NHỮNG CHỨNG RỐI LOẠN MÀ TA HAY TƯỞNG LÀ TÍNH CÁCH P2

  08/05/2023

Cuộc sống áp lực ngày nay khiến bạn dễ dàng mắc phải các chứng bệnh tâm lý rối loạn nhân cách mà không hề nhận ra, thậm chí bạn còn nhầm tưởng đó là những tính cách bình thường.

Rối loạn nhân cách hoang tưởng và tính cách đa nghi 

 

Nhìn chung chúng ta đều có tính đa nghi ở một thời điểm nào đó và điều này khá bình thường. Tuy nhiên, đối với một số người thì tính đa nghi lại vượt quá sức tưởng tượng. Họ luôn nghi ngờ người khác có ý xấu đối với mình, luôn cảnh giác, không tin tưởng, ghen tuông hoặc ngờ vực lòng trung thành của người khác, kể cả với người thân. Họ có thể lén lút xem tài khoản cá nhân của người khác dù không có được sự cho phép. Đôi khi họ nghe lén các cuộc trò chuyện và thậm chí là thuê thám tử tư để điều tra

 

Một người đa nghi sẽ làm những điều khiến họ thất vọng, đau khổ. Điều này dễ dẫn đến chứng bệnh tâm lý rối loạn nhân cách hoang tưởng( paranoid personality disorder – PPD ). Một số biểu hiện phổ biến của rối loạn này là:

 

Thường xuyên nghi ngờ sự chung thủy của người yêu

 

– Tìm kiếm những ý nghĩa đằng sau hành động của một người

 

– Luôn cảm thấy mọi người xung quanh có lỗi với mình

 

– Không hề có chút hài hước nào trong cuộc sống hàng ngày

 

 

 

 

Hãy tạo một danh sách những người mà bạn quen biết, và mỗi lần có ai đó đáp ứng sự mong đợi của bạn, hãy thêm một dấu cộng vào tên của họ. Điều này sẽ giúp bạn vượt qua được tính đa nghi của mình và tin tưởng người khác nhiều hơn

 

Rối loạn nhân cách phụ thuộc và tính cách dễ thỏa hiệp

 

Việc phụ thuộc vào bạn bè hay gia đình là biểu hiện khá bình thường đối với mọi người. Tuy nhiên, nó được xem là rối loạn nhân cách phụ thuộc ( dependent personality disorder – DPD ) nếu bạn dựa dẫm vào người khác quá mức. Bạn sẽ thấy khó khăn hoặc thậm chí không thể đưa ra quyết định nếu không được sự chấp nhận của một ai đó

 

Căn bệnh tâm lý này cũng có một vài dấu hiệu như:

 

-Dễ dàng chấp nhận thỏa hiệp với mọi người xung quanh dù biết rằng họ đã sai

 

-Luôn cần sự che chở, bao bọc, không thể tự lập được

 

-Làm những hành động khó chịu cho bản thân để làm vừa lòng người khác

 

Ngay cả việc đưa ra những quyết định không quan trọng cũng có thể trở thành một nhiệm vụ quá sức và đòi hỏi sự trấn an của nhiều người khác

 

 

 

Để loại bỏ căn bệnh tâm lý rối loạn nhân cách phụ thuộc thì bạn cần nhìn nhận lại năng lực của mình. Mỗi lần bạn muốn thỏa hiệp với một ai đó, chỉ cần nhìn vào danh sách này và tự cổ vũ bản thân. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn và giữ vững lập trường trước lời nói của người khác

 

Rối loạn nhân cách kịch tính và tính cách phô trương 

 

Sự nhạy cảm quá mức có thể là một triệu chứng của rối loạn nhân cách kịch tính ( histrionic personality disorder ). Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều muốn thu hút sự chú ý với mọi người. Tuy nhiên, có đôi khi điều này thể hiện bằng sự bộc lộ cảm xúc hoặc gây chú ý quá mức. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến của rối loạn nhân cách kịch tính như:

 

Mong muốn được giúp đỡ, chấp nhận hoặc khen ngơi từ ai đó thái quá

 

-Không có khả năng tập trung làm việc trong thời gian dài

 

-Bộc lộ cảm xúc thái quá

 

-Ghét sự trì hoãn khi bạn mong muốn làm điều gì đó ngay lập tức

 

 

 

 

Để ngăn ngừa chứng rối loạn nhân cách kịch tính, bạn hãy tập kỹ thuật hít thở sâu mỗi khi cảm xúc dâng trào. Bạn có thể tập thói quen chia nhỏ công việc để hạn chế áp lực khi phải xử lý quá nhiều việc một lúc

 

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế và tính cách cầu toàn

 

Những người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo một cách liều lĩnh và cố chấp quá mức có thể mắc phải bệnh tâm lý rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế ( obsessive-compulsive disorder ). Rối loạn này xuất phát từ môi trường mà bạn đang sống, luôn chú ý quá đáng đến tiểu tiết và trật tự sắp xếp, tự kỉ luật và kiểm soát bản thân thái quá. Tất cả chúng ta đều theo đuổi và cố gắng đáp ứng những kì vọng này  nhưng khi sự theo đuổi và đòi hỏi quá mức và cứng nhắc thì nó lại có thể dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng đáng lưu tâm

 

Đó là chúng ta sẽ dễ vô cảm với mọi thứ, theo chủ nghĩa giáo điều và tâm lý trở nên trì trệ, không linh hoạt, bảo thủ. Bản chất của những người cầu toàn là tự đặt tiêu chuẩn quá cao cho công việc và tập trung quá nhiều vào các chi tiết một cách hoàn hảo, do đó công việc gần như không thể hoàn thành

 

 

roi-loan-am-anh-cuong-che-3

 

Một người cầu toàn quá mức thường có những dấu hiệu phổ biến như:

 

-Bận tâm đến từng chi tiết, quy tắc, lịch trình

 

-Không vứt bỏ được những vật đã hỏng hóc, không còn giá trị sử dụng thậm chí chúng không có giá trị gì về mặt tình cảm

 

-Lao đầu vào công việc quá nhiều đến mức bỏ qua những hoạt động thư giãn và tình bạn( trừ trường hợp có nhu cầu rõ rệt về tài chính )

 

-Mong muốn làm hết việc của người khác vì nghĩ rằng họ sẽ không làm tốt và hoàn hảo được,  hoặc miễn cưỡng khi phải giao nhiệm vụ cho người khác hoặc khi phải làm việc với người khác trừ khi bản thân người khác hoàn toàn làm theo đúng chính xác những gì mình muốn

 

Bạn nên ngồi thiền mỗi ngày hoặc nhắm mắt nghe nhạc, massage để thư giãn. Sau đó, ghi lại những điều bạn đã thực hiện được vào những ngày không thư giãn và những ngày thư giãn. Điều này sẽ chứng minh rằng dành thời gian thư giãn sẽ không làm giảm hiệu suất làm việc của bạn

 

Rối loạn nhân cách ái kỷ và tính cách tự cao

 

Tự đánh giá cao bản thân tốt hơn nhiều so với việc tự trách móc bản thân. Tuy nhiên, bạn có thể mắc bệnh tâm lý rối loạn nhân cách ái kỷ( narcissistic personality disorder ) khi bạn cảm thấy bản thân tài giỏi, quyến rũ hay thậm chí là tốt nhất so với mọi người

 

Bạn dễ mắc chứng trầm cảm và có cảm giác tự ti nếu không được công nhận xứng đáng. Dưới đây là một vài dấu hiệu của rối loạn nhân cách này:

 

  • – Giận dữ thái quá khi nhận lời chỉ trích hoặc phê bình bản thân

 

  • – Lợi dụng mọi người để đạt được mục tiêu của bản thân

 

  • – Hành vi, thái độ kiêu ngạo, tự xem bản thân là vượt trội so với những người khác và xứng đáng được đối xử đặc biệt.

 

  • – Liên tục mơ ước bản thân trở thành người giàu có, thành công, xinh đẹp và tỏa sáng

 

  • – Ghen tị với người khác và tin rằng người khác đang ghen tị với chính mình

 

 

 

 

Vấn đề lớn nhất của việc tự yêu bản thân là sự bất xứng giữa kỳ vọng và thực tế sẽ khiến cho bạn cảm thấy vô dụng, thay đổi tâm trạng thất thường và nỗi sợ xấu hổ.

 

 

Để giải quyết căn bệnh tâm lý rối loạn nhân cách ái kỷ bạn nên giảm bớt mục tiêu của mình trong phạm vi có thể đạt được. Đừng đặt kỳ vọng quá cao để rồi cảm thấy thất vọng với tất cả mọi chuyện xảy ra không như ý nhé.

 

Cuộc sống áp lực ngày nay khiến bạn dễ dàng mắc phải các chứng bệnh tâm lý rối loạn nhân cách mà không hề nhận ra, thậm chí bạn còn nhầm tưởng đó là những tính cách bình thường. Vì vậy, đôi lúc bạn cũng cần những khoảng lặng để tự nhìn nhận lại bản thân. Hãy trân trọng những nét tính cách khác biệt của mình nhưng đừng để quá đà đến mức thành “rối loạn tâm thần” nhé!

 

Liệu Pháp TÂM -THỂ PERG® sẽ giúp bạn CÂN BẰNG CHUYỂN HOÁ nhanh nhất những CẢM XÚC TIÊU CỰC của bạn. Đến với PERG, với sự tư vấn hỗ trợ của các chuyên gia, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bản thân, con người và những phương pháp giúp bạn có thể trở lại phiên bản tốt nhất của mình.

 

Đọc thêm: 10 HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TÂM THẦN BÍ ẨN CÓ KHẢ NĂNG MẮC PHẢI (tamlyperg.vn)

……………..

CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok