TỰ KỶ HAY RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN
19/09/2020
Cách đây vài hôm, chúng tôi nhận một inbox gửi đến nhờ tư vấn về một trường hợp của một bé học sinh tại Việt Nam có vấn đề với việc phát âm (nói). Câu chuyện có thật về tự kỷ rối loạn phát triển.
“…Không phải là bé không nói. Nhưng nói bập bẹ và nói không thành tiếng, chẳng nghe gì cả…mỗi lần bảo nói là không nói…lâu lâu…thích thì mới nói một lần. Nói suốt ngày không thành tiếng. Nghe không được chữ nào cả…Hồi trước bé được đi học mẫu giáo. Sau đó chuyển qua học can thiệp và đi học hàng ngày…
Đi khám tai họng lưỡi các kiểu. Bác sĩ chẩn đoán vẫn nói không vấn đề gì cả…Khắp nơi, các bác sĩ bảo là chậm nói bình thường thôi…Hành vi bé rất bình tường, không tăng động cũng không trầm cảm bao giờ…Bố Mẹ đôi khi có cãi nhau…nhưng thật sự ba mẹ bé hạnh phúc…
Bố là chồng thứ 2 của mẹ. Nhưng bố rất tốt. Nhiều lúc mẹ bé còn phải nói với bé là “phải may mắn lắm, kiếp trước tốt lắm mới gặp được bố!!!…”
Chúng tôi chỉ ghi nhận được một số tin nhắn như thế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chi tiết cần phải tham khảo thêm, trước khi có lời chia sẻ hay tư vấn (!)
Nếu được trực tiếp khám và chẩn đoán cho bé, chúng tôi sẽ biết ngay tác nhân gây trở ngại liên quan đến vấn đề phát âm của bé.
Nhân câu chuyện này, chúng tôi hồi tưởng đến một ca lâm sàng cách đây 7 năm (2013). Trường hợp của hai bé: Bé trai 9 tuổi học lớp 4 và bé gái 6 tuổi học lớp một – theo hệ thống giáo dục học đường của Đức. Hai bé mang quốc tịch Đức, vì sinh ra tại Đức. Mẹ là người Đức gốc Ba Lan. Cha là người Ba Lan.
Người mẹ cho biết rằng: Hai bé đi học bình thường như các trẻ em khác. Trình độ học trung bình. Nói năng bình thường. Bổng dưng khi bé trai vào lớp 4 và bé gái vào lớp 1 thì có vấn đề phát âm.
Ban đầu nói ấp úng rồi nói không ra chữ và cuối cùng không phát âm được nữa!
Nhà trường đề nghị đưa bé đi khám. Trước tiên là bác sĩ nhà rồi được chuyển đến bác sĩ nhi đồng. Rồi được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng; xong đến bác sĩ nội khoa. Kết quả chẩn đoán cho thấy: Các chức năng sinh-vật lý của hai bé đều ổn định, không có dấu hiệu chấn thương hay tổn thương bẩm sinh hay hậu chứng nào ở các giác căn.
Kế đến hai bé được chuyển đến các chuyên gia tâm lý tự kỷ rối loạn phát triển để chẩn trị. Kết quả cho thấy: không có triệu chứng nào nằm trong danh sách ghi nhận những biểu hiện của hội chứng tự kỷ rối loạn phát triển
Cuối cùng, hai bé được chuyển sang chuyên gia Logopadie (liệu pháp tập nói và phát âm) thuộc khoa Giáo dục đặc biệt để can thiệp.
Gần một năm vẫn không cải thiện được triệu chứng không nói hay phát âm. Và điều này dẫn đến việc tạm dừng việc học của hai bé.
Được người quen giới thiệu đến chúng tôi. Với niềm hy vọng lớn rằng: Năng Lượng Tâm Thể Liệu Pháp PERG® có thể giúp hai bé nói trở lại.
Đây là ca lâm sàng đầu tiên của liệu pháp PERG® về mảng này sau khi PERG® được Cục Bảo Vệ Phát Minh và Thương Hiệu công nhận bản quyền và thương hiệu ngày 11.06.2012.
Chúng tôi áp dụng quy trình chuẩn của liệu pháp PERG® để khám chẩn đoán và trị liệu, giúp tìm tác nhân gây tự kỷ rối loạn phát triển ở trẻ nhỏ.
Trước tiên là khám chẩn đoán xem triệu chứng không nói được do Sinh – Vật – Lý (thân) hay Tâm – Lý (tâm thức) gây ra?
Kết quả: Do tâm lý gây ra
Khám chẩn đoán tìm tác nhân tâm lý gây ra triệu chứng không nói của hai bé
Kết quả: Cả hai bé đều có cùng tác nhân: Tình thương liên quan đến Cha mẹ
Khi nghe nói đến đây, hai bé nhìn nhau. Người anh cầm chặt hai bàn tay của em gái, cả hai thân người run lật bật, ánh mắt nhìn nhau, thút thít mếu máo, xong cúi đầu nhìn xuống đất, nước mắt chảy nhỏ giọt xuống đất…! Rồi lên tiếng “Baaa…Mẹẹẹ…kính yêu! Xin đừng bỏ chúng con một mình!”
Người mẹ quá xúc động, đứng vụt lên, rời ghế ngồi, đến ôm choàng hai đứa con và nức nở khóc…!
Chúng tôi im lặng và để cho ba mẹ con ôm nhau khóc trút hết những cảm xúc bị đè nén bấy lâu nay!
Một lúc lâu sau, người Mẹ thôi ôm hai đứa con, trở lại ghế ngồi rồi nói:
“Thưa Thầy, tôi đã ly dị người chồng trước vì chúng tôi bất đồng ý kiến trong nhiều vấn đề, và nhất là thường cãi nhau to tiếng trước mặt con cái. Lúc đó hai cháu mới 4 và 2 tuổi. Hai năm sau tôi mạnh dạn đi thêm bước nữa. Người chồng sau này là người cùng quê Ba Lan như gia đình tôi. Anh ấy đến Đức để lập nghiệp. Thời gian đầu chúng tôi rất hạnh phúc. Hai cháu cũng rất yêu thương người Cha thứ nhì.
Cách đây khoảng hai năm, anh ấy bị gia đình bên Ba Lan gọi về nước để chăm lo cho người mẹ mắc bệnh nặng, và cha anh cũng đau ốm rồi lâm vào tình trạng thất nghiệp. Anh còn mấy đứa em nhỏ đang đi học. Kể từ đó, chúng tôi rất thường tranh cãi về vấn đề này. Rốt cuộc cách đây hơn một năm rưỡi, anh bất chấp tất cả và muốn ly hôn với tôi để trở về nước. Và đề tài chính trong cuộc sống gia đình luôn liên quan đến vấn đề ly hôn – bất chấp mọi yêu cầu tha thiết của hai cháu là muốn Cha ở lại với chúng, vì chúng rất thương anh ấy.
Sau nhiều lần cãi nhau to tiếng, các cháu chỉ biết chạy vào phòng trốn và không muốn nói chuyện với chúng tôi nữa.
Mặc dù chuyện ly hôn chưa đến đâu, nhưng anh vẫn quyết định quay lại với gia đình. Và bỏ ba mẹ con chúng tôi cho đến nay…không có liên lạc gì với nhau cả.
Ban đầu, hai cháu thỉnh thoảng có hỏi đến Cha “sao Ba bỏ chúng con đi vậy mẹ! Và không có liên lạc gì với mình nữa!” Tôi cũng tìm cách giải thích cho các cháu biết sự tình…
Kể từ đó, hai cháu nói lầm bầm đến không ra lời rồi sau đó không nói nữa!
Như tôi đã trình bày ban đầu rồi đấy! Hai cháu được chẩn khám điều trị mọi cách, nhưng vẫn không hết. May quá, được một người Ba Lan quen biết và cũng là một bệnh nhân trầm cảm nặng nhiều năm, đã tự tử hai (2) lần nhưng được cứu thoát. Trị liệu theo tâm lý trị liệu Tây phương các kiểu mãi vẫn chưa được chữa lành. Cuối cùng anh ấy đã được liệu pháp PERG® do Thầy phát minh chữa khỏi chỉ trong vòng vài tuần, không một viên thuốc và phương tiện gì cả (!). Anh ấy đã giới thiệu ba mẹ con chúng tôi đến đây nhờ Thầy cứu giúp!
Oh! Mà thật lạ! Lúc nãy Thầy có nghe hai cháu nói gì không nhỉ? Còn tôi nghe rất rõ là chúng khóc và cùng nhau nói: “Ba mẹ kính yêu! Xin đừng bỏ chúng con một mình!”. Có phải vậy không Thầy! Hay tôi nghe nhầm!…”
Cô nói đến đây, thì hai bé đứng lên tiến về phía Mẹ, ôm choàng Mẹ rồi bé gái nói nhưng còn khó khăn: “Không phải đâu mẹ! Chúng con nói thật đó, mẹ à! Từ lúc Ba Mẹ cãi nhau, có ý định ly hôn và không nghe những yêu cầu của chúng con nữa, thì chúng con trốn trong phòng, và nói với nhau là “mình không nên nói gì nữa! Vì cha mẹ đâu có nghe và thương anh em mình đâu!…” Bé gái nói đến đây thì ngưng tiếng…
Bé trai tiếp lời “…cho nên mỗi lần Ba Mẹ lớn tiếng, chúng con bịt hai tai và nói với nhau “Không nói không nói không nói…”. Bé trai gặp khó khăn lúc phát âm…nhưng gắng thêm một câu: “Chúng con muốn có Ba Mẹ! Chừng nào cha trở lại Đức vậy Mẹ!” …rồi khóc nức nở…
Người mẹ quá xúc động, ôm hai con vào lòng thật chặt rồi nói với hai bé: “mẹ hiểu rồi! Mẹ tìm cách nhờ người liên lạc với cha để nhắn tin cha trở lại với gia đình, với mẹ và hai con…Các con yên tâm. Mẹ hứa chắc chắn…!”
Cô hướng đôi mắt tỏ ra ngạc nhiên về phía chúng tôi rồi hỏi:
“Sao kỳ lạ vậy Thầy? Có thật là khi hai cháu luôn có ý định không nói vì những lần to tiếng cãi nhau của chúng tôi thì sau đó không thể nói được nữa?”
“Chính xác như vậy! Khi một ai đó có ý định nghĩa là có tác ý ví dụ như không muốn thấy – không muốn nghe – không muốn nói, giống như hình ảnh biểu tượng ba (3) con khỉ bịt mắt – bịt tai – bịt miêng vậy.
Đây là những động thái tiêu cực rất sai lầm của một quan điểm nhân sinh quan nào đó! Tuy nhiên, ý định hay còn gọi là sự tác ý biểu hiện ra hành động này có nguy cơ lớn làm tổn thương các giác căn – trong khi chức năng hoạt động của nó đang bình thường và tốt (!)
Ở điểm này, chúng tôi đề nghị các bạn hãy bỏ ngay 3 biểu tượng này! Nó chỉ mang đến tính tiêu cực và bệnh hoạn mà thôi!
THÂN NGƯỜI KHÓ ĐƯỢC và RẤT QUÝ
Tại sao, ta lại bịt hay ngăn chặn các giác căn lại! Không để cho nó thoải mái hoạt động!
Có biết bao người không may bị mù – bị điếc – bị câm muốn tháy được ánh sáng, muốn nghe những điều tốt đẹp, muốn NÓI những điều tích cực lành thiện…mà không được!
Vậy thì vì cớ gì phải bịt kín ba giác căn này lại! Có phải là một hành động thiếu suy nghĩ, xúc phạm đến những người khuyết tật và điên rồ hay không?
Cũng như thế! Ý định không muốn nói của hai bé trong một thời gian khá lâu đã kích hoạt não bộ – cài đặt lập trình “Không nói” vào hệ Thần kinh trung ương, và từ đó hệ Thần kinh thực vật được chỉ định “Khóa chức năng thanh quản – Không cho nói nữa nữa!”.
Vì thế cho nên, các bác sĩ tai – mũi – họng hay các chuyên gia chuyên khoa không có phương pháp khám chẩn đoán tìm ra tác nhân của triệu chứng để áp dụng phương pháp phù hợp cho việc trị liệu.
Kể cả ngành Giáo dục đặc biệt, ở trường hợp này là khoa tập Nói, có cố gắng mãi vẫn không thành công, là thế!”
Sau đó, hai bé đã được chúng tôi đồng hành và hướng dẫn thao tác Kích hoạt não bộ – Cài đặt lập trình chuyển hóa tác ý tiêu cực gây ra triệu chứng không nói.
Lạ thay, cơ địa của hai bé đã trả lời cho biết liệu trình thực tập ở nhà chỉ có 3 ngày và mỗi ngày 2 lần!
Điều này chứng tỏ ý chí của hai bé rất mạnh mẽ. Không nhất thiết có liệu trình nhiều ngày.
Bởi hai bé đã giúp nhận ra được tác nhân chính xác gây triệu chứng gây triệu chứng không nói. Đồng thời được người mẹ chấp nhận cũng như hết lòng giải quyết: Để cha trở lại với gia đình cùng sống hạnh phúc bên mẹ và hai anh em (!)
Những chia xẻ bên trên đều có nội hàm trong 4 câu và 14 chữ CHÂN NGÔN của Năng Lượng Tâm Thể Liệu Pháp PERG®, giúp các cha mẹ sớm nhận ra các triệu chứng của tự kỷ rối loạn phát triển để có các biện pháp can thiệp sớm hơn, mang lại hạnh phúc trọn vẹn cho gia đình và người thân.
Thương kính chúc các Bạn cùng thân quyến THÂN TÂM THƯỜNG LẠC!
Lão VÔ TÍCH SỰ ĂN MÀY KHỜ KHẠO VÔ NÃO
CÔNG TY TÂM LÝ P.E.R.G
Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785
LIỆU PHÁP TÂM LÝ P.E.R.G
GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!
Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm lý PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây: