Trầm cảm ở trẻ vị thành niên – vấn đề tâm lý cha mẹ cần quan tâm

  19/04/2024

Ngày nay, cùng với những áp lực từ học tập và trường học khiến cho trẻ dễ bị đối mặt với nhiều hội chứng tâm lý, đặc biệt là trầm cảm. Trầm cảm có thể khiến trẻ suy sụp tinh thân và thậm chí là hành vi tiêu cực. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vẫn không nhận ra và coi thường tâm lý bất ổn của con. Hãy cùng Tâm lý PERG tìm hiểu về trầm cảm ở trẻ những nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp cùng con vượt qua trầm cảm!

Khái quát về trầm cảm ở trẻ

Trầm cảm là một bệnh lý thuộc về loại rối loạn tâm trạng, điều này dẫn đến sự giảm sút trong tinh thần và năng lượng. Trẻ khi bị trầm cảm sẽ thường cảm thấy buồn chán, mất hứng thú vào các hoạt động, mất cân nặng, gặp vấn đề về giấc ngủ, khó tập trung và thiếu hứng thú. Mức độ nặng nề hơn, họ có thể cảm thấy tự trách bản thân, tự ti và có suy nghĩ về tự tử.

Trẻ khi gặp chứng trầm cảm có thể ảnh hưởng đến đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống đặc biệt là học tập. Khi trầm cảm, trẻ không thể tập trung vào tiếp thu kiến thức mà thường có xu hướng bỏ bê việc học và chìm vào những suy nghĩ của bản thân. Trên lớp cũng nhiều bạn không thể tập trung vào học tập, đặc biệt là cảm giác sợ học tập hay đến trường. 

Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ có xu hướng tự cách ly mình với xã hội, khó có thể chia sẻ với gia đình và những người thân. Ngoài ra, khi trẻ xuất hiện những vết thương tâm lý, trẻ cũng sẽ có những xu hướng tìm đến những chất kích thích hoặc xuất hiện suy nghĩ tiêu cực, nghĩ nhiều đến ý định hủy hoại bản thân, thậm chí có ý định tự sát.

Trẻ vị thành niên khi bị trầm cảm thường đi kèm với tình trạng lo âu. Trầm cảm thường được phân loại thành ba mức độ: nhẹ, vừa và nặng. Một số trẻ chỉ trải qua trầm cảm một lần, trong khi có trẻ có thể trải qua nhiều kỳ trầm cảm.

Trẻ vị thành niên gặp nguy cơ tự tổn thương hơn khi chịu ảnh hưởng của trầm cảm. Ở mức nhẹ, một số trẻ có thể chỉ cảm thấy “không vui” hoặc “buồn”; ở mức nặng, trẻ có thể có ý định tự tử hoặc tự làm tổn thương cho bản thân. Những dấu hiệu và cách giải quyết của trẻ như vậy cần được nhận biết sớm và được xử lý một cách nghiêm túc.

Do đó, việc phát hiện và điều trị trẻ vị thành niên mắc trầm cảm một cách sớm và kịp thời là rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của họ, cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.

Tại sao trẻ lại gặp trầm cảm?

Trầm cảm ở trẻ vị thành niên thường được gây ra bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố hoặc nguyên nhân. Dưới đây là một vài nguyên nhân có thể dẫn tới trầm cảm ở trẻ

– Do di truyền: Nguy cơ mắc trầm cảm ở trẻ tăng lên khi trong gia đình có người đã từng mắc trầm cảm.

– Do các vấn đề xã hội:  Một số trẻ có thể trải qua trầm cảm do áp lực và kỳ vọng từ gia đình về thành tích học tập, xung đột không được giải quyết với bạn bè, sự thiếu quan tâm thích đáng từ người thân… Cũng có trẻ bị trầm cảm sau khi trải qua tình huống như lạm dụng tình dục, bạo lực trong trường học hoặc gia đình, mất mát người thân, hoàn cảnh gia đình bất ổn.

– Do sức khỏe: Trạng thái sức khỏe nghiêm trọng như chấn thương hoặc bệnh tật cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ trở nên căng thẳng, buồn bã hoặc đau buồn kéo dài, dẫn đến trầm cảm.

Cha mẹ nhận ra con có dấu hiệu trầm cảm thế nào?

Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà trẻ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một vài biểu hiện khi trẻ gặp những vấn đề trong tâm lý:

Tâm trạng tiêu cực

Trẻ thường trải qua tâm trạng buồn bã, cảm thấy cô đơn và không có hứng thú tham gia vào các hoạt động xã hội. Trẻ có thể trở tiêu cực, dễ cáu kỉnh hoặc thậm chí tham gia vào các cuộc cãi vã với gia đình và bạn bè. Cảm xúc này thường kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng. Cảm xúc của trẻ cũng không ổn định mà có xu hướng thất thường và thay đổi nhanh chóng, từ việc dễ khóc đến dễ cáu giận.

Phàn nàn về bản thân

Trẻ tuổi dậy thì trong giai đoạn trầm cảm thường tự ti về bản thân. Trẻ có thể nói về chính mình bằng những điều tiêu cực như “Tôi không thể làm bất cứ điều gì đúng”, “Tôi không có bạn bè nào”, “Tôi không thể thành công trong điều này”, “Tôi làm mọi thứ sai lầm”… Họ cảm thấy vô dụng, không có hy vọng hoặc cảm thấy tội lỗi.

Thiếu năng lượng và cố gắng

Trẻ mắc trầm cảm thường trở nên mệt mỏi và mất năng lượng. Họ thiếu động lực và khó tập trung trong các hoạt động hằng ngày, bao gồm việc học tập. Trẻ sẽ thường gặp khó khăn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ và thường cảm thấy mệt mỏi, không có năng lượng, thậm chí cả khi nghỉ ngơi.

Mất hứng thú

Trẻ mắc trầm cảm thường không còn hứng thú hoặc niềm vui trong việc tham gia vào các hoạt động mà họ từng yêu thích. Họ có thể mất hứng thú với bạn bè và không muốn tham gia vào các hoạt động xã hội. Thậm chí, họ có thể tự làm tổn thương bản thân và có ý định tự tử.

Thay đổi trong giấc ngủ và ăn uống

Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc ngủ, khó vào giấc, ngủ không ngon hoặc cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi đã ngủ đủ giấc. 

Bên cạnh đó, họ có thể có cảm giác thèm ăn hoặc mất đi vị giác, tỏ ra chán ăn.

Cảm giác đau đớn và mệt mỏi

Một số trẻ có thể phàn nàn về đau bụng, đau đầu hoặc các cơn đau khác mà không có nguyên nhân rõ ràng. Họ có thể nói dối về tình trạng sức khỏe của mình và xin nghỉ học vì cảm thấy không khỏe mạnh, mặc dù họ không gặp vấn đề sức khỏe.

Làm thế nào để giúp con vượt qua chấn thương tâm lý?

Thấu hiểu tình hình của con

Hãy trò chuyện và gần gũi hơn với trẻ để hiểu rõ hơn về cảm xúc và tâm trạng của họ một cách cởi mở, không đánh giá hay đưa ra lời khuyên ngay lập tức. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến của những người quen biết và đáng tin cậy như giáo viên yêu thích hoặc bạn thân để hiểu thêm về tình hình của trẻ.

Dành thời gian với trẻ

Dành thời gian cùng con tham gia vào những hoạt động mà cả hai đều yêu thích như đi dạo, chơi trò chơi, nấu ăn, đọc truyện, hoặc xem phim. Cha mẹ nên dành thời gian nhiều hơn bên con nếu có thể, tạo ra một môi trường hạnh phúc và tích cực để giúp trẻ cảm thấy gần gũi và hỗ trợ.

Khuyến khích thói quen tích cực

Khuyến khích trẻ thực hiện những hoạt động mà họ thường yêu thích, duy trì thói quen ăn uống và ngủ nghỉ điều độ, cũng như tham gia vào hoạt động thể chất. Hoạt động vận động có thể giúp cải thiện tâm trạng của trẻ, và âm nhạc cũng có thể có tác động tích cực đến tâm trạng của họ.

Khuyến khích trẻ thể hiện bản thân

Hãy khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc của mình qua việc vẽ, làm đồ thủ công hoặc viết nhật ký. Điều này giúp trẻ giải tỏa cảm xúc và cung cấp một phương tiện để thể hiện những suy nghĩ và trải nghiệm của họ.

Tạo môi trường an toàn

Cố gắng tránh các tình huống gây căng thẳng hoặc bạo lực cho trẻ, và luôn mô phạm các hành vi và lời nói tích cực. Cha mẹ nên luôn gần gũi và quan tâm đến trẻ, đồng thời cũng thiết lập ranh giới nhất định. Khuyến khích trẻ duy trì thói quen chăm sóc bản thân tích cực.

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia

Nếu cần, hãy đưa con bạn đến gặp các chuyên gia về sức khỏe tâm thần để được tư vấn và hỗ trợ. Liệu pháp trị liệu có thể cần thiết và mang lại tiến triển trong quá trình điều trị của trẻ.

Một vài hoạt động cha mẹ có thể giúp con cải thiện vấn đề tâm lý:

  • Tham gia các hoạt động giải trí, thể dục và làm việc có ý nghĩa để giảm stress. Đồng thời, đảm bảo cung cấp chế độ dinh dưỡng cân đối cho trẻ.
  • Hợp tác chặt chẽ với gia đình và giáo viên của trẻ là một phần quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ vượt qua stress.
  • Tạo cơ hội trò chuyện với mọi người để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và lắng nghe những lo lắng của trẻ là một phương pháp điều trị hiệu quả.
  • Theo dõi sát sao tình hình của người thân trong gia đình và phát hiện kịp thời các dấu hiệu và hành vi tiềm ẩn có ý định tự tử là rất quan trọng để có thể can thiệp kịp thời.
  • Tuân thủ liệu pháp và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời đưa trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý theo đúng lịch hẹn.
  • Phát triển nhân cách mạnh mẽ giúp trẻ sẵn sàng đối mặt với những thách thức trong cuộc sống và thích nghi tốt hơn với môi trường xung quanh.
  • Dạy trẻ các kỹ năng giải quyết vấn đề để ứng phó với các tình huống gây stress.
  • Khuyến khích trẻ tránh xa các loại thuốc gây nghiện như rượu, bia, và thuốc lá.
  • Hỗ trợ trẻ vị thành niên bị trầm cảm trong việc phục hồi chức năng tâm lý xã hội để hòa nhập vào xã hội và gia đình một cách tốt nhất.

Nếu nhận thấy bản thân, người thân, bạn bè đang gặp trầm cảm tuổi học trò hoặc có triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến tâm lý cần đưa họ đến gặp bác sĩ tâm lý ngay để được tư vấn và điều trị. Trên hết, sự đồng cảm, quan tâm, lắng nghe đến từ gia đình và bạn bè là động lực quan trọng giúp bệnh nhân có thể cải thiện bệnh tốt hơn.

____________

CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Fanpage: PERG hỗ trợ điều trị TRẦM CẢM , RỐI LOẠN LO ÂU

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok