PHẢI LÀM SAO NẾU CHA MẸ CÃI NHAU?
20/05/2020
Có bao giờ cha mẹ cãi nhau trước mặt bạn không? Nếu có, vấn đề thường dẫn đến cãi nhau là gì?
Những trận cãi vã của cha mẹ thường ảnh hưởng đến bạn. Có thể bạn đau buồn khi thấy cha mẹ cãi nhau? Bạn lo lắng cha mẹ sẽ ly dị và bạn phải chọn ở với ai? Bạn mất tập trung trong công việc, học tập chỉ nghĩ đến những lần cãi nhau của cha mẹ? Bạn có thể bị ám ảnh bởi những lời nói, hành xử của cha mẹ và rơi vào trầm cảm? Bạn mất đi mọi sự hứng thứ và thu mình lại? Bạn dằn vặt, đổ lỗi cho bản thân? Bạn có thể có tâm lý nổi loạn như hút thuốc, đánh nhau, chơi các chất kích thích? Bạn có thể nghĩ đến những điều tiêu cực?…
Suy cho cùng, bạn yêu thương cha mẹ và cần sự chăm sóc của họ. Bạn không muốn chứng kiến cảnh cha mẹ cãi nhau và điều đó có thể làm bạn bị ảnh hưởng.
Tại Sao Cha Mẹ Cãi Nhau?
Cha mẹ bạn không phải là người hoàn hảo. Vì vậy, không ngạc nhiên gì khi những cơn bực tức của họ dồn nén và đôi lúc bộc phát thành trận khẩu chiến.
Cha mẹ bạn là hai cá thể riêng biệt, họ có những tính cách; sở thích; quan điểm khác nhau. Vì vậy, đôi lúc sự cãi vã là điều khó tránh khỏi.
Bạn cũng hãy nhớ rằng: Hôn nhân có thể bị căng thẳng vì áp lực của kế sinh nhai, chi phí sinh hoạt và những khó khăn trong công việc, cuộc sống…
Nhưng trên hết hãy tin chắc rằng, dù cha mẹ bạn có những bất đồng nhưng không có nghĩa là hôn nhân của họ đang đổ vỡ. Thường thì họ vẫn yêu thương nhau ngay cả khi bất đồng quan điểm về một số vấn đề.
Ví dụ: Bạn có từng xem phim với một nhóm bạn thân và thấy ý kiến của mình về bộ phim đó khác với họ không? Điều này có thể xảy ra. Ngay cả những người gần gũi với nhau cũng có lúc bất đồng ý kiến. Điểm chính ở đây là: Hai người yêu thương nhau đôi khi cũng bất đồng ý kiến. Tuy nhiên, không ai muốn nghe cha mẹ cãi vã.
Bạn Có Thể Làm Hoặc Nói Gì Khi Cha Mẹ Cãi Vã?
Hãy cho cha mẹ biết những trận cãi vã của họ làm bạn cảm thấy thế nào. Hãy chọn thời điểm mà bạn nghĩ là cha mẹ sẽ lắng nghe, rồi lễ phép nói với họ rằng bạn thấy buồn bực, tức giận và sợ hãi ra sao khi họ cãi nhau.
Trong trường hợp. Bạn bị áp lực phải đứng về phía cha hoặc mẹ trong khi vấn đề không liên quan đến bạn? Hãy cố giữ trung lập. Bạn có thể nói khéo rằng: “Con thương cả ba lẫn mẹ. Nhưng con không thể xen vào chuyện này, xin đừng bắt con đứng về phía ai”.
Hãy cho phép liệu pháp tâm lý Perg trò chuyện và hỗ trợ bạn nếu bạn gặp vấn đề tâm lý hay chưa biết cách giao tiếp, chia sẻ cùng cha mẹ.
TÔI( BẠN) ĐANG LÀ CÁI TÔI( BẠN) SẼ LÀ
TÔI( BẠN) ĐÃ LÀ CÁI TÔI( BẠN) ĐANG LÀ)
Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm lý PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây nhé:
http://perg-nangluongtamthe.com/
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết hay khác trên trang:
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HẠNH PHÚC KHI ÁP LỰC ĐÈ NẶNG?
Nguồn: wol.jw