Nghiện game gây bệnh tâm lý ở trẻ?! Cha mẹ nên làm gì?

  09/04/2024

Việc cho trẻ giải trí bằng các thiết bị điện tử được nhiều phụ huynh áp dụng, tuy nhiên, việc cho trẻ chơi game quá mức dẫn đến tình trạng nghiện game sẽ để lại cho trẻ nhiều hệ lụy. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe và kết quả học tập mà nghiện game gây bệnh tâm lý ở trẻ như hoang tưởng, trầm cảm,… Vậy cha mẹ nên làm gì để giúp con vượt qua chứng nghiện game? Hãy cùng Tâm lý PERG tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

Biểu hiện của chứng nghiện game

Các dấu hiệu thường xuất hiện khi trẻ bị nghiện game bao gồm: 

Dành thời gian chơi game nhiều hơn 3 giờ mỗi ngày, liên tục trong ít nhất 1 tháng

  • Mong muốn tăng thêm thời gian chơi game
  • Không kiểm soát được việc chơi game, làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu suất làm các công việc khác như chăm sóc bản thân (vệ sinh cá nhân), học tập, quan hệ xã hội và công việc
  • Thường xuyên nói dối hoặc lừa đảo để có thể chơi game, và có hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp để có tiền chơi game
  • Sử dụng tiền một cách không kiểm soát để mua thời gian chơi hoặc vật phẩm trong game
  • La khóc, đòi hỏi hoặc thậm chí có những hành vi tiêu cực như dọa tự tử, uy hiếp người thân,…

Tác hại của nghiện game đến con trẻ

Nghiện game gây bệnh tâm lý ở trẻ

Bản chất của game cũng tác động đến não bộ như sử dụng chất gây nghiện. Chính vì thế, việc nghiện game gây bệnh tâm lý ở trẻ như: luôn cảm thấy mệt mỏi, cảm giác mất năng lượng hoặc nghỉ ngơi khó lại sức do ngồi chơi game kéo dài và liên tục; buồn chán, bi quan, cảm giác cô đơn, bất an; mất các hứng thú với các thú vui, sở thích cũ, mọi thứ chỉ dồn vào game. Thậm chí nghiêm trọng hơn là dẫn đến các bệnh tâm thần như: hoang tưởng, trầm cảm, lo âu,căng thẳng, rối loạn lo âu,…

Ảnh hưởng đến học tập và công việc

Khi chơi game, trẻ sẽ có cảm giác thoải mái và hứng thú hơn so với việc học nên trẻ sẽ dễ bị sao nhãng và không tập trung vào việc học. Nhiều trẻ thậm chí còn bỏ học, trốn học để chơi game. Chơi game nhiều cũng ảnh hưởng đến các chức năng của sáng tạo, phân tích, tập trung cũng có thể khiến kết quả học tập không tốt hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, các bé sẽ bị thiếu kiến thức, ảnh hưởng trực tiếp đến việc trau dồi và thân và giới hạn nghề nghiệp trong tương lai, cơ hội tìm được công việc tốt sẽ bị hạn chế rất nhiều.

Ảnh hưởng đến xã hội

Game online có thể tạo ra sự phụ thuộc cao. Các nhà sản xuất trò chơi thường tinh chỉnh các yếu tố thiết kế để thu hút và kích thích người chơi. Để đạt được thành tích cao trong trò chơi, người chơi thường phải dành rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Trò chơi thường được cập nhật thường xuyên để giữ cho nó luôn mới mẻ và hấp dẫn, thúc đẩy người chơi dành thêm nhiều thời gian hơn để tham gia.

Việc dành quá nhiều thời gian trong thế giới ảo có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của người chơi. Điều này có thể bao gồm xung đột với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, bỏ lỡ cơ hội học hành hoặc công việc, cũng như gặp khó khăn về tài chính và sức khỏe (bao gồm giảm thị lực, giảm miễn dịch, và các vấn đề khác như rối loạn tiêu hóa và rối loạn tình dục).

Những hành vi nghiện game không chỉ là tác động tiêu cực đến bản thân mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến cộng đồng xã hội. Người nghiện game không chỉ gây hại cho bản thân mình mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến những người xung quanh, như trong một nhóm cộng đồng như lớp học, nơi làm việc hoặc cộng đồng địa phương. Tình trạng nghiện game không nên bị phê phán nhưng cũng không được khuyến khích, và vì vậy cần phải tránh xa nó.

Cha mẹ nên làm gì?

Khi cha mẹ rơi vào trường hợp có con cái nghiện game, cha mẹ có thể làm những cách sau:

Bình tĩnh và thấu hiểu

Tránh nóng giận, la mắng hay trách móc con. Việc này có thể khiến con thêm ức chế và có xu hướng chống đối. Thay vào đó, hãy dành thời gian trò chuyện với con để hiểu rõ nguyên nhân khiến con nghiện game. Có thể con đang gặp áp lực học tập, hoặc gặp khó khăn trong giao tiếp với bạn bè chính vì thế hãy trò chuyện để có thể hiểu rõ nội tâm của con hơn.

Giúp con nhận thức tác hại của việc nghiện game

Giải thích cho con hiểu những ảnh hưởng tiêu cực của việc chơi game quá nhiều đến sức khỏe, học tập và các mối quan hệ của con. Có thể cho con xem các bài báo, video về tác hại của nghiện game để con có cái nhìn khách quan hơn.

Đặt ra giới hạn thời gian chơi game

Cùng con thống nhất thời gian chơi game hợp lý mỗi ngày, phù hợp với độ tuổi và học tập của con. Bạn có thể sử dụng các phần mềm quản lý thời gian sử dụng thiết bị để kiểm soát thời gian chơi game của con.

Khuyến khích con tham gia các hoạt động khác

Hướng con đến các hoạt động thể thao, giải trí lành mạnh như đọc sách, tham gia các câu lạc bộ,…Bên cạnh đó, bạn hãy dành thời gian chơi cùng con, giúp con phát triển các kỹ năng mới và gắn kết tình cảm gia đình.

Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia

Nếu tình trạng nghiện game của con quá nghiêm trọng, cha mẹ nên tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia tâm lý hoặc các trung tâm cai nghiện game.

Chơi game không hoàn toàn là mang lại những điều tiêu cực. Tuy nhiên, nếu trẻ không hiểu được hết những tác hại của game mà sa đà vào những thú vui trực tuyến sẽ để lại hậu quả khôn lường. Thay vì những hành vi tiêu cực, bạn có thể kiên nhẫn và bình tĩnh thay đổi hành vi cho trẻ để trẻ nhận ra và hướng tới cuộc sống lành mạnh hơn.

Nếu nhận thấy bản thân, người thân, bạn bè đang có triệu chứng của nghiện game hoặc có triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến tâm lý cần đưa họ đến gặp bác sĩ tâm lý ngay để được tư vấn và điều trị. Trên hết, sự đồng cảm, quan tâm, lắng nghe đến từ gia đình và bạn bè là động lực quan trọng giúp bệnh nhân có thể cải thiện bệnh tốt hơn.

____________

CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Fanpage: PERG hỗ trợ điều trị TRẦM CẢM , RỐI LOẠN LO ÂU

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok