1. Do các mối quan hệ gặp vấn đề
Những người mắc bệnh trầm cảm thường cố gắng sống cho qua ngày, phần lớn họ sống không có mục đích rõ ràng, luôn thu mình với mọi người xung quanh hoặc cảm thấy thất vọng vào những mối quan hệ của mình. Trong tam giác quan hệ con người – tự nhiên và xã hội thì con người được định nghĩa là tổng hòa của những mối quan hệ. Khi người ta mất đi các mối quan hệ xã hội thì sẽ không còn sự ràng buộc gì nữa với cuộc đời, từ đó sẽ dẫn dắt đến hành động tự tử. Phải kể đến trường hợp của chị Ly Ly một phóng viên thời sự Tân Hoa Xã khi 26 tuổi đã dùng súng tự sát ngay trong một chương trình truyền hình trực tiếp tại Thượng Hải, Trung Quốc mà nguyên nhân của nó là do sự cự tuyệt của người bạn trai, sự quản lý gắt gao từ người mẹ và áp lực về các mối quan hệ trong công việc gây ra.
2. Bản thân người trầm cảm luôn có những suy nghĩ tiêu cực
Những suy nghĩ tiêu cực luôn bao trùm lên bệnh nhân trầm cảm. Người bệnh không chỉ có những suy nghĩ tiêu cực của những vấn đề hiện tại mà còn lo lắng và suy nghĩ nhiều điều xấu xảy đến với mình trong tương lai khiên bệnh lý ngày càng trầm trọng hơn. Bởi bản thân đã luôn sẵn có bệnh lý cộng với những lo lắng kéo dài khiến người bệnh cảm thấy không còn lối thoát rất dễ gây ra những suy nghĩ và hành vi tiêu cực đến bản thân, gia đình và những người xung quanh.
3. Người bệnh trải qua những chấn thương về tinh thần
Người bệnh trầm cảm có thể mắc bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân do chấn thương về tâm lý thường sẽ kéo dài và dai dẳng hơn cả. Người bệnh luôn có cảm giác lo lắng và sợ hãi kèm theo những suy nghĩ, ám ảnh về sự việc đã làm tổn thương mình. Họ chọn cuộc sống khép mình, cô độc để bảo vệ bản thân, khi sự sợ hãi, ám ảnh trở nên trầm trọng hơn thì họ lựa chọn giải thoát cho mình bằng cách tìm đến cái chết. Trường hợp điển hình là một cô gái 22 tuổi người Thái Lan mắc chứng bệnh rối loại trầm cảm do làm dụng tình dục suốt 8 năm. Ý nghĩ tự tử, ám ảnh về chấn động luôn thường trực trong suy nghĩ của cô gái khiến cô gặp nhiều khó khăn về tinh thần thể chất, dường như cô gái cảm thấy tình trạng đau khổ của mình không thể chịu đựng nổi. Chuyên viên tâm lý cho biết không có triển vọng hay kết quả điều tri nào đối với cô ấy. và cuối cùng cô gái chọn cái chết để thoát khỏi những suy nghĩ và ám ảnh đó.
4. Tâm lý yếu, khó chống lại những áp lực cuốc sống
Những áp lực công việc và căng thẳng là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm dẫn đến tự sát. Những người có tâm lý yếu sẽ dễ mắc bệnh hơn do bản thân giàu cảm xúc, dễ tổn thương nên khó chống lại được những áp lực trong công việc và cuộc sống Khi người bệnh đã sẵn mang bệnh lý cộng với những căng thẳng áp lực vẫn tiếp tục kéo dài sẽ làm tình trạng bệnh ngày một trầm trọng hơn và đích cuối cùng nó dẫn dắt con người ta đến là cái chết
5. Do những rối loạn về tâm sinh lý
Những người bệnh nhân ung thư có thể mệt mỏi vì bệnh tật nhưng trong họ vẫn còn ý chí, nghị lực sống và chiến đấu giành lại sự sống, còn người mắc chứng trầm cảm thì khép mình, nhụt chí, không còn thiết tha với cuộc sống và họ chọn cái chết là đích để chấm dứt những suy nghĩ tiêu cực, những lo âu căng thẳng.Thứ mà người bệnh trầm cảm mất không phải là những tế bào cơ thể mà là bị phá hủy về tinh thần, tâm sinh lý. Những rối loạn về tâm lý là nguyên nhân dẫn đến nhiều cái chết cho bản thân người bệnh và những người xung quanh.
Phụ nữ sau sinh là một trong những đối tượng dễ bị rối loạn tâm sinh lý. Do cơ thể có sự sụt giảm nội tiết tố estrogen đột ngột kết hợp với các áp lực phía con cái, gia đình và tài chính rất dễ bị tổn thương về tâm lý. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp người mẹ sau sinh bị trầm cảm đã có những hành động tự tử hoặc sát hại đứa con của mình. Điều đáng buồn hơn là con số này ngày càng tăng đem đến những cảnh báo nguy hiểm cho gia đình và xã hội. Do vậy gia đình và xã hội cần có những hành động quan tâm và chia sẻ áp lực với người phụ nữ, nhất là phụ nữ sau sinh.
Trầm cảm dẫn đến tự sát là một bệnh lý nguy hiểm, nó không làm người bệnh chết đột ngột mà có thể giết chết người bệnh một cách từ từ trong tư tưởng. Nếu bạn hoặc người thân của mình đang chiến đấu với bệnh trầm cảm thì hãy mở lòng chia sẻ những vấn đề của bản thân và liên hệ theo thông tin bên dưới để nhận được sự lắng nghe, trợ giúp và hướng điều trị tốt nhất, phòng và tránh xa “sát thủ” thầm lặng của cuộc sống.
CÔNG TY TÂM LÝ P.E.R.G
Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785
LIỆU PHÁP TÂM LÝ P.E.R.G
GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!
Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm lý PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây: