Trẻ có xu hướng tự làm hại: Những hy vọng nỗi đau thể xác làm “làm dịu” nỗi đau tinh thần?!

  22/05/2024

Hành vi tự hại là một trong những tình trạng thường xuất hiện ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Ở độ tuổi này, các em đang trong quá trình trưởng thành và phát triển, nếu gặp nhiều các biến cố, áp lực hoặc tiếp xúc với môi trường sống không tích cực có thể khiến tâm lý trẻ không được ổn định. Với suy nghĩ không tỉnh táo, trẻ dễ có xu hướng tự hại bản thân để giải tỏa tinh thần. Hãy cùng Tâm lý PERG tìm hiểu về xu hướng tự làm hại của trẻ và làm thế nào để giúp trẻ vượt qua thông qua bài viết dưới đây!

Trẻ có xu hướng tự hại là gì?

Hành vi tự hại (hay deliberate self-harm – DSH) là hành động cố ý gây tổn thương trực tiếp đến cơ thể trẻ, ví dụ như cắt, đốt, gãi, cắn, tự đánh, hoặc đập đầu. Mặc dù hành vi này không nhằm mục đích tự tử (khác với các hành vi tự tử), nó vẫn gây ra những thương tích nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Hành vi tự hại thường liên quan đến rối loạn nhân cách ranh giới và phổ biến ở thanh thiếu niên, hoặc những người có khuyết tật về trí tuệ và phát triển.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, hành vi tự hại xuất hiện nhiều ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ vị thành niên và thanh niên có hành vi tự hại là 7,5{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03}.

Nghiêm trọng hơn, các hành vi tự hại có xu hướng dày đặc, kéo dài hơn và nhiều hình thức làm tổn thương bản thân hơn.

Dấu hiệu và triệu chứng trẻ có xu hướng tự hại

Trong vòng một năm trở lại đây, trẻ có ít nhất 5 ngày thực hiện hành vi tự làm tổn thương cơ thể (chẳng hạn như cắt tay, đốt, tự đánh đập, gãi mạnh, đập đầu) với ý định chỉ gây tổn thương ở mức độ nhẹ hoặc trung bình (tức là không có ý định tự tử).

Cha mẹ hãy chú ý đến những hành vi bất ổn của con cái, trẻ thường sẽ có xu hướng nhốt mình, thường xuyên buồn bã, ngại tiếp xúc với người khác và đặc biệt xuất hiện những vết bầm bất thường.

Hành vi tự hại liên quan đến ít nhất một trong những điều sau đây:

 

  • Những khó khăn trong mối quan hệ hoặc cảm giác/suy nghĩ tiêu cực (như trầm cảm, lo lắng, căng thẳng, tức giận, đau khổ hoặc tự chỉ trích) thường xuất hiện trước khi thực hiện hành vi tự hại;
  • Có khoảng thời gian bận tâm đến hành vi dự định và khó kiểm soát trước khi thực hiện hành vi tự hại
  • Thường xuyên nghĩ về việc tự làm tổn thương bản thân, dù không thực hiện hành vi đó.
  • Hành vi tự hại không bị xã hội phê phán, chẳng hạn như xỏ khuyên trên cơ thể, xăm mình, hoặc các nghi lễ tôn giáo/văn hóa, và không bị hạn chế ở việc cạy vảy hoặc cắn móng tay.

Hành vi tự hại không phải là biểu hiện của các giai đoạn loạn thần, mê sảng, ngộ độc chất gây nghiện hoặc cai nghiện, và không nằm trong các triệu chứng của một rối loạn tâm thần hoặc bệnh lý khác (như rối loạn tâm thần, rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn phát triển trí tuệ/khuyết tật trí tuệ,…). Đối với những người mắc rối loạn phát triển thần kinh, hành vi này không phải là một phần của khuôn mẫu lặp đi lặp lại.

Tại sao trẻ lại muốn tự làm hại bản thân?

Mỗi người đều có những lý do khác nhau khiến họ cảm thấy căng thẳng và lo lắng. Đặc biệt ở độ tuổi trưởng thành, tâm hồn trẻ vô cùng nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Một số trẻ thanh thiếu niên có thể giải quyết những cảm xúc tiêu cực này bằng cách trò chuyện với bạn bè hoặc gia đình, trong khi những người khác cảm thấy áp lực quá lớn để có thể chia sẻ, hay họ cảm thấy ngại chia sẻ. Khi một người không thể bày tỏ cảm xúc hoặc không muốn thảo luận về những điều khiến họ đau khổ, tức giận hoặc khó chịu, áp lực có thể bị đè nén theo thời gian, dẫn đến trạng thái quá tải. Khi áp lực trở nên quá mức chịu đựng, họ có thể chuyển sang các hành vi tiêu cực hơn như sử dụng chất kích thích hoặc các hành vi tự hại để giải phóng những cảm xúc bị kìm nén. Những hành vi này thường xuất hiện khi họ cảm thấy quá căng thẳng, đau khổ, lo lắng hoặc chán nản.

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể tự làm hại chính mình. Các em thường xem xu hướng tự hại bản thân như một cách để “thoát khỏi sự đau đớn, giận dữ và tổn thương” do áp lực từ cuộc sống. Họ thực hiện điều này vì không biết cách khác để đối phó và cảm thấy không còn lựa chọn nào khác. Hành vi tự hại ở thanh thiếu niên không chỉ là cách đối phó với những áp lực bên ngoài, mà còn là cách giải tỏa căng thẳng, thể hiện nỗi đau hoặc quên đi những trải nghiệm tổn thương trong quá khứ. Một số thanh thiếu niên cảm thấy tội lỗi và tự hại để trừng phạt chính mình.

Hành vi tự hại có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Áp lực học tập
  • Xảy ra biến cố lớn trong gia đình chẳng hạn như người thân qua đời, gia đình không hạnh phúc
  • Trải qua những tổn thương trong chuyện tình cảm
  • Bị lạm dụng hoặc bị bạo lực học đường
  • Gặp tai nạn, biến cố trong sức khỏe hoặc sang chấn tâm lý
  • Cảm thấy cô đơn, thiếu tình yêu thương hoặc thiếu sự tự tin, lòng tự tôn thấp

Tuy nhiên, nhiều người có một vài nhầm lẫn đối với hành vi tự hại ở trẻ, dẫn đến những cái nhìn tiêu cực và chỉ trích họ. Chẳng hạn:

  • “Tự làm hại bản thân là để thu hút sự chú ý của người khác”

Đây là một trong những hiểu lầm phổ biến về hành vi tự hại ở trẻ. Thực tế, nhiều người tự làm tổn thương bản thân nhưng vẫn muốn giấu diếm và không muốn tiết lộ điều này với bất kỳ ai trong một thời gian dài, kể cả với người thân cận. Họ có thể cảm thấy xấu hổ hoặc sợ hãi khi phải nói ra, bởi việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác có lẽ là điều khó khăn đối với họ. 

  • “Tự làm hại bản thân là hành vi ngu ngốc”

Một số người coi trẻ có xu hướng tự hại như một phần của “văn hóa nổi loạn” trong các nhóm thanh thiếu niên (như goth hoặc emo) hoặc cho rằng đó là “tuổi trẻ nông nổi”. Mặc dù có nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa tự hại và văn hóa nhóm, nhưng bằng chứng này không đủ thuyết phục để kết luận rằng tự hại là một phần của một nền văn hóa cụ thể.

  • “Người tự làm hại mình thích cảm giác khi thực hiện hành vi tự hại”

Một số người tin rằng những người tự hại bản thân thích thú với nỗi đau hoặc rủi ro liên quan đến hành vi đó. Thực tế, không có bằng chứng nào cho thấy những người tự hại cảm nhận sự đau đớn khác với người khác cũng không phải bởi họ thích cảm giác được làm đau bản thân. Đa số họ cảm thấy vô cùng đau khổ trước nỗi đau này. Một số người tự hại để cảm nhận bất kỳ cảm giác nào, để nhắc nhở họ rằng họ vẫn còn sống, ngay cả khi điều đó rất đau đớn. Số khác có thể coi việc tự hại như một sự trừng phạt cho những cảm giác tội lỗi hoặc họ tự cảm thấy bạn xứng đáng bị như vậy.

  • “Trẻ thực hiện hành vi tự hại là để tự tử”

Hành vi tự hại thường bị hiểu nhầm là một cách để cố gắng tự tử. Tuy nhiên, điều này không đúng với tất cả các trường hợp. Một số người tự hại để cố gắng kết thúc cuộc sống, trong khi số khác coi đó như một cách để đối phó với cảm xúc và hoàn cảnh khó khăn, một phương pháp để giữ lại sự sống và vượt qua thử thách.

Trẻ có xu hướng tự hại – àm thế nào để vượt qua tâm lý và yêu thương bản thân hơn?

Thực hiện các hành vi lành mạnh giúp giải tỏa tinh thần

Khi trẻ muốn tự làm hại bản thân, bạn có thể thực hiện các hành vi lành mạnh và tích cực hơn để giúp kiểm soát cảm xúc và giảm thiểu mong muốn tự gây tổn thương. Một số hoạt động có thể hữu ích bao gồm:

Viết ra những suy nghĩ và cảm xúc khiến bạn cảm thấy đau khổ; sau đó vò nát trang giấy, xé rách hoặc vứt đi như một cách để buông bỏ những cảm xúc tiêu cực đó.

  • Giải tỏa căng thẳng thông qua việc nghịch các món đồ giải trí có tính đàn hồi như quả bóng, đất nặn, slime, đồ chơi đàn hồi,…
  • Hét thật to hoặc đập vào gối/đệm: Đây là một cách giúp giải phóng cảm giác giận dữ hoặc căng thẳng.
  • Thực hành hít thở sâu hoặc thiền định, yoga: Hít thở sâu hoặc thiền giúp bạn lấy lại bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
  • Đi dạo: Rời khỏi không gian hiện tại và đi dạo có thể giúp bạn tránh xa các yếu tố gây kích thích và cho bạn thời gian để thư giãn. Đi dạo cũng giúp bạn thay đổi không khí, cảnh vật nhờ đó, tâm trạng bạn cũng có thể trở nên tốt hơn.
  • Tạo ra nhiều tiếng ồn: Chơi nhạc cụ hoặc đơn giản là đập vào nồi và chảo có thể giúp giảm căng thẳng.
  • Viết nguệch ngoạc hoặc vẽ trên một tờ giấy lớn bằng bút màu hoặc bút đỏ để giải tỏa cảm xúc.
  • Gọi cho người thân hoặc bạn bè: Trò chuyện với người thân hoặc bạn bè, ngay cả khi không nói về việc tự làm hại bản thân, có thể giúp bạn cảm thấy kết nối hơn.
  • Tham gia vào hoạt động sáng tạo: Ghép các màu sắc để thể hiện tâm trạng của bạn hoặc sáng tạo những thứ nhắc nhở bạn về những điều mình yêu thích.
  • Nghe nhạc hoặc xem phim yêu thích: Hoạt động này có thể giúp bạn thư giãn và tập trung vào những điều tích cực hơn.

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh

Nếu bạn đang gặp khó khăn về tâm lý hoặc đã thực hiện hành vi tự hại, đừng ngần ngại yêu cầu sự giúp đỡ bất cứ lúc nào và bằng bất cứ cách nào bạn cần. Bạn cần nhớ rằng, việc thể hiện cảm xúc không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, mà là biểu hiện của việc bạn đang chịu trách nhiệm cho sức khỏe của mình và hành động để bảo vệ nó. Việc cố gắng giải quyết tất cả một mình là không sai, tuy nhiên, không phải bất kể việc gì bạn cũng có thể làm được mà cần tới sự giúp đỡ của người xung quanh. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi mô tả những cảm xúc của mình, hãy cố gắng sử dụng nhiều từ để diễn đạt những gì bạn đang trải qua. Có thể họ không thể giúp bạn giải quyết được hết các vấn đề, nhưng chắc chắn khi bạn nói ra hết những điều này có thể khiến tâm trạng bạn nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

Trò chuyện là một cách để giải quyết những vấn đề và cảm giác khó chịu trong lòng bạn. Việc cảm thấy được lắng nghe có thể mang lại cho bạn cảm giác được hỗ trợ và giúp bạn tìm ra hướng giải quyết. Điều quan trọng là bạn cần chia sẻ với ai đó mà bạn tin tưởng và cảm thấy an tâm, vì họ sẽ có khả năng giúp đỡ bạn hiệu quả hơn.

Nếu bạn thấy khó khăn trong việc trực tiếp nói về vấn đề của mình, bạn có thể chọn viết thư hoặc gửi email để truyền đạt cảm xúc. Bạn cũng có thể nhờ một người bạn đáng tin cậy nói chuyện thay cho bạn với người mà bạn cảm thấy thoải mái. Hãy nói rõ rằng bạn đang cần sự giúp đỡ. Bạn không nhất thiết phải cung cấp chi tiết về cách bạn đã tự hại bản thân và cũng không cần phải chia sẻ những điều bạn cảm thấy không thoải mái. Thay vào đó, hãy tập trung vào cảm xúc và suy nghĩ dẫn đến hành vi tự hại, thay vì chi tiết cụ thể của hành vi.

Tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia, bác sĩ tâm lý. Họ là những người có hiểu biết trong lĩnh vực tâm lý, bên cạnh việc lắng nghe bạn, họ cũng sẽ đưa ra cho bạn rất nhiều những lời khuyên và biện pháp hữu ích giúp bạn có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này một cách hiệu quả.

Đừng cảm thấy lo lắng hay ngần ngại khi gặp bác sĩ tâm lý, sẽ không ai chê cười bạn vì bạn đang gặp các vấn đề tâm lý nếu họ thực sự thấu hiểu và cảm thông cho bạn. Đừng tự ti bởi trên thế giới này, còn rất nhiều người mong muốn được giúp đỡ bạn.

Trẻ có xu hướng tự hại chính mình là một hành vi nguy hiểm đến cơ thể của các em. Chính vì thế, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến những hành động, cử chỉ và tâm lý của con một cách tích cực nhằm phát hiện những điểm bất thường của trẻ. Tình yêu thương, sự lắng nghe và quan tâm của cha mẹ và những người xung quanh, chắc chắn sẽ giúp trẻ trở nên tích cực.

Trên đây là những chia sẻ của Tâm lý PERG về biểu hiện của trẻ có xu hướng tự hại. Nếu nhận thấy bản thân, người thân, bạn bè đang có xu hướng tự hại bản thân hoặc có triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến tâm lý cần đưa họ đến gặp bác sĩ tâm lý ngay để được tư vấn và điều trị. Trên hết, sự đồng cảm, quan tâm, lắng nghe đến từ gia đình và bạn bè là động lực quan trọng giúp bệnh nhân có thể cải thiện bệnh tốt hơn.

____________

CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Fanpage: PERG hỗ trợ điều trị TRẦM CẢM , RỐI LOẠN LO ÂU

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok