Tâm thần phân liệt là gì? Làm thế nào để thoát khỏi tâm thần phân liệt

  31/03/2024

Tâm thần phân liệt là chứng rối loạn tâm thần đang có xu hướng ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Người bị tâm thần phân liệt thường có những hành động kỳ lạ, lo âu và thậm chí là hoang tưởng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng như chính bản bản thân họ. Vậy tâm thần phân liệt là gì? Hãy cùng Tâm lý PERG tìm hiểu về tâm thần phân liệt cũng như cách để vượt qua tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé!

 

Tâm thần phân liệt là gì?

Tâm thần phân liệt là một loại bệnh tâm lý nặng, được đặc trưng bởi loạn thần (mất liên hệ với thực tại), ảo giác (các tri giác sai), hoang tưởng (các niềm tin sai lạc), tư duy và ngôn ngữ thiếu tổ chức, cảm xúc thờ ơ vô cảm (giới hạn cảm xúc), suy giảm nhận thức (suy giảm trong khả năng lập luận và giải quyết vấn đề), rối loạn chức năng nghề nghiệp và xã hội. Nhiều người mắc tâm thần phân liệt từ khi còn trẻ và có thể kéo dài đến hết cuộc đời.

Nguyên nhân dẫn đến Tâm thần phân liệt

Mặc dù chưa có đáp án chính xác cho câu hỏi Tâm thần phân liệt đến từ đâu, nhưng các nhà tâm lý đã tìm ra một vài nguyên nhân có thể làm tăng khả năng bị bệnh tâm lý này:

Yếu tố di truyền

Nếu trong gia đình có người từng có tiền sử mắc bệnh tâm thần phân liệt có thể khiến tỷ lệ mắc bệnh ở con cái tăng lên 12{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03}.

Yếu tố gia đình

Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình không hạnh phúc, thường xuyên có mâu thuẫn hoặc không khí căng thẳng có thể khiến bệnh tâm thần phân liệt dễ tái phát hơn.

Yếu tố môi trường

Ngoài ra, nếu tiếp xúc với môi trường nhiều căng thẳng cũng có thể khiến bạn dễ nảy sinh chứng tâm thần phân liệt. Các yếu tố căng thẳng có thể đến từ việc lợi dụng các chất kích thích, hoặc đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống như thất nghiệp, nghèo túng, sự tan vỡ trong tình yêu, gặp phải mất mát người thân,…

Triệu chứng của Tâm thần phân liệt

Hoang tưởng

Hoang tưởng là những suy nghĩ sai lầm và không phản ánh đúng với hiện thực, thường được gây ra bởi các rối loạn tâm thần, nhưng bệnh nhân tin rằng chúng là hoàn toàn chính xác và không thể bị bác bỏ hoặc lý giải. Phản ứng của bệnh nhân có thể đa dạng tùy thuộc vào nội dung của hoang tưởng. Các loại hoang tưởng phổ biến bao gồm:

  • Hoang tưởng tự cao: Bệnh nhân tin rằng họ có khả năng hoặc quyền lực vượt trội hơn những gì thực tế cho phép. Ví dụ, bệnh nhân có thể tin rằng họ có thể trở thành một tướng quân chỉ huy trong quân đội mặc dù họ chưa từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, hoặc tin rằng họ có thể chữa trị các bệnh tật phức tạp như ung thư mặc dù không có kiến thức về y học.
  • Hoang tưởng bị hại: Bệnh nhân tin rằng có người thân, hàng xóm hoặc ai đó xung quanh đang âm mưu đầu độc hoặc gây hại cho họ.
  • Hoang tưởng bị chi phối: Bệnh nhân tin rằng có một lực lượng vô hình đang kiểm soát suy nghĩ hoặc hành động của họ, có thể là thần tiên, ma quỷ hoặc các thực thể siêu nhiên khác.

Ảo thanh

Ảo thanh là cảm giác bệnh nhân nghe thấy những âm thanh, giọng nói vang lên trong đầu nhưng trên thực tế không hề có những âm thanh như thế xuất hiện. Ảo thanh mà họ nghe thấy thường là những âm thanh tiêu cực như đe dọa, chửi bới, lăng mạ hoặc cười nhạo nạn nhân.

Khi những ảo thanh xuất hiện, nạn nhân sẽ có xu hướng phản ứng lại, tùy thuộc vào loại ảo thanh xuất hiện trong đầu nạn nhân như: bịt tai lại, thu mình, thậm chí là nổi điên lên,…

Rối loạn khả năng suy nghĩ

Rối loạn trong khả năng suy nghĩ đôi khi khiến cho lời nói của họ trở nên vô cùng khó hiểu, hoặc bệnh nhân có thể đột ngột dừng lại khi nói và sau đó có thể tiếp tục hoặc chuyển chủ đề. Trong trường hợp triệu chứng trầm trọng, bệnh nhân có thể phát biểu một cách lộn xộn và mơ hồ, khiến cho người nghe không thể hiểu được nội dung.

Các triệu chứng khác

  • Mất ý muốn làm việc: Bệnh nhân dần mất khả năng cảm thấy hứng thú và mong muốn thực hiện các hoạt động, thường trở nên thẫn thờ. Tình trạng này không phải do sự lười biếng mà là do tình trạng tâm thần. Bệnh nhân không thể duy trì hiệu suất làm việc tại nơi làm việc hoặc trong học tập. Trong trường hợp nghiêm trọng, họ thậm chí không thể thực hiện được các công việc đơn giản hàng ngày như làm việc nhà, giặt giũ, nấu ăn. Ở mức độ nghiêm trọng nhất, bệnh nhân có thể bỏ qua vệ sinh cá nhân, không tắm rửa và ăn uống kém.
  • Giảm biểu lộ cảm xúc: Bệnh nhân không thể phản ứng trước các sự kiện vui buồn, thường không có biểu lộ cảm xúc. Một số trường hợp có thể biểu hiện ngược lại so với bình thường, chẳng hạn như cảm thấy buồn khi có tin vui và ngược lại.
  • Cô đơn và tự cô lập: Bệnh nhân không mong muốn tiếp xúc với người khác, kể cả với người thân trong gia đình.
  • Không nhận thức về tình trạng của bản thân: Thường thì các bệnh nhân tâm thần không nhận thức được rằng họ đang mắc phải một vấn đề sức khỏe tâm thần. Do đó, họ có thể từ chối tìm kiếm sự chữa trị từ bác sĩ hoặc thậm chí phản ứng phủ định hoặc giận dữ khi người khác đề cập đến tình trạng của họ.

Làm thế nào để vượt qua Tâm thần phân liệt

Nhận thức về tình trạng của bản thân

Trước hết, bản thân người bệnh cần nhìn nhận đúng về tình trạng bệnh của mình, bạn cần hiểu và biết rằng tâm lý của bạn đang gặp nhiều tổn thương và cần được chữa lành. Bạn không có lý do gì để cảm thấy xấu hổ hay sợ hãi mà hãy can đảm đối diện với chính bản thân mình.

Tìm kiếm sự trợ giúp từ người khác

Bạn cũng có thể tìm đến sự giúp đỡ từ những người thân mà bạn cảm thấy tin tưởng. Hãy chia sẻ những suy nghĩ, những tâm sự, nỗi đau của bạn với họ để phần nào được cảm thấy an ủi và họ cũng có thể sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, cũng sẽ đồng cảm với tình trạng của bạn và cư xử tốt hơn.

Sử dụng thuốc và tham gia tâm lý trị liệu

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống loạn thần. Vừa uống thuốc vừa có thể sống trong gia đình và xã hội thì tâm lý bệnh nhân cũng được thoải mái hơn, giảm được tâm lý bị kỳ thị của xã hội do mắc bệnh tâm thần. 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm đến ,sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý. Họ là những người có nhiều kinh nghiệm và am hiểu về các bệnh tâm lý, chính vì thế họ có thể giúp tâm trạng bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn bằng các biện pháp tâm lý. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ giúp gia đình và người xung quanh hiểu rõ hơn về tâm thần phân liệt, để mọi người chung quanh bệnh nhân thông cảm với bệnh nhân hơn và cùng vượt qua bệnh tâm lý này. 

 

Tâm thần phân liệt cũng là bệnh, và bệnh nhân cần được quan tâm cũng như điều trị như những loại bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp… Bệnh nhân cần có những quyết tâm chữa bệnh cùng với sự giúp đỡ từ những người xung quanh để vượt qua căn bệnh tâm lý này.

Nếu nhận thấy bản thân, người thân, bạn bè đang bị tâm thần phân liệt hoặc có triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến tâm lý cần đưa họ đến gặp bác sĩ tâm lý ngay để được tư vấn và điều trị. Trên hết, sự đồng cảm, quan tâm, lắng nghe đến từ gia đình và bạn bè là động lực quan trọng giúp bệnh nhân có thể cải thiện bệnh tốt hơn.

____________

CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Fanpage: PERG hỗ trợ điều trị TRẦM CẢM , RỐI LOẠN LO ÂU

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok