Người có xu hướng dễ khóc có phải là người đang có vấn đề về tâm lý?!

  29/05/2024

Có những người xuất hiện cảm xúc thất thường và đôi khi mong manh và dễ rơi nước mắt một cách thiếu kiểm soát. Liệu rằng đó là điều bình thường hay họ đang gặp những vấn đề tâm lý nghiêm trọng? Có những điều gì đang diễn ra trong suy nghĩ của họ? Hãy cùng Tâm lý PERG tìm hiểu về tâm lý của người dễ khóc qua bài viết dưới đây!

Người dễ khóc là người như thế nào?

Khóc là một trạng thái tự nhiên mà người ta thường dùng để biểu lộ cảm xúc, đặc biệt trong những tình huống khó khăn và căng thẳng. Một người có thể dễ dàng rơi nước mắt khi đối mặt với sự chia ly, mất mát, hoặc khi bị công ty đánh giá làm việc không tốt. Tuy nhiên, có những người dễ khóc hơn những người khác. 

Những người này thường có nhiều cảm xúc bị dồn nén hoặc đang trải qua nhiều căng thẳng trong cuộc sống. Họ có thể là người nhạy cảm, với lòng thấu cảm sâu sắc đối với hoàn cảnh của người xung quanh. Ngoài ra, người dễ khóc cũng có thể đang đấu tranh với các rối loạn trầm cảm và lo âu.

Nguyên nhân nào khiến người ta dễ rơi nước mắt?

Họ là những người nhạy cảm

Người có tính cách nhạy cảm thường rất dễ xúc động và có xu hướng khóc một mình khi đau buồn. Những người hướng nội hoặc có cá tính mạnh mẽ cũng có thể khóc một mình để giải tỏa những cảm xúc bị kìm nén bên trong.

Liên quan đến giới tính

Theo Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA), về mặt sinh học, phụ nữ có khả năng dễ khóc hơn nam giới do cơ thể họ có ít nồng độ testosterone hơn. Testosterone có khả năng giảm và ngăn cản cảm giác muốn khóc. Ngoài ra, phụ nữ cũng có nhiều hormone prolactin hơn, một loại hormone thúc đẩy cảm giác muốn khóc.

Gặp phải chấn thương tâm lý trong quá khứ

Người dễ khóc có thể là những người đã trải qua đau buồn hoặc sang chấn tâm lý từ thời thơ ấu. Những trải nghiệm này làm cho hệ thần kinh giao cảm của họ trở nên nhạy cảm hơn, khiến họ dễ khóc khi gặp phải tình huống tương tự gây ra tổn thương tâm lý cho họ. Các biến cố hiện tại như mất người thân hay chia tay người yêu cũng làm cho một người dễ khóc do đau lòng và có thể góp phần lớn vào việc gây rối loạn trầm cảm.

Chịu đựng căng thẳng cao

Căng thẳng làm tăng nồng độ cortisol trong cơ thể, khiến một người trở nên nhạy cảm và phản ứng mạnh mẽ hơn khi đối mặt với các tác nhân gây stress. Khi căng thẳng, cơ thể phải gồng mình đối phó với những cảm xúc mãnh liệt, khiến nước mắt dễ chảy ra hơn.

Đang gặp phải các vấn đề tâm lý

Các rối loạn tâm lý có thể khiến một người dễ khóc hơn người khác, đôi khi không cần lý do cụ thể:

  • Trầm cảm: Những người bị trầm cảm thường cảm thấy yếu đuối và có cảm giác bị bỏ rơi. Họ có xu hướng khóc một mình khi gặp phải những vấn đề bế tắc.
  • Rối loạn lo âu: Người mắc rối loạn lo âu thường mất tự tin và cảm thấy vô dụng, điều này khiến họ dễ xúc động và khóc nhiều hơn.
  • Rối loạn ăn uống: Tình trạng này liên quan mật thiết đến các dấu hiệu trầm cảm. Người bệnh có thể ăn rất nhiều để quên đi nỗi buồn hoặc ăn rất ít vì mất cảm giác ngon miệng.
  • Rối loạn giấc ngủ: Sự lo lắng và suy nghĩ nhiều khiến người bệnh trằn trọc khó ngủ hoặc ngủ rất nhiều. Đây cũng là một dấu hiệu của trầm cảm.

Làm thế nào để tránh xúc động và điều hòa cảm xúc dễ dàng

Tập hít thở

Hít thở chậm và sâu là một kỹ thuật đơn giản nhưng hiệu quả để kiểm soát cảm xúc. Khi bạn cảm thấy sắp khóc, hãy ngồi hoặc đứng yên, tập trung vào từng hơi thở. Hít vào bằng mũi, đếm đến bốn, sau đó thở ra bằng miệng, cũng đếm đến bốn. Lặp lại quá trình này vài lần cho đến khi bạn cảm thấy bình tĩnh hơn. Kỹ thuật hít thở này không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn có thể ngăn dòng nước mắt chảy ra, giúp bạn giữ vững sự bình tĩnh trong những tình huống căng thẳng.

Sử dụng lời nói tự trấn an

Sử dụng các “câu thần chú” hoặc tự động viên bản thân bằng những lời nói tích cực là cách hiệu quả để điều chỉnh cảm xúc. Khi bạn cảm thấy mình sắp khóc, hãy thử lặp lại những câu như: “Không sao đâu”, “Điều này sẽ qua”, “Mọi thứ sẽ ổn thôi”. Những câu này giúp bạn chuyển hướng suy nghĩ và tập trung vào việc vượt qua cảm xúc tiêu cực. Bạn cũng có thể tạo ra một câu thần chú cho riêng mình, miễn sao khi nói câu đó, bạn cảm thấy lòng mình bình an. Điều này không chỉ giúp bạn kìm nén nước mắt mà còn tăng cường khả năng tự trấn an bản thân.

Thư giãn cơ mặt

Thư giãn cơ mặt là một phương pháp hữu hiệu để kiểm soát cảm xúc. Khi bạn cảm thấy căng thẳng hoặc sắp khóc, hãy nhắm mắt lại và tập trung vào các cơ trên gương mặt. Kiểm tra xem có phần nào đang căng thẳng hoặc nhăn nhó không, sau đó nhẹ nhàng vỗ nhẹ khu vực đó và tự nhủ “thư giãn”. Thực hiện động tác này cho đến khi khuôn mặt trở về trạng thái tự nhiên nhất. Bạn có thể kết hợp phương pháp này với các tư thế ngồi thiền như ngồi thẳng lưng, thả lỏng vai và tập trung vào hơi thở. Sự kết hợp này giúp giảm căng thẳng toàn diện và mang lại cảm giác thư thái.

Tránh đi chỗ khác

Khi cảm thấy nước mắt sắp trào ra, việc thay đổi môi trường xung quanh có thể giúp bạn kiểm soát tình huống tốt hơn. Nếu bạn đang ở trong một tình huống căng thẳng hoặc khó chịu, hãy tìm cách rời khỏi đó một lúc. Đi dạo trong công viên, tìm một góc yên tĩnh hoặc đơn giản là ra ngoài để hít thở không khí trong lành. Khoảng thời gian tạm thoát khỏi tình huống này cho phép bạn bình tĩnh lại và xử lý cảm xúc một cách bình thản hơn. Ngoài ra, việc thay đổi không gian cũng giúp bạn có thời gian suy nghĩ và tìm cách giải quyết vấn đề một cách logic và hiệu quả hơn.

Nghĩ về điều tích cực

Đối với những người dễ xúc động, việc chuyển hướng suy nghĩ sang điều tích cực có thể khá khó khăn trong lúc căng thẳng. Do đó, khi tâm trạng ổn định, hãy dành thời gian viết ra những niềm vui và điều bạn biết ơn trong cuộc sống lên một tờ giấy. Khi cảm thấy buồn bã và mắt bắt đầu rưng rưng, hãy lấy mảnh giấy này ra để nhắc nhở bản thân về những điều tuyệt vời mà bạn vẫn có trong cuộc sống.

Tập thể dục và chăm sóc sức khỏe

Người dễ xúc động có thể đạt được sự tĩnh tâm và thư giãn thông qua các hoạt động như thiền, đọc sách, hoặc tập yoga. Những thói quen này không chỉ giúp chăm sóc sức khỏe tinh thần mà còn tăng cường khả năng kiểm soát cảm xúc. Thêm vào đó, việc tập thể dục đều đặn, duy trì lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc và ăn uống điều độ sẽ giúp bạn xây dựng sự kiên cường cần thiết để đối mặt với các cảm xúc khó khăn.

Rèn luyện trí tuệ cảm xúc

Rèn luyện trí tuệ cảm xúc là một phương pháp hiệu quả để kiểm soát cảm xúc của bản thân. Bạn có thể bắt đầu bằng cách định hình lại cách nhìn nhận và điều chỉnh cảm xúc của mình, chấp nhận sự thật và đối mặt với cảm xúc tiêu cực, và tránh những tình huống gây căng thẳng không cần thiết.

Chia sẻ cảm xúc

Khi gặp những chuyện buồn phiền, hãy tìm đến những người thân mà bạn tin tưởng để chia sẻ và xin lời khuyên, thay vì khóc một mình. Nếu bạn chưa sẵn lòng tâm sự với ai, việc viết nhật ký cũng là một cách tuyệt vời để giải tỏa stress và chăm sóc sức khỏe tâm lý.

Tìm kiếm đam mê riêng cho riêng mình

Tìm kiếm và theo đuổi những đam mê mới có thể mang lại niềm vui và ý nghĩa cho cuộc sống. Bạn có thể lên kế hoạch du lịch, học một ngoại ngữ mới, hoặc thử sức với một bộ môn nghệ thuật mà bạn yêu thích. Những trải nghiệm mới mẻ này sẽ giúp bạn tập trung vào điều tích cực và xây dựng sự tự tin.

Tránh dùng chất kích thích

Lạm dụng rượu bia và các chất kích thích có thể làm gia tăng các triệu chứng trầm cảm, lo âu và suy giảm trí nhớ. Về mặt thể chất, bạn có thể gặp các vấn đề như đau dạ dày, tăng nhịp tim, vàng da và mất ý thức. Tránh xa các chất kích thích sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất tốt hơn.

Điều trị rối loạn tâm lý

Nếu bạn nhận thấy mình thường xuyên khóc một mình và có thêm các dấu hiệu trầm cảm khác, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý. Bác sĩ tâm lý có thể lắng nghe bạn tâm sự, đưa ra lời khuyên chuyên môn và, nếu cần thiết, kê đơn thuốc chống trầm cảm để giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.

 

Việc nhạy cảm là điều không thể tránh khỏi, khi gặp những áp lực và tổn thương tâm lý có thể khiến cho tâm lý chúng ta sẽ tự phản ứng trong vô thức bằng cách trở nên nhạy cảm và dễ xúc động hơn. Bạn không cần cảm thấy tự trách hay có lỗi, mà thay vào đó hãy học cách yêu thương bản thân hơn, mạnh mẽ hơn.

Nếu nhận thấy bản thân, người thân, bạn bè đang gặp tình trạng dễ khóc, dễ xúc động hoặc có triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến tâm lý cần đưa họ đến gặp bác sĩ tâm lý ngay để được tư vấn và điều trị. Trên hết, sự đồng cảm, quan tâm, lắng nghe đến từ gia đình và bạn bè là động lực quan trọng giúp bệnh nhân có thể cải thiện bệnh tốt hơn.

____________

CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Fanpage: PERG hỗ trợ điều trị TRẦM CẢM , RỐI LOẠN LO ÂU

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok