XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM VÀ HẬU QUẢ TÂM LÝ
12/01/2023
Xâm hại tình dục dù ở tuổi trẻ em hay trưởng thành đều để lại các hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho nạn nhân, mà cả gia đình, những người thân chung quanh và toàn xã hội. Thêm vào đó, xâm hại tình dục còn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, liên quan tới toàn xã hội.
Các hậu quả để lại do xâm hại tình dục có thể đa dạng, và kéo dài trong suốt cuộc đời, thậm chí để lại dấu ấn qua nhiều thế hệ bởi các ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, giáo dục, việc làm, phạm tội, điều kiện kinh tế của cá nhân nạn nhân, gia đình họ, cộng đồng và toàn xã hội.
Hậu quả của xâm hại tình dục
Các tổn thương do xâm hại tình dục ở giai đoạn trẻ em hoàn toàn không có bất kỳ khuôn mẫu nào. Các hậu quả thay đổi không đồng nhất từ trẻ này sang trẻ khác. Các hậu quả này có thể xuất hiện ngay tức thì, hoặc xuất hiện chậm gây nên các xáo trộn thích ứng trong quá trình phát triển của chúng.
Các biểu hiện tức thì:
– Tình trạng sốc
– Sợ hãi
– Lo âu, căng thẳng
– Cảm giác tự trách
– Các triệu chứng stresse sau sang chấn
– Chối bỏ
– Lú lẫn
– Thu rút
– Đau buồn
Một điều chắc chắn : xâm hại tình dục ở trẻ em là yếu tố nguy cơ quan trọng trong hình thành các rối loạn thích ứng tâm lý xã hội kéo dài tới giai đoạn trưởng thành, gây nên các hậu quả trong đời sống hôn nhân và giáo dục con cái.
Các tổn hại về sau:
Hội chứng rối loạn stress sau sang chấn, chấn thương tâm lý, rối loạn hành vi tình dục là các hậu quả thường gặp nhất do xâm hại để lại.
1/3 trẻ em bị xâm hại có các biểu hiện triệu chứng âm ỉ, không đủ rầm rộ để chẩn đoán phát hiện ( ngưỡng lâm sàng). Điều này được giải thích do nhiều yếu tố:
– Xâm hại ít nghiêm trọng
– Trẻ được nâng đỡ tốt bởi môi trường, giúp vượt qua tình huống nhẹ nhàng
Việc không có các biểu hiện lâm sàng quan sát được ở thời điểm đánh giá có thể làm che dấu, chậm trễ quá trình phát hiện các tổn hại về sau.
Các yếu tố quyết định sự hình thành các hậu quả do xâm hại tình dục
Tính chất xâm hại
Đặc điểm tính cách của nạn nhân
Đặc điểm của gia đình và người chung quanh
Nguồn nâng đỡ sau sang chấn.
Các biểu hiện tâm lý liên quan xâm hại tình dục thay đổi theo từng độ tuổi về sau ở nạn nhân.
Các triệu chứng trầm cảm
Chậm – trì hoãn phát triển tâm lý
Lo âu, sợ sệt, hoài nghi
Giận dữ, gây hấn
Rối loạn thích ứng trong học tập
Rối loạn hành vi tình dục
Thu rút xã hội
Các biểu hiện rối loạn stress sau sang chấn
Các rối loạn cơ thể hóa : tiểu dầm…
Rối loạn hành vi
Triệu chứng phân ly
Thiếu hoặc không tự tin
Các biểu hiện trong giai đoạn thanh thiếu niên
Hành vi phạm pháp
Triệu chứng trầm cảm
Lang thang, bỏ đi
Lo âu, sợ sệt, nghi ngờ
Sử dụng rượu và các chất gây nghiện
Rối loạn stress sau sang chấn
Tham gia băng nhóm bè phái
Hành vi tự hủy
Hành vi tình dục không an toàn
Thiếu tự tin, nhận thức cơ thể không phù hợp
Mang thai sớm
Ý nghĩ và hành vi tự sát
Quan hệ tình dục sớm
Rối loạn hành vi ăn uống ( chán ăn, cuồng ăn)
Nhiễm các bệnh lý lây lan qua đường tình dục
Hành vi thu rút xã hội
Có nhiều bạn tình
Trục trặc trong quan hệ với người thân
Thiếu tính lâu dài và chung thủy trong các mối quan hệ đôi lứa
Rối loạn hành vi tình dục: tiếp tục là nạn nhân hoặc trở thành thủ phạm xâm hại tình dục.
Các biểu hiện vào giai đoạn trưởng thành
Tâm lý và thực thể
Rối loạn thực thể
Hành vi nguy cơ cho sức khỏe: hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng các chất gây nghiện.
Giảm nhận thức về tình trạng sức khỏe thực thể
Thăm khám bác sĩ thường xuyên
Thiếu khả năng nghề nghiệp
Bệnh lý mạn tính
Đau mạn tính
Hành vi tình dục không an toàn ( tình dục không bảo vệ, nhiều bạn tình, v.v)
Hậu quả lên cơ quan sinh dục ( co thắt âm đạo…)
Nguy cơ cao nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục.
Tâm lý
Trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn loạn thần, các rối loạn ám ảnh sợ
Tình trạng phân ly
Rối loạn stress sau sang chấn
Tự hủy
Hành vi tự sát
Lạm dụng rượu và các chất gây nghiện
Trong cuộc sống lứa đôi
Thiếu tin tưởng đối với người khác , bạn đời
Khó xây dựng được mối quan hệ ràng buộc
Xung đột trong gia đình và công việc
Thu rút
Lo sợ, nhút nhát
Cuộc sống vợ chồng không thỏa mãn,
Thiếu tính ràng buộc, ổn định đối với bạn đời
Xung đột với ban đời
Trong vai trò làm cha mẹ
Cho phép mọi thứ
Căng thẳng
rối loạn trong thiết lập mối quan hệ với con cái.
Trong giai đoạn mang thai
Sinh sớm,
Tái phát các dấu hiệu stress sau sang chấn
Trầm cảm sau sinh
DÀNH CHO NGƯỜI THÂN, NHỮNG NGƯỜI HỖ TRỢ NẠN NHÂN
Xâm hại tình dục ở trẻ em là một vấn nạn y khoa, xã hội và giáo dục không thể xem thường. Trẻ em bị xâm hại thường có nguy cơ phát triển các rối loạn về sau
– Nguy cơ mang rối loạn stress sau sang chấn cấp 7
– Nguy cơ nghiện chất gấp 9
– Nguy cơ rối loạn nhân cách, đặc biệt nhân cách ranh giới chiếm 8.5 hơn dân số chung
Do đó, trẻ càn được quan tâm, dìu dắt, bởi gia dình và đội ngũ y tế một cách thích hợp nhằm hạn chế các hậu quả nghiêm trọng do hành vi xâm hại gây nên.
Những lưu ý dành cho người thân và các tổ chức khi làm việc với trẻ em bị XHTD
• Khi giúp đỡ trẻ luôn có 2 người: 1 nam, 1 nữ
• Không quá tập trung vào việc thu thập thông tin
• Không để nhiều người vây quanh trẻ
• Không làm trẻ bối rối hoặc đặt câu hỏi tại sao, câu hỏi mở về những điều trẻ (nhỏ tuổi) nói
• Không bao giờ đổ lỗi cho trẻ về trường hợp bị XH
• Không nên đứng về phía bên nào (ngay cả dùng lời lẽ thóa mạ kẻ XH) để đưa ra nhận xét
• Không hứa những điều không chắc chắn
• Nếu kẻ xâm hại các em gái là nam giới thì tuyệt đối người tham vấn không thể là nam giới, vì nam giới có thể thiếu sự nhạy cảm giới tính dẫn đến làm tổn thương trẻ. Ngoài ra bản thân trẻ sẽ phóng chiếu kẻ xâm hại vào chính người trợ giúp.
Các quy tắc phòng chống nguy cơ bị XHTD
• Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.
• Không ở trong phòng kín một mình với người lạ.
• Không nhận tiền, quà hoặc nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do.
• Không đi nhờ xe người lạ.
• Không để cho người lạ đến gần đến mức họ có thể chạm tay vào người mình.
• Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình.
• Không nói chuyện điện thọai với người lạ là mình đang ở nhà một mình.
Những chỉ dẫn giúp trẻ tránh nguy cơ bị động chạm không an toàn, bị XHTD?
– Đứng ngay dậy
• Nhìn thẳng vào kẻ định sàm sỡ
• Lùi ra xa đủ để không cho họ với tay được đến mình.
• Nói to/hét to và kiên quyết : Không ! Hãy dừng lại ! Tôi không cho phép ! Tôi không muốn ! Nếu không dừng lại, tôi sẽ mách với mọi người …Có thể nhắc lại.
• Bỏ đi ngay
• Kể ngay với những người tin cậy. Nếu người thứ nhất chưa tin lời em thì kể với người thứ hai, nếu người thứ hai chưa tin thì kể cho người thứ ba,… cho đến lúc có người tin và giúp đỡ.
• Nếu em bị XHTD, hãy cùng người lớn đến cơ sở y tế và các trung tâm tư vấn tâm lý để được hỗ trợ
Cách thức tìm hiểu/điều tra trẻ bị XH
• Quan sát các biểu hiện của trẻ: trang phục, cách nói, cách ngồi, các biểu cảm nét mặt.
• Sử dụng các câu hỏi mở với trẻ lớn để trẻ dễ phát biểu ý kiến hoặc bày tỏ quan điểm. Sử dụng câu hỏi đóng đối với trẻ nhỏ dưới 10 tuổi.
• Có thể để trẻ vẽ tranh, nặn đất, phát biểu cảm tưởng về một nhân vật hoặc một vấn đề hoặc NTV sử dụng các bài tập/trò chơi.
• Hãy nhớ rằng trẻ em không phải là người có lỗi khi bị XHTD và phải luôn nói với trẻ điều này.
Những yêu cầu đối với người giúp đỡ
– Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ dù nội dung câu chuyện là gì.
– Không phủ nhận khi trẻ kể chuyện bị XH. Hãy nói với trẻ là bạn tin tưởng trẻ, rằng trẻ không có lỗi, khẳng định rằng trẻ đã rất dũng cảm khi nói ra sự việc.
– Kiềm chế xúc cảm của bản thân (sự giận dữ của bạn đối với kẻ xâm hại có thể làm trẻ hoảng sợ).
– Nhạy cảm đối với thái độ của trẻ.
– Không ép buộc trẻ nói nếu trẻ chưa sẵn sàng kể lại sự việc. Có thể phải nói với trẻ về việc tiết lộ bí mật để được giúp đỡ.
– Tự thu thập thêm thông tin.
– Ghi lại chính xác những gì đối tượng nói.
– Lưu ý về hội chứng Stockhom đối với trẻ bị người thân LD
Liệu Pháp TÂM -THỂ PERG® sẽ giúp bạn CÂN BẰNG CHUYỂN HOÁ nhanh nhất những CẢM XÚC TIÊU CỰC của con bạn. Đến với PERG, với sự tư vấn hỗ trợ của các chuyên gia,con bạn sẽ hiểu rõ hơn về bản thân, các tác nhân gây ám ảnh về XHTD cũng như chữa lành, giúp con trở lại trạng thái tốt nhất khi chưa xảy ra sự việc cũng như cách phòng tránh, tự bảo vệ bản thân trong tương lại, tránh để lại hậu quả tâm lý khi con trưởng thành.
Đọc thêm: sốc tâm lý sau tai nạn (tamlyperg.vn)
……………..
CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam
Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785
LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G
GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!
Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây: