NHỮNG BỆNH TÂM LÝ ( RỐI LOẠN NHÂN CÁCH )MÀ CHÚNG TA HAY NHẦM TƯỞNG LÀ TÍNH CÁCH – P1

  04/05/2023

 

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội và tính cách bốc đồng 

 

Những người có rối loạn nhân cách chống đối xã hội ( antisocial personality disorde – ASPD) luôn dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và làm việc ít hơn. Mặc dù đây là điều bất kì ai cũng muốn, nhưng với một số người có rối loạn nhân cách này thì việc này lại quá mức kiểm soát

 

Những biểu hiện giúp bạn nhận ra nhân cách chống đối xã hội là:

 

-Hành vi nói dối lặp đi lặp lai, sử dụng nhiều tên giả, lừa người khác để trục lợi hoặc chỉ vì thấy thích thú

 

-Thiếu thận trọng đối với sự an toàn của người khác hoặc của chính mình

 

-Thường xuyên vắng mặt tại chỗ làm, bỏ dở công việc đang làm

 

-Thất nghiệp trong thời gian dài, không có kế hoạch thực tế để kiếm việc mới

 

-Thiếu trách nhiệm nhất quán hoặc thiếu tôn trọng các nghĩa vụ tài chính, mua sắm chi tiêu không có kế hoạch rõ ràng

 

Bạn cần học cách quản lý thời gian và tự tạo động lực. Hãy viết ra những gì mà bạn sẽ tự thưởng khi đạt được một thành tích nào đó. Đồng thời, thực hiện thời gian biểu hợp lý trong một tháng trở lên để có thể hình thành thói quen tốt

 

rối loạn nhân cách-01

 

 

Rối loạn nhân cách phân liệt và tính cách nhút nhát

 

Sự nhút nhát hay sợ sệt diễn ra trong một thời gian dài có thể dẫn đến bệnh tâm lý rối loạn nhân cách phân liệt ( schizoid personality disoder – SPD ). Đó là khi bạn hoàn toàn không muốn kết nối với mọi người xung quanh

 

Những người mắc phải rối loạn này sẽ cố gắng giới hạn bản thân tránh khỏi sự tiếp xúc với người khác. Tính hướng nội và sợ giao tiếp có thể dẫn đến bệnh tâm lý trên nếu bạn có những biểu hiện như:

 

-Thờ ơ với mọi lời phê bình hoặc khen ngợi

 

-Chỉ chơi thân với một người bạn duy nhất, ít bạn thân

 

-Ít hoặc không quan tâm đến trải nghiệm tình dục

 

Thường xuyên mơ mộng và nghĩ về những điều phi thực tế

 

-Quá nhạy cảm và sợ hãi về những người xung quanh

 

Bạn cần học cách quản lý thời gian và tự tạo động lực. Hãy viết ra những gì mà bạn sẽ tự thưởng khi đạt được một thành tích nào đó. Đồng thời, thực hiện thời gian biểu hợp lý trong một tháng trở lên để có thể hình thành thói quen tốt

 

Rối loạn nhân cách gây hấn thụ động và tính cách trì hoãn

 

Những người hay trì hoãn thường không tuân theo các luật lệ hoặc quy tắc xã hội. Họ thường làm các việc cần thiết một cách chậm trễ. Triệu chứng này có thể là biểu hiện của rối loạn nhân cách gây hấn thụ động ( pasive – aggressive personality disorder ). Ngoài ra, còn có thể kèm theo đó là chứng trầm cảm dai dẳng

 

Đối với một số người, tính cách trì hoãn có thể là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, điều này có thể trở thành vấn đề đáng lo nếu xuất hiện một số dấu hiệu:

 

Tốc độ làm việc rất chậm và hiệu suất kém

 

-Cảm thấy khó chịu khi phải đáp ứng yêu cầu làm một việc nào đó

 

-Phản ứng tiêu cực với những lời khuyên của mọi người xung quanh

 

-Thường xuyên cảm thấy tức giận một cách vô lý

 

Bạn nên đặt mình trong hoàn cảnh của mọi người để có thể thấu hiểu cảm xúc của họ và từ đó cải thiện những biểu hiện của mình tốt hơn. Liệu pháp này sẽ giúp cho bạn giảm bớt trì hoãn và cảm thông cho người khác nhiều hơn

 

Rối loạn nhân cách ranh giới và tính cách bốc đồng 

 

Nếu một người không cố gắng kiểm soát cơn giận của họ thì có thể là dấu hiệu của rối loạn nhân cách ranh giới ( borderline personality disorder – BPD ).Một trong những biểu hiện là họ nhanh chóng thay đổi quan điểm thất thường. Ví dụ, bạn nghĩ rằng ăn trứng chiên có hại cho dạ dày và bạn ghét điều này. Tuy nhiên, chỉ sang ngày hôm sau bạn lại chiên trứng cho bữa ăn sáng

 

Tất nhiên, tính cách bốc đồng đơn giản không hẳn là tiêu cực. Đây chỉ trở thành một căn bệnh tâm lý nếu bạn mắc phải những biểu hiện như:

 

-Dễ thay đổi bạn bè và người yêu

 

-Thường xuyên tiêu tiền hoang phí mà không suy nghĩ

 

-Hành vi nguy hiểm bốc đồng: lái xe không cẩn thận, tự cắt tay, tự làm tổn thương cơ thể

 

Thay đổi tâm trạng thất thường và thường có cảm giác chán nản, mệt mỏi

 

-Nỗ lực điên cuồng để tránh bị gia đình và bạn bè bỏ rơi

 

Một trong những cách chữa trị tốt nhất cho căn bệnh tâm lý rối loạn nhân cách ranh giới là kiểm soát tốt cơn giận dữ và tự nhận thức bản thân. Bạn có thể tự thưởng cho mình một món quà để tạo động lực thay đổi mỗi ngày

 

rối loạn nhân cách

 

 

Rối loạn nhân cách tránh né và tính cách tự ti

 

Những người có tính cách tự ti thường có xu hương tự trách và đổ lỗi cho bản thân. Họ trốn tránh giải quyết vấn đề và chọn cách tránh né. Tình trạng này được gọi là rối loạn nhân cách tránh né( avoidant personality disorder – AvPD). Thậm chí họ có thể gặp hoảng loạn, trầm cảm và rối loạn giấc ngủ

 

Thái độ tự phê bình bản thân có ích với mức độ vừa phải. Điều đó đủ để tạo động lực cho chúng ta cố gắng và tự phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, tính cách tự tin có thể chuyển thành bệnh tâm lý với những biểu hiện như:

 

Tự trách bản thân khi nhận những lời chỉ trích hoặc lời từ chối

 

-Né tránh làm những điều dại dột hoặc ngớ ngẩn trước mặt mọi người. Phóng đại những khó khăn, rủi ro tiềm ẩn của những hành động vốn dĩ rất bình thường

 

Luôn né tránh giao tiếp với mọi người vì sợ bản thân sẽ nói sai điều gì đó

 

-Luôn nghĩ rằng bản thân không đủ năng lực, không hấp dẫn hoặc kém cỏi

 

Suy nghĩ tích cực và lạc quan chính là phương pháp chữa trị tốt trong trường hợp bệnh tâm lý tránh né. Hãy ghi ra những dự đoán về kết quả của  một hành động mà bạn sẽ thực hiện và ghi lại cả kết quả tích cực và tiêu cực. Để nếu lần sau bạn có suy đoán tiêu cực về kết quả thì đọc lại và trấn an bản thân rằng mọi chuyện sẽ ổn 

 

Đọc thêm: Hành Động Hằng Ngày Này Của Cha Mẹ Khiến IQ Của Con Thui Chột Dần (tamlyperg.vn)

CÔNG TY ƯD NL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok