PHẢI LÀM SAO KHI CON BỊ CÔ GIÁO ĐÁNH?

  28/02/2020

Con gái tôi là bé cá tính, đôi khi khác người một chút. Một hôm đi học về cô bé nói với mẹ. Mẹ ơi! Hôm nay con bị cô giáo đánh, cô tát 3 phát thật là một ngày đen đủi làm sao.Tôi chỉ  nói oh vậy à! Và Tôi vẫn im lặng để nghĩ cách giải quyết vấn đề.

Ngày thứ hai đi học về cô bé lại nói. Mẹ ơi! Hôm nay con lại bị cô giáo tát thêm mấy phát nữa. Oh! Vậy a! Hai hôm liền hả con. Cô con gái trả lời vâng ạ! Mà vẫn hồn nhiên không giận giữ chút nào cả.

Ngày thứ ba đi học về. Mẹ ơi! Hôm nay con lại được cô giáo tát nữa đấy. Ôi cái thái độ của cô bé mới hồn nhiên làm sao như không có chuyện gì xảy ra luôn. Tôi bắt đầu lo lắng rồi đây.

Lần này tôi mới hỏi con. Con cảm giác như thế nào khi bị đánh? Có vui không con? Con bé trả lời bình thường mà mẹ. Chắc có thể con sai nên mới vậy. Oh! Con sai uh. Con có thể nói cho mẹ biết con sai chỗ nào không vậy. Con không biết chỉ biết là sai. Vậy con sai ở chỗ nào hả mẹ – Con bé hỏi tôi.

Mẹ hỏi nhé! Vậy vì sao cô giáo đánh con? Vì con nói chuyện trong lớp mẹ ạ! Oh vây à!  Vậy lý do vì sao mà cô đánh con nhiều vậy, tận ba lần?  Dạ ! Vì con cứ hay nói chuyện riêng cô nhắc con không nghe. Oh ! Vậy à ! Vậy là con đúng hay sai nhỉ? Con sai mẹ ạ! Vì con đã nói chuyện trong lớp.Vậy à ! Thật ra trong chuyện này cô cũng có cái sai và cái đúng và con cũng vậy. Con biết sai chỗ nào đúng chỗ nào không. Dạ con không ạ!

Con sai vì con đã nói chuyện trong lớp, cô giáo nhắc con cũng không nghe. Cô sai vì con đã đánh con. Đúng ra cô nên gọi điện cho phụ huynh để báo cáo hoặc phạt con bằng cách khác chứ không nên tát con như vậy. Nhưng đây cũng là bài học dành cho con đấy. Mẹ mong rằng lần sau con sẽ không để cô tức giận để đánh con như vậy. Và ở đây con đúng vì con biết con đã sai nên không giận giữ và oán trách ai cả. Con đã biết cách chấp nhận mình sai và không đổ lỗi cho ai cả.

Vài ngày sau tôi đến gặp cô giáo và nói chuyện với cô. Em có nghe bé nhà em nói con bị cô tát đúng không ạ! Cô thông cảm, bé nhà em đôi khi hơi lỳ lợm và cá tính một chút. Nên cô vất vả phải không ạ! Lắm lúc em ở nhà em cũng ức chế với con chứ không phải cô đâu ạ! Vậy nên em rất thông cảm và hiểu cho cô. Nhưng về nhà bố bé rất sốt ruột và lo lắng vì thấy con nói vậy. Nên hôm nay em qua gặp cô để hỏi xem tình hình như thế nào ạ!

Cô giáo không nói gì, có vẻ hơi ngượng ngùng và chia sẻ lại câu chuyện do con nói chuyện trong lớp, cô có nhắc mấy lần con không nghe nên cô hơi bức xúc. Nhưng không hề có vẻ gì là mình sai. Sau khi cô nói xong mẹ cũng nhẹ nhàng nói với cô. Em hiều rồi ạ! Lần sau có gì cô cứ nhắc nhở con và phạt con nhưng tránh đánh con như vậy sẽ gây cho con có cảm giác bất mãn. Và chưa tính đến những người không hiểu chuyện là hiểu lầm cô. Em cảm ơn cô nhiều lắm ạ. Có gì cô cứ nhắc nhở và phạt con theo đúng quy định của nhà trường cô nhé. Em cảm ơn cô nhiều lắm ạ!

Câu chuyện là vậy. Liệu có bao nhiêu bố mẹ sẽ phản ứng gay gắt với những tình huống như thế này xảy ra với con bạn. Và bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào là hợp lý. Chúng ta cùng góp ý và chia sẻ dưới bài này nhé.

Phát triển ý thức phân biệt, xử lý tình huống thế nào là đúng hay sai có lẽ là một nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục con trẻ. Đối với tất cả học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba, đặc biệt là học sinh tiểu học việc bồi dưỡng ý thức phân biệt đúng sai rất quan trọng, nó liên quan đến việc hình thành nhân cách tư duy của trẻ sau này. Giúp cho trẻ có những suy nghĩ rõ ràng đa chiều chứ không phiến diện tiêu cực.

Không nên có những lời nói với trẻ rằng cô giáo làm việc đó là không tốt. Hay nói xấu cô giáo. Luôn rõ ràng sai đúng. Nói thẳng vấn đề và nói xấu sau lưng là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Trong chuyện này luôn phân tích sai đúng rõ ràng giúp con có cái nhìn đa chiều.

Khi định hướng cho trẻ nhận thức vấn đề hãy quan sát trẻ và để cho trẻ lộ rõ phản ứng và suy nghĩ của mình, tránh phán xét và vội vàng nhận định một chiều điều đó gây cho trẻ hay có tư duy một chiều. Một là tích cực quá hai là tiêu cực quá không tốt cho kỹ năng trải nhiệm của bé.

Nếu như tư duy của con lệch lạc quá nhiều. Sẽ gây cho con cảm xúc không cân bằng. Dễ quá nhạy cảm với mọi việc không như ý của mình. Gây mất tập trung ảnh hưởng tới học tập của con. Làm sao thì làm luôn luôn tạo cho con môi trường cân bằng tốt  nhất cho con.

Liệu pháp PERG sẽ giúp con  bạn luôn cân bằng trong mọi hoàn cảnh. Hài lòng trong mọi việc, bình tĩnh trước mọi tình huống. Con sẽ không bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc hay tình huống tiêu cực. Con sẽ mạnh mẽ và hạnh phúc khi được trải nghiệm cuộc sống đầy màu sắc và luôn tự tin với chính bản thân mình.

CON ĐANG LÀ CÁI CON ĐÃ LÀ

CON SẼ LÀ CÁI CON ĐANG LÀ

Nhật ký chẩn trị P.E.R.G

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm lý PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây nhé:

http://perg-nangluongtamthe.com/

https://tramcamhocduong.com/

Bác sĩ Giang Vũ, chuyên gia tâm lý liệu pháp PERG.

Hãy liên hệ ngay số điện thoại:  0973533248 Hoặc 02473000785.

Số 47 Ngõ 198 Thái Hà, Đống Đa, Thành Phố Hà Nội.

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết hay khác trên trang:

ĐỪNG ĐỂ CON CỦA TƯƠNG LAI GHÉT CHÍNH CON Ở HIỆN TẠI

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok