SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TRẦM CẢM VÀ TRẦM CẢM CƯỜI

  06/05/2022

Trầm cảm cười là một dạng rối loạn trầm cảm đặc biệt với biểu hiện người bệnh che giấu cảm xúc sau tiếng cười

1. Khái niệm?

Người mắc chứng trầm cảm cười (smiling depression) là những người có triệu chứng trầm cảm, nhưng lại che giấu triệt để vấn đề của mình. Bề ngoài họ có thể trông rất vui vẻ, nhưng trong lòng lại vô cùng sầu muộn.

2. Phân biệt hội chứng trầm cảm cười và chứng trầm cảm như thế nào?

Hội chứng trầm cảm cười là một dạng (biểu hiện) trầm cảm không điển hình. Họ sẽ không có vẻ mặt cáu kỉnh, hay than thở, mất hết sức sống và tỏ ra tuyệt vọng, để người khác vừa nhìn đã biết họ chẳng thiết sống nữa. Ngược lại, họ lúc nào cũng tỏ ra vui vẻ, sung sướng, thậm chí hài hước, dí dỏm. Trong một nhóm bạn, những người mắc hội chứng trầm cảm cười hay được coi là “hạt dẻ cười” thường xuyên khuấy động bầu không khí để bạn bè vui vẻ. Nhưng khi chỉ có một mình, họ lại chìm sâu vào đau khổ, muộn phiền, tuyệt vọng, đây mới là bộ mặt thật người khác không thể nhìn thấy cũng chẳng thể chạm đến. Bởi thế, hội chứng trầm cảm cười rất khó phát hiện, can thiệp, hỗ trợ và trị liệu kịp thời, là chứng bệnh có mức độ nguy hiểm cao.

Trong “Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê rối loạn tâm thần” (DMS-5), các triệu chứng của trầm cảm bao gồm liên tục suy sụp tinh thần, mất hứng thú với mọi hoạt động, đánh mất cảm xúc vui vẻ, lười vận động, tăng hoặc giảm thể trọng, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, hầu như ngày nào cũng cảm thấy mệt mỏi hoặc mất tinh thần, nhiều lần nghĩ đến cái chết… Bi quan, đau khổ, khó chịu, sầu muộn, từ bỏ các vai trò xã hội và có khuynh hướng t.ự t.ử là những đặc điểm hầu hết mọi người sẽ nghĩ đến khi nghe tới chứng trầm cảm. Người mắc hội chứng trầm cảm cười cũng có nhiều biểu hiện ở trên, nhưng đa phần đều được che giấu, không ai hay biết, hoặc chỉ bộc lộ với một số ít bạn bè thân thích họ cực kỳ tín nhiệm. Họ luôn tươi cười đối diện với người khác, giữ hết nỗi buồn khổ và u uất trong lòng.

3. Dấu hiệu và triệu chứng ?

Rất khó để nhận biết dấu hiệu, triệu chứng của hội chứng trầm cảm cười. Bởi tình trạng trầm cảm và các triệu chứng liên quan đều bị che giấu rất kỹ. Người mắc hội chứng trầm cảm cười hiểu rõ xã hội kỳ vọng điều gì, người khác mong muốn như nào, bởi vậy họ luôn nở nụ cười giả dối nói “Tôi vẫn ổn”, “Tôi không sao”. Nhưng trứng chim cứng mấy cũng có ngày nứt vỏ, diễn kịch lâu rồi sẽ thấy mệt nhoài, để lộ sơ hở giúp người bên cạnh nhận ra. Chẳng hạn họ sẽ bộc lộ sự mệt mỏi, uể oải, nản lòng và tuyệt vọng với những điều bản thân hướng đến và vai trò xã hội đang gánh vác.

4. Nhóm người nào dễ mắc hội chứng trầm cảm cười nhất?

Mọi người đều có nguy cơ, nhưng không phải ai cũng mắc. Con người sẽ có những đặc điểm tính cách và khuynh hướng tương đồng nhau, chỉ khác ở mức độ, hơn nữa ở mỗi giai đoạn cuộc đời, mỗi người lại phải tiếp nhận kỳ vọng xã hội và áp lực khác nhau; khi đặc điểm tính cách, khuynh hướng tiềm tàng đối mặt với thử thách mới có thể bộc lộ ra ngoài hoặc trở nên rõ nét hơn.

Nói tóm lại, đặc điểm tính cách không có sự phân chia tuyệt đối, hội chứng trầm cảm cười cũng không dành riêng cho bất cứ nhóm người nào.

5. Phải làm thế nào nếu phát hiện bản thân mắc hội chứng trầm cảm cười?

Ai cũng hy vọng nhanh chóng nhìn thấy hiệu quả, hiệu quả càng nhanh càng tốt, nhưng “dục tốc bất đạt”, giúp đỡ người bên cạnh thoát khỏi tâm trạng buồn bã, hoàn cảnh khó khăn chưa bao giờ là việc có thể vội vàng, nhanh chóng. Vì sao ư? Vì người mắc hội chứng trầm cảm cười đa phần đều rất mẫn cảm. Chúng ta càng sốt ruột, họ càng cảm thấy áp lực, càng cho rằng chúng ta coi họ là phiền toái, gánh nặng.

Đừng thúc ép, làm vậy chỉ khiến người mắc hội chứng trầm cảm cười ngày càng xa cách, ngày càng giấu kín cảm xúc, nội tâm mình thôi.

Liệu pháp Tâm- Thể Perg hiểu được điều đó. Vì vậy, Perg luôn cố gắng mang lại cảm giác an toàn, tin tưởng cho khách hàng. Bên cạnh đó, còn giúp họ tìm ra được NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH- CÓ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG, SUY NGHĨ TÍCH CỰC ĐỂ TỪ ĐÓ TÂM LÝ ĐƯỢC CÂN BẰNG- ỔN ĐỊNH TRỞ LẠI.

……………..

CÔNG TY ƯD NL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

(Từ cuốn sách: Hội chứng trầm cảm cười – Hồng Bội Vân)

 

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok