GIÚP TRẺ VƯỢT QUA CÚ SỐC TÂM LÝ SAU TAI NẠN

  12/03/2021

Sau khi trải qua một tai nạn thảm khốc, những nạn nhân là trẻ em thường gặp phải những vấn đề tâm lý, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của trẻ, hay còn gọi là cú sốc tâm lý sau tai nạn và có thể ám ảnh mãi đến sau này.

 Sau một tai nạn, tùy theo mức độ mà những nạn nhân sống sót thường gặp phải những vấn đề tâm lý, đó là những căng thẳng tâm lý sau chấn thương. Đặc biệt ở trẻ em thì tình trạng căng thẳng này có thể tạo ra những biểu hiện rối loạn tâm thần từ nhẹ đến nặng. Ở mức độ nhẹ thì chủ yếu chỉ là sự khóc lóc, lo lắng mất ngủ vài ba hôm, nhưng nếu nặng hơn trẻ có thể kéo dài tình trạng trầm cảm khoảng ba tháng và cần một chương trình trị liệu tâm lý với các chuyên viên trị liệu thông qua các liệu pháp trò chơi hay tâm kịch.

Làm gì để giúp trẻ ổn định tâm lý và vượt qua cú sốc tâm lý sau tai nạn? Cha mẹ hãy cùng Bác sĩ – chuyên gia tâm lý học PERG Việt Nam phân tích về vấn đề này:

 Khi bị tổn thương tâm lý trẻ sẽ thu mình, không muốn giao tiếp trò chuyện hay có những phản ứng rối loạn dữ dội như đập phá, đánh cắn…, điều này sẽ ảnh hưởng phần nào đến các sinh hoạt hàng ngày của bé. Vì thế ngoài sự chăm sóc bình thường, người lớn hay cha mẹ cần tránh việc nhắc lại hay khơi gợi để yêu cầu trẻ kể lại các điều đã xảy ra, mặc dù điều này có thể cần thiết trong quá trình điều tra, nhưng nếu thấy trẻ tỏ ra hoảng loạn thì không thể tra hỏi mà phải đợi đến khi trẻ tỏ ra thực sự đã ổn định tâm lý.

Trong quá trình phục hồi tâm lý cho các em, cha mẹ cũng không cần phải tỏ ra quá quan tâm chăm sóc hỏi han, hãy cư xử một cách bình thường và tuyệt nhiên không nên nhắc lại những tình huống đã xảy ra, cũng như không nên cho trẻ đi lại ở nơi đã xảy ra tai nạn khiến trẻ có thể nhớ lại các điều kinh khủng đã xảy ra với mình.

Với những trường hợp trẻ bị chấn động tâm lý nhẹ, tức là không có những hành vi đáng báo động như trầm cảm, tự tử, mất khả năng ngôn ngữ… thì cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau cho trẻ:

 – Hiểu kỹ vấn đề trẻ gặp phải: Mỗi đứa trẻ sẽ có phản ứng khác nhau trước những sự cố nghiêm trọng xảy ra cho mình, những phản ứng hoảng loạn hay sợ hãi trong lúc này là thường gặp. Do đó, dựa vào phản ứng của trẻ, nên cân nhắc phương pháp can thiệp thích hợp.

– Cho trẻ nghe nhạc: Hãy sử dụng âm nhạc để chuyển hướng suy nghĩ của trẻ. Những bản nhạc tươi vui và lạc quan sẽ giúp trẻ kiểm soát tâm lý tốt hơn.

– Luôn có người lớn ở bên trẻ sau khi trẻ gặp tai nạn: Sau khi gặp sự cố, có thể trẻ bị sang chấn tâm lý, vì vậy cần có người thân túc trực bên cạnh để can thiệp kịp thời nếu trẻ có những biểu hiện bất thường. 

– Tôn trọng phản ứng của trẻ: Đừng bắt trẻ phải kể lại sự việc, trừ trường hợp trẻ muốn tự mình nói về chuyện đó. Người thân cần tôn trọng phản ứng của trẻ.

– Không đổ lỗi cho trẻ: Đừng bao giờ đổ lỗi cho trẻ khi trẻ gặp tai nạn bởi điều này có thể gây tác dụng ngược đối với trẻ, khiến trẻ cảm thấy tội lỗi hơn, từ đó gây nên những hành động bất thường.

– Cần giúp trẻ thấy tin tưởng: Hãy để trẻ có thời gian bình tĩnh, giúp trẻ cảm thấy tin tưởng để giãi bày cảm xúc về những gì đã trải qua. Bên cạnh đó, bố mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu tại sao trẻ lại bị như vậy và họ đã cố gắng giúp đỡ bé ra sao…

– Hãy để trẻ được nghỉ ngơi: Sau tai nạn, trẻ rất cần được nghỉ ngơi để hồi phục, đó là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên, nếu trẻ gặp phải những biểu hiện nặng hơn và kéo dài không kiểm soát thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ tâm lý để được điều trị kịp thời.

Làm gì để trang bị cho trẻ kĩ năng thoát nạn tối thiểu?

Bác sĩ Giang Vũ – chuyên gia trị liệu tâm lý bằng phương pháp PERG chia sẻ thêm: Thực tế cho thấy là trẻ em Việt Nam nói chung ít khi được cha mẹ quan tâm đến việc hướng dẫn hay tập luyện cho các em các kỹ năng bảo vệ bản thân như việc tập bơi, việc phòng tránh cháy nổ, vì thế khi xảy ra tai nạn, trẻ chỉ phản ứng theo bản năng và đôi khi có những cái chết thương tâm vì thiếu hiểu biết hay không có kỹ năng.

Do đó, ngay từ nhỏ, đặc biệt là trong dịp nghỉ hè, cha mẹ nên quan tâm hướng dẫn cho con những kỹ năng an toàn trong gia đình. Cha mẹ có thể đưa con đến các trung tâm, cơ sở có các chương trình hướng dẫn kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ bản thân chủ yếu qua thực hành để được hướng dẫn một cách hợp lý, hiệu quả. Chỉ khi nào được trang bị các kỹ năng đó thì nếu có chuyện không may xảy ra, trẻ mới có thể sống sót, không phải chỉ là nhờ may mắn mà còn do chính năng lực đã được rèn luyện thường xuyên.

CÔNG TY TÂM LÝ P.E.R.G

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

LIỆU PHÁP TÂM LÝ P.E.R.G 

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm lý PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

http://perg-nangluongtamthe.com/

https://tamlyperg.vn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok