Phương pháp điều hòa Thần Khí trong trị liệu TRẦM CẢM

  09/02/2023

Đông y thực chất không hề phân khoa, khi bác sĩ khám bệnh, những triệu chứng, hay tên bệnh để sang một bên trước, cái cần tập trung là hình thái, thần sắc của người bệnh, hoặc có thể nói cách khác là 3 phần Thần Khí, Hình. Bất kể là bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, hay suy nhược thần kinh, hoặc nhạy cảm, rối loạn cảm xúc…, những vấn đề này đều thuộc phạm trù rối loạn thân tâm trong y học hiện đại, trong đông y truyền thống thì nó quy thuộc về bệnh thần chí, tức là bệnh ở tầng Thần và Khí. 
Thế mạnh của Đông y, chính là xử lý vấn đề ở hai tầng Thần và Khí này. Cho dù có nhiều trường hợp đã ảnh hưởng đến tầng vật chất cơ thể, chúng ta vẫn có thể suy nghĩ đến Thần và Khí có phần nào có thể điều chỉnh được. Và bệnh trầm cảm càng thiên về cần điều chỉnh phần Thần và Khí.
Trong quá trình điều trị lâm sàng cho người bệnh, kết hợp với biện chứng Đông y nội khoa, nếu chỉ đứng từ góc độ quan sát thì có thể chia Trầm cảm thành 3 nhóm chính:
???? NHÓM 1: THẦN CHÍ MẪN CẢM (Thần – Khí thắng Hình, Dương quá độ, không thu vào được)
Người bệnh thuộc nhóm này thường khá gầy, mảnh mai, thân hình thanh tú, cơ bắp không thực sự săn chắc, da dẻ trắng trẻo, nhiều người da còn mỏng, có cảm giác có thể nhìn thấy được các mạch máu bên dưới. Những người này thể chất thường yếu, nên thần chí cũng nhạy cảm hơn, dễ chịu ảnh hưởng từ các tác động của thế giới bên ngoài hơn. Đặc điểm nhóm này thường độ nhạy cảm cao, nhưng độ ổn định thấp. Họ thường tiếp nhận các thông tin ở xung quanh, những nơi mà đối với người bình thường không có quá nhiều ảnh hưởng như siêu thị, chốn đông người thì đối với họ rất khó chịu, vì lượng thông tin ở đó quá nhiều, một lúc ập đến sẽ khiến họ choáng ngợp khó chịu…
Tôi gặp rất nhiều bệnh nhân thuộc nhóm này xuất hiện có những điểm đau nhức trên đầu, đó là hệ quả của thời gian dài làm việc căng thẳng, bản thân tư duy và ý chí quá mạnh, những khu vực như hai bên sau gáy, thái dương, cổ vai, đỉnh đầu, trước trán… đều co cứng cả. Điều này cũng khiến cho khí huyết lên đầu kém hơn, gây các vấn đề mất ngủ, đầu không tỉnh táo, khó kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ…
Thông thường khi gặp những người bệnh có vấn đề này dùng thuốc Đông y bổ ích khí huyết điều trị là lựa chọn ưu tiên hàng đầu, bởi thần chí của họ phụ thuộc nhiều vào trạng thái năng lượng (khí huyết) trong cơ thể. Người bệnh cần được bác sĩ làm rõ được mối quan hệ giữa tinh, khí, hình, thần trong cơ thể họ, hiểu được những điều này thì sự phối hợp giữa bác sĩ và người bệnh sẽ ăn ý hơn rất nhiều, hiệu quả cũng từ đó mà nhanh hơn.

Người trầm cảm và những khó khăn trong hoạt động thường ngày

???? NHÓM 2: HÌNH THỂ TO CHẮC, Ý CHÍ QUÁ MẠNH (Hình thắng Khí, Âm quá thịnh, không lưu thông được)
Những người thuộc nhóm này thì khác nhóm bên trên một cách rõ rệt, bởi cơ thể họ săn chắc hơn, da cũng có vẻ dày hơn, người có cảm giác uất trệ, không thông, thậm chí nếu bác sĩ đủ tinh tế có thể thấy một vài người phần trọc khá nhiều. Những người này đa phần bắt mạch thấy uất mạch rõ rệt, áp lực bên trong cơ thể cao, họ có nhiều cảm xúc bị đè nén, không được giải tỏa một cách thỏa đáng. Đồng thời những người này sẽ có xu thế biểu hiện ra ngoài mạnh mẽ hơn, khó kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ nhiều hơn. Về triệu chứng thể chất thường sẽ xuất hiện nhiều các chứng đau, nhiệt, các loại viêm hoặc có các loại u cục, bệnh ngoài da…
Đối với những người bệnh có thể trạng như trên, điều mà bác sĩ cần làm chính là đả thông những nơi uất tắc của cơ thể bằng các thủ pháp như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dùng thuốc thì có thể dùng sơ can lý khí, hoạt huyết, khi cần thì dùng chút phong dược để hỗ trợ năng lượng cơ thể lưu thông, từ đó kiểm soát được cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của mình.
???? NHÓM 3: THẤT CHÍ THƯƠNG TINH (Cơ thể hư tổn tinh khí lâu ngày, thần khí khó kiểm soát)
Đây là nhóm bệnh nhân bị bệnh lâu ngày, có thể họ là các thể bệnh bên trên nhưng thời gian dài không được điều trị đúng hướng mà bệnh trở nên trầm trọng hơn, phát triển đến mức âm dương khí huyết, Thần và Khí bị hao tổn gần cạn. Đây là nhóm bệnh nhân cần mất nhiều thời gian, công sức để phục hồi nhất.
Khi một người năng lượng và khí huyết không đủ, cảm xúc, tư duy, suy nghĩ, thậm chí hành vi và năng lực xã hội đều thuộc trạng thái phiên bản thấp nhất. Người bác sĩ cần làm là tỉnh táo đối diện với phiên bản không tỉnh táo của họ và tìm hướng điều chỉnh. Tôi hơi tiếc vì đa phần phương pháp điều trị của y học hiện đại đối với nhóm người bệnh này thường chỉ tập trung điều chỉnh các biểu hiện bên ngoài của họ như cuồng loạn, khóc lóc, kích động, ngôn ngữ không kiểm soát… bằng các liều thuốc an thần, ức chế và che lấp các biểu hiện này đi chứ không nhìn thấy đằng sau nó là kết cấu Thần và Khí cần được điều chỉnh.
Với những người thuộc nhóm bệnh này, việc dùng Đông dược và liệu pháp điều thần để điều tiết lại được ưu tiên hàng đầu, hạn chế kích thích mạnh gây hao tổn khí huyết như châm cứu, điện châm, xoa bóp bấm huyệt… Các loại phương dược dùng ở đây có thể dùng vị can (ngọt) để hòa hoãn, thuốc cũng nên đơn giản, lượng nhỏ để người bệnh dễ hấp thu, chuyển hóa. Để những ca bệnh này điều trị thành công, hiệu quả rất cần sự dũng cảm của bác sĩ, sự tin tưởng và kiên trì của người bệnh và người thân xung quanh họ.
???? LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐIỀU CHỈNH CÁC BỆNH TÂM LÝ?
Mỗi căn bệnh là một dấu hiệu báo động của sức khỏe, sinh hoạt, mối quan hệ… trong cuộc đời mỗi người. Để vượt qua những vấn đề tâm lý, sự cố gắng của người bệnh và người thân xung quanh vô cùng quan trọng, trong vấn đề này bác sĩ chỉ là người chỉ đường, hỗ trợ, việc bước đi vẫn nằm ở đôi chân người bệnh. Muốn chiến thắng bệnh tâm lý, cần ghi nhớ những điều cơ bản sau:
Thứ nhất: Tất cả những bệnh tâm lý, thực chất là kết quả cả một quá trình sống của người bệnh.
Tại sao lại nói như vậy? Nếu như đơn thuần cho rằng đây chỉ là vấn đề của Dopamine ở trong não, dùng một vài loại thuốc để khống chế là được thì đây là góc nhìn khá phiến diện, chưa đủ bao quát dẫn đến hiện nay bên ngoài xã hội bao nhiêu người bệnh trầm cảm không được điều trị triệt để. Thực chất nên hiểu đây nên là hệ quả tương tác của người bệnh với cuộc sống bao gồm cả cơ thể họ, các mối quan hệ, công việc, môi trường, tự nhiên… Cuộc sống của họ có bao nhiêu khó khăn hay các vấn đề chưa được giải quyết, quá nhiều lời muốn nói mà không nói ra được, bao nhiêu điều cần làm vẫn chưa làm, bao nhiêu thứ cần dừng mà chưa dừng được… Những điều này đều là nhân tố có thể gây nên sự nghịch loạn của khí huyết, thần cơ, nội bộ bên trong mất cân bằng, cuối cùng dẫn đến các bất thường cả về thể chất lẫn tinh thần.
Vì vậy, người có thể giải quyết được vấn đề này chỉ có thể là chính người bệnh, họ cần nhận thức lại, bắt đầu điều chỉnh lại chính bản thân mình. Bác sĩ chỉ là người hỗ trợ, định hướng, chỉ đường cho họ, còn có đi được hay không vẫn phải phụ thuộc vào ý chí, khát khao lành bệnh và quyết tâm hành động của họ. Khi họ tự mong muốn được sống lại từ đầu, thì bệnh tất sẽ điều trị được. Lúc đó bác sĩ chúng tôi mới có giải pháp hỗ trợ cho bệnh nhân được .
Về bản chất, cuộc đời của mỗi người không thể lúc nào cũng vui tươi được, những cảm xúc buồn, vui, tuyệt vọng, mệt mỏi, căng thẳng, stress… đều giống như những nốt nhạc trong một bài hát, luôn phải tồn tại để tạo nên đời người. Và thực tế hầu như không ai đều ngủ ngon liên tục cả đời được cả, mất ngủ vẫn là một hiện tượng phổ biến không chỉ riêng ai, do vậy chúng ta không nhất thiết quá hoảng loạn.
Vấn đề chung của mọi người là thần thức của chúng ta cứ bấu chặt vào những triệu chứng bị cho là bất thường, những cảm xúc bị cho là không nên xuất hiện. Tôi gặp quá nhiều bệnh nhân biến chuyển nặng hơn rất nhiều sau khi bị chẩn đoán một dạng tên bệnh tâm lý nào đó tại các cơ sở nào đó. Họ bị chính tên bệnh dọa sợ, hoảng loạn và từ đó bấu chặt vào những từ khóa liên quan đến bệnh, chỉ cần một vài biểu hiện nhỏ là bắt đầu cho rằng đó là không bình thường. Từ đó họ dừng cuộc sống bình thường lại, đi tìm bác sĩ, chỉ chăm chăm uống thuốc. Quá trình này một phần có thể giảm được một số triệu chứng, nhưng một phần lại cường điệu lên suy nghĩ “Tôi có bệnh tâm lý”, khiến họ bị cuốn vào vòng xoáy và thế giới biệt lập của mình không thể thoát ra được, đứng dưới vai trò người bị bệnh để nhìn thế giới sẽ có cách nhìn không tỉnh táo, không rõ ràng, từ đó càng khó khăn hơn trong việc tự nhận thức bản thân.
2. Tiếp xúc ánh sáng mặt trời là phần cực kỳ quan trọng để điều tiết vấn đề tinh thần
Sự sản sinh Melatonin (một hoạt chất gây buồn ngủ, ức chế hưng phấn) của tuyến tùng chịu ảnh hưởng rất lớn của cường độ ánh sáng. Ánh sáng mạnh, thời gian chiếu sáng nhiều sẽ ức chế sản sinh Melatonin, khiến cho cơ thể tỉnh táo, hưng phấn, tích cực hơn, từ đó trạng thái tiêu cực, trầm uất sẽ được cải thiện. Con người dưới tác động của ánh sáng mặt trời, tinh thần sẽ tốt hơn, cảm xúc vui vẻ dễ sản sinh hơn, ngược lại nếu nhốt mình trong nhà sẽ khiến cho chúng ta uể oải, buồn ngủ, u uất hơn. Do vậy những ai đã, đang hoặc lo bản thân có nguy cơ rơi vào trạng thái trầm cảm, rối loạn cảm xúc cần dành thời gian đi dạo bên ngoài trời, dưới ánh sáng mặt trời, ít nhất 30 phút – 1 giờ mỗi ngày. Nếu ở trong nhà thì nên mở cửa sổ để ánh sáng và không khí tươi mới tràn vào, giúp xóa tan cảm xúc tiêu cực.
3. Vận động là bài tập thiết yếu để điều trị trầm cảm
Vận động là bài tập bắt buộc và căn cứ vào thể chất khác nhau nên có các bài vận động khác nhau. Ví dụ, chạy bộ hoặc Thái cực hay Bát đoạn cẩm đều cần xem xét thể trạng cần mở ra hay thu vào.
Với những người dễ nổi nóng, cáu gắt, nói nhiều, hoặc quá nhạy cảm vậy thì cần chọn hình thức vận động thu vào một chút như Thái cực, Bát đoạn cẩm. Đối với những người cảm giác bí bách, bế tắc, cảm thấy bất lực, thiếu sự đột phá thì nên đi chạy bộ.
Tôi thường đề xuất những bệnh nhân hướng nội, hay giữ kín tâm sự trong lòng, không dám thể hiện cảm nghĩ của mình với mọi người xung quanh… nên đi chạy bộ để rèn sức bền, khơi mở ra được chút thì bắt đầu tập các bài tập nặng hơn, có tính đối kháng hơn như chơi cầu lông, bóng bàn, rồi võ thuật… như vậy người bệnh sẽ nuôi dần lên sự tự tin, mạnh dạn biểu đạt được ý kiến của mình nhiều hơn.
Môi trường để vận động cũng rất quan trọng, những ngày đẹp trời đi chạy ở môi trường tự nhiên sẽ giúp bơm thêm năng lượng, tốt hơn rất nhiều so với chạy máy. Đặc biệt không nên vừa chạy vừa xem ti vi, hoặc suy nghĩ xem mình chạy được bao xa rồi, cũng đừng đeo tai nghe khi chạy bộ.
Trọng điểm của chạy bộ chính là khi chạy chúng ta tập trung tương tác với chính mình, quan tâm đến cảm nhận của cơ thể trong cả quá trình vận động. Hiện nay thực tế có quá nhiều người quên mất cảm nhận cơ thể của mình, cảm xúc của mình, mà chỉ chạy theo các dục vọng, lo toan về cuộc sống hối hả bên ngoài. Và ở trạng thái này Thần, Khí đều không thu lại được. Bát đoạn cẩm, Thái cực là những bài khí công tuy nhẹ nhàng nhưng sẽ thu được thần ý về cơ thể, để ý được tay mình, chân mình, từng hơi thở của mình ra sao, chỗ nào tắc ứ, chỗ nào lưu thông… giúp khí huyết dần dần điều hòa lại từ đầu, nội tại bên trong có sự liên kết với thế giới bên ngoài và điều chỉnh, thích nghi tốt hơn.
Nếu chúng ta không cố gắng để quay trở về trạng thái nhận diện rõ ràng bản thân, mà chỉ chăm chăm đi theo các kiến nghị của bác sĩ hoặc nhà tư vấn tâm lý để sống thì ý nghĩa điều trị sẽ không nhiều. Mỗi người muốn chữa khỏi bệnh cần hiểu về bệnh lý của mình, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nhưng vẫn phải tự có chiếc la bàn của mình, chủ động trong điều trị, thể chất được điều tiết khỏe mạnh sẽ là nền tảng vững chãi để kiểm soát được cảm xúc.
Cuối cùng, điều tôi tổng kết lại được sau khi điều trị số lượng lớn các ca bệnh trầm cảm, đó chính là: Sự sẵn sàng nghiêm túc phối hợp của người bệnh và gia đình với bác sĩ là chìa khóa để lành bệnh. Người bệnh phải mong muốn khỏi bệnh, gia đình cũng phải quyết tâm hỗ trợ chữa bệnh, bác sĩ chỉ là người định hướng, vẽ lộ trình cho họ đi, việc bước đi vẫn nằm ở đôi chân của họ. Việc chữa lành không hoàn toàn dựa vào bác sĩ, mà cốt lõi nằm ở ý chí người bệnh. Tôi yêu mến và tôn trọng những ai có khát vọng sống, và đang tìm mọi cách để bản thân khỏe mạnh hơn từng ngày…
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh, hạnh phúc.

Liệu Pháp TÂM -THỂ PERG® sẽ giúp bạn CÂN BẰNG CHUYỂN HOÁ nhanh nhất những CẢM XÚC TIÊU CỰC của bạn. Đến với PERG, với sự tư vấn hỗ trợ của các chuyên gia, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bản thân, con người và những phương pháp giúp bạn có thể trở lại phiên bản tốt nhất của mình.

Đọc thêm: Sức khỏe tinh thần: Ý nghĩa và tầm quan trọng trong cuộc sống (tamlyperg.vn)

……………..

CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok