BẠN CÓ MẮC HỘI CHỨNG ÁM ẢNH SỢ XÃ HỘI KHÔNG?

  25/03/2023

BẠN CÓ MẮC HỘI CHỨNG ÁM ẢNH SỢ XÃ HỘI KHÔNG?

Hội chứng ám ảnh sợ xã hội

Bao gồm lo sợ và lo âu về việc bị tiếp xúc với các tình huống xã hội hoặc trình diễn nào đó. Những tình huống này bị né tránh hoặc chịu đựng với lo âu đáng kể.

 

 

1.1 Ám ảnh sợ đặc hiệu:

– Ám ảnh sợ là một loại rối loạn lo âu trong đó những tình huống hoặc đối tượng nhất định làm cho mọi người sợ hãi và lo lắng và khiến họ tránh những điều đó. Sự sợ hãi và lo lắng không tương xứng với mối đe dọa thực tế ( có tính đến các tiêu chuẩn xã hội)

1.2 Rối loạn nhân cách né tránh:

– Rối loạn nhân cách né tránh có thể được coi là một rối loạn lo âu nghiêm trọng và dai dẳng đủ để ảnh hưởng đến tính cách của con người. Ám ảnh sợ xã hội ảnh hưởng đến khoảng 9{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03} phụ nữ và 7{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03} nam giới trong khoảng thời gian nhất định, nhưng tỷ lệ mắc suốt đời có thể ít nhất là 13{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03}

Nỗi sợ hãi và lo lắng ở những người mắc chứng ám ảnh sợ xã hội thường tập trung vào việc bị xấu hổ hoặc bị sỉ nhục nếu họ không đáp ứng được kì vọng của mọi người hoặc bị người khác soi mói trong các tương tác xã hội. Thông thường sự lo âu, lo lắng của họ sẽ thể hiện qua việc đổ mồ hôi, đỏ mặt, nôn ói hoặc run rẩy hoặc khả năng để giữ một dòng suy nghĩ hoặc tìm từ ngữ để tự diễn đạt sẽ bị mất. Hoặc cùng một hành động đó khi được thực hiện một mình không gây lo âu

Các tình huống trong ám ảnh sợ xã hội là phổ biến bao gồm nói trước công chúng, diễn xuất trong sân khấu, và chơi nhạc cụ. Các tình huống tiềm ẩn khác bao gồm ăn uống với người khác, gặp người mới, tán gẫu, ký tài liệu trước nhân chứng, hoặc sử dụng phòng tắm công cộng. Hầu hết mọi người nhận thức được rằng nỗi sợ của họ là không hợp lý và quá mức

2.Chẩn đoán hội chứng ám ảnh sợ xã hội

  • Bệnh nhân có lo sợ hoặc lo âu rõ rang, dai dẳng( trên 6 tháng) về một hoặc nhiều tình huống xã hội mà họ có thể bị người khác soi mói.

Sợ hãi phải bao gồm sự đánh giá tiêu cực từ phía người khác( ví dụ như bệnh nhân sẽ bị làm bẽ mặt, bối rối hoặc bị từ chối hoặc sẽ làm mất lòng người khác). Ngoài ra cần phải có tất cả những điều sau đây:

  • Các tình huống xã hội tương tự gần như luôn gây ra lo sợ hoặc lo âu
  • Bệnh nhân chủ động né tránh tình huống này
  • Sự lo sợ hoặc lo âu là không phù hợp với mối đe dọa thức tế( có tính đến các chuẩn mực văn hóa xã hội)
  • Lo sợ, lo âu và né tránh này gây ra những căng thẳng đáng kể hoặc làm suy giảm đáng kể chức năng xã hội hoặc nghề nghiệp

Ngoài ra lo sợ và lo âu không phải là đặc trưng của một rối loạn tâm thần khác( ví dụ như ám ảnh sợ khoảng trống, rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh về ngoại hình…)

3. Điều trị hội chứng ám ảnh sợ xã hội

  • Liệu pháp tâm lý (liệu pháp nhận thức- hành vi): Liệu pháp nhận thức-hành vi có hiệu quả đối với ám ảnh sợ xã hội. Liệu pháp nhận thức- hành vi liên quan đến việc dạy cho các bệnh nhân để họ nhận thức được và kiểm soát những suy nghĩ lệch lạc và những niềm tin sai lệch của họ cũng như hướng dẫn họ kiểm soát với tình huống gây lo âu
  • Sử dụng thuốc có thể là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc( SSRI): các thuốc này có hiệu qua đối với ám ảnh sợ xã hội và dường như không gây trở ngại cho liệu pháp hành vi nhận thức

.4. Cách phòng ngừa hội chứng ám ảnh sợ xã hội

  • Giảm bớt áp lực công việc, học tập
  • Mở rộng các mối quan hệ xã hội, tăng cường giao tiếp với mọi người xung quanh
  • Học cách thư giãn, tập thiền, yoga
  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày
  • Có thái độ sống tích cực, lạc quan, vui vẻ
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok