầm cảm không điển hình: Các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng bao gồm quá phấn khích với các sự kiện mang tính tích cực, tăng cảm giác thèm ăn gây ra tăng cân, ngủ nhiều hơn, thường trên 10 giờ một ngày, nhạy cảm với lời phê bình, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ, công việc và hoạt động xã hội.

–  Trầm cảm tình huống: Tình trạng trầm cảm này còn được gọi là rối loạn điều chỉnh. Bệnh được kích hoạt bởi một số sự kiện căng thẳng hoặc thay đổi trong cuộc sống như mất việc, chấn thương, cái chết của người thân…

Nhận trợ giúp cho trầm cảm

Các triệu chứng trầm cảm có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp trong nhiều môi trường khác nhau. Để chữa trị trầm cảm, thông thường bạn sẽ phải gặp bác sĩ, rồi được kê đơn thuốc. Điều đó không chỉ dẫn đến tốn kém tiền bạc, mà có thể gây ra tác dụng phụ sau này. Hãy đến với Liệu pháp PERG, một liệu pháp với những ưu điểm như “không dùng thuốc”, “không có tác dụng phụ”. Hơn thế nữa, liệu pháp tâm lý PERG đặc biệt hơn các phương pháp khác, đó là có công cụ test bài bản tìm ra được TÁC NHÂN gây cho bạn những triệu chứng của trầm cảm dù nhẹ, vừa hay nặng. Với các bài tập đơn giản, chỉ mất 3-5 phút mỗi ngày, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạn cho bạn mà hiệu quả cao.

TÔI ĐANG LÀ, CÁI TÔI ĐÃ LÀ

TÔI SẼ LÀ, CÁI TÔI ĐANG LÀ

Nguồn: deserthopetreatment

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm lý PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây nhé:

http://perg-nangluongtamthe.com/

https://tamlyperg.vn

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết hay khác trên trang:

CÔ GÁI TRẺ NGHE THẤY TIẾNG NÓI LẠ TRONG ĐẦU

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok