TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA TRẦM CẢM ĐỐI VỚI SỰ TRÌ HOÃN
31/07/2021
Sự trì hoãn là một trong những biểu hiện thường xuyên xuất hiện đối với người trầm cảm. Trì hoãn trong công việc, hay trì hoãn trong các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày. Sự trì hoãn, thực tế, rất dễ gây ức chế đối với người trầm cảm.
Sự trì hoãn ảnh hưởng lớn đến tiến độ công việc và học tập, từ đó làm gia tăng các triệu chứng của trầm cảm. Bản thân họ, khi nhận thức được những ảnh hưởng tiêu cực đó, sẽ cảm thấy mình vô dụng, trách móc và nghi ngờ khả năng của bản thân.
Vậy mối liên hệ giữa sự trì hoãn và trầm cảm được nhìn nhận như thế nào?
Sự trì hoãn xuất hiện khi người trầm cảm mất hứng thú với cuộc sống xung quanh
Một người trầm cảm thường mất động lực và sự hứng khởi với những thú vui, sở thích trước đây của họ. Vì vậy, họ thường đắn đo trước khi bắt tay vào thực hiện hoạt động đó. Kể cả khi họ đã lên kế hoạch cụ thể, có dự định và dành thời gian cho những việc mà họ từng yêu thích thì nỗi bất an, lo lắng rằng bản thân họ không còn yêu thích công việc đó sẽ khiến họ chùn bước.
Sự trì hoãn trong việc giải quyết vấn đề có thể làm các triệu chứng trầm cảm trở nên trầm trọng hơn
Đối với những cảm xúc tiêu cực, căng thẳng, cảm thấy khó đương đầu ta thường chọn cách né tránh mà không trực tiếp đối diện và giải quyết vấn đề. Đó là một trong những cách làm không thông minh, dễ đẩy ta vào trạng thái trầm cảm. Bạn có chắc rằng nếu dùng lý trí để đè nén cảm xúc đó xuống, ngó lơ những vấn đề đang xảy ra với tâm lý của chính mình thì mọi việc sẽ được giải quyết không? Chắc chắn điều đó sẽ làm bạn cảm thấy day dứt, luôn bận tâm và luẩn quẩn, khó thoát khỏi tâm trạng bất ổn đó. Ngược lại, trầm cảm cũng sẽ khiến một con người trở nên tê liệt cảm xúc, phản ứng chậm với các sự việc xảy ra xung quanh. Do đó, làm giảm khả năng nhận diện và giải quyết vấn đề.
Trì hoãn xuất phát từ việc người trầm cảm gặp khó khăn khi sắp xếp cuộc sống, lên kế hoạch
Người trầm cảm thường cảm thấy bối rối khi phải sắp xếp trật tự khi có nhiều công việc và nhiều yêu cầu đưa ra. Đi chợ, ra ngân hàng, chế biến thức ăn, dọn dẹp nhà cửa,….họ sẽ trở nên căng thẳng, hoang mang vì không biết nên làm gì trước tiên và sắp xếp như thế nào hợp lý. Bởi họ không thể suy nghĩ rành mạch, rõ ràng khiến việc lên kế hoạch, sắp xếp công việc trở thành thách thức không hề nhỏ. Do đó, việc từ chối bắt đầu một công việc là hậu quả của việc không lên kế hoạch về các nhiệm vụ của người trầm cảm.
Sự thu mình với cuộc sống bên ngoài dẫn đến trì hoãn công việc, đặc biệt khi công việc đòi hỏi giao tiếp
Một hệ quả dễ thấy của người trầm cảm, đặc biệt đối với người trầm cảm lâu năm là biểu hiện tự cô lập bản thân, giảm các hoạt động có tính tương tác cộng đồng. Khi công việc đòi hỏi phải thực hiện thông qua giao tiếp, người trầm cảm sẽ cảm thấy khó khăn vì họ luôn mong muốn được ở một mình. Nhưng nghĩa vụ phải hoàn thành công việc sẽ thúc đẩy họ. Do đó, mâu thuẫn trong suy nghĩ hình thành, bản thân họ lưỡng lự trong việc bắt đầu, dẫn đến trì hoãn.
Thậm chí, ngay cả việc liên hệ với chuyên gia, bác sĩ tâm lý cũng là điều khó khăn đối với họ. Mặc dù nhận thức được tình trạng của mình, hiểu được chỉ khi chia sẻ vấn đề bản thân mới được hỗ trợ tốt nhất. Nhưng người trầm cảm sẽ khó mở lời, họ muốn ở một mình.
Trầm cảm đánh mất sự tự tin khi làm công việc
Trầm cảm khiến một người luôn trong tình trạng ủ rũ, thiếu sức sống bởi toàn bộ năng lượng của dồn để giải quyết các vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý của họ. Điều này khiến mọi người xung quanh mất kiên nhẫn, không còn tin tưởng vào khả năng làm việc của người trầm cảm. Do đó, họ càng cảm thấy mặc cảm, tự ti, dằn vặt bản thân, tất cả tạo nên vòng lặp không thể dứt.
Một vài người cảm thấy “quá tải” bởi họ vừa phải đấu tranh với cảm xúc tiêu cực, vừa phải cố gắng hoàn thành công việc. Đa phần, những người trầm cảm khó nói ra vấn đề của mình, một phần họ hiểu rằng sẽ rất ít người hiểu và chấp nhận căn bệnh này. Từ đó, họ che giấu mọi thứ và hậu quả sẽ rất không lường nếu tình trạng trầm cảm của họ ngày càng nặng hơn
Những tác động của trầm cảm lên cuộc sống của một người là không hề nhỏ. Từ sự thay đổi tâm lý, mất khả năng cảm nhận cảm xúc cho đến các tác động về thể chất, giảm chất lượng lao động và gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Tuy vậy, trầm cảm là một rối loạn có thể trị liệu và chữa lành khi bạn đồng hành với chuyên gia. PERG sẵn sàng đồng hành cùng bạn!
Liệu Pháp TÂM -THỂ PERG® – do Gs. NGÔ Ngọc Diệp tại Đức phát minh, đã cầu chứng Bản Quyền và Thương Hiệu (logo), được Cục Bảo Vệ Phát Minh và Thương Hiệu Đức công nhân ngày 11.06.2012
CÁC BẠN HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI: Công Ty TNHH ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG TÂM THỂ LIỆU PHÁP PERG®
Địa chỉ: Số 91B, ngõ 25 Vũ Ngọc Phan, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785
Liệu Pháp TÂM-THỂ PERG® GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC! Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về Liệu Pháp TÂM -THỂ PERG®
Bạn có thể tham khảo trang web dưới đây nhé:
Bạn có thê biết:
TÂM-THÂN SINH BỆNH, ĐÂU LÀ LÝ DO?
Nguồn: HealthyMind