Làm Sao Để Bình Tĩnh Hơn Khi Đứng Trước Đám Đông

  05/06/2021

Đứng trước đám đông để làm một việc gì đấy, con người chúng ta phải chịu một sức ép khá lớn. Dù là ai đi nữa, dũng cảm, mạnh mẽ, hay yếu đuối đều cảm thấy căng thẳng, mất bình tĩnh trước đám đông; khi hàng chục, hàng trăm con mắt đang dõi theo mình. Nếu không có bản lĩnh đã được luyện tập qua năm tháng, chắc chắn chúng ta sẽ hồi hộp mà phát ngôn không đúng ý.

Tôi có một người bạn, cô ấy đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng; nào là viết kịch bản nội dung; tập nói trước gương. Nhưng khi đứng trên bục giảng vẫn bị mất bình tĩnh, hồi hộp. Thậm chí đến học sinh vẫn nhận ra và nói với tôi. Cô ơi! Con thấy cô Oanh không tự tin, giọng của cô cứ run run.

Nếu bạn bị mất bình tĩnh khi đứng trước đám đông. Hãy tham khảo vài gợi ý sau đây:

1. Đầu tiên, bạn cần xác định là: mình phải rõ ràng trong từng lời nói

Nói chậm cũng được, quan trọng là cần đảm bảo nội dung truyền tải cho đúng đã. Nội dung chính xác bao nhiêu, bạn sẽ tự tin bấy nhiêu. Từ đó cũng bớt được âu lo.
Để giữ được bình tĩnh ,cứ hít một hơi thật sâu. Hít thở sâu có thể giúp giảm căng thẳng và cung cấp khí oxy đến não, làm tăng khả năng tập trung. Khi cảm thấy cơn hoảng loạn tới gần, hãy dừng lại và giảm nhịp thở. Hít thở sâu không có gì quá đặc biệt, bạn cứ tự làm theo ý hiểu của mình. Hít sâu – Giữ hơi thở – Thở ra nhẹ nhàng.

2. Tiếp đến, để bình tĩnh HƠN NỮA, chính là tập trung vào các giác quan.

Thường khi đang cơn hoảng loạn, suy nghĩ của ta sẽ rất lộn xộn. Nhiều cảm xúc đến cùng lúc, làm tăng cảm giác “bị quá tải”. Tình trạng này xảy ra bởi cơ thể chúng ta vừa kích hoạt chế độ “chiến đấu hay bỏ chạy” cho hệ thần kinh giao cảm, làm tăng nhịp tim và nhịp thở, căng cơ và giảm sự lưu thông máu. Lúc ấy, chỉ cần làm mọi thứ chậm lại một chút và chú ý đến các cảm giác mạnh. Quá trình này sẽ giúp não bộ từ bỏ những “phản ứng tự động” hay thói quen phản ứng lại những sự việc căng thẳng theo cách cụ thể nào đấy.

Ví dụ: Khi thấy mình sắp cuống, hãy liệt kê xem chuyện gì đang xảy ra

3. Tiếp đến, nhắc bản thân rằng những triệu chứng này là kết quả của chứng lo âu căng thẳng. Tránh thuyết phục mình là ta “kiểm soát” và “chấm dứt” các triệu chứng ấy ngay.

Chuyện này có thể khiến cơn hoảng loạn trầm trọng hơn. Hãy nói với bản thân rằng những triệu chứng này chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng qua đi. Cứ tiếp tục duy trì cảm giác hiện tại khi vẫn đang liệt kê tất cả mọi cảm giác xảy đến. Như vậy theo thời gian, điều này sẽ giúp bạn nhận biết rằng tình huống diễn ra không thực sự nguy hiểm. Sẽ không còn phải lo lắng về nó nữa.

4. Quan trọng nhất là bạn không phớt lờ, chối bỏ tình huống hay hoàn cảnh đang gây nên cơn hoảng loạn

Bởi vì vượt qua chứng hoảng loạn phải là từ nơi nó bắt đầu. Nếu không, bạn sẽ dễ bị hoảng sợ trầm trọng hơn khi đối mặt với hoàn cảnh hay tình huống tương tự về sau.

Những cách trên giúp bạn giữ bình tĩnh trước đám đông, nhưng quan trọng hơn hết là cần có PHƯƠNG PHÁP ổn định, cân bằng TẬN GỐC. Liệu pháp tâm lý Perg giúp tìm ra TÁC NHÂN gây cho bạn tâm lý mất bình tĩnh và đưa ra bạn những bài tập giúp bạn chuyển hóa sự mất bình tĩnh. Giúp bạn trong mọi trường hợp nào cũng có thể duy trì sự ỔN ĐỊNH, CÂN BẰNG.

LÀM SAO LIÊN HỆ VỚI CÔNG TY TÂM-THỂ TRỊ LIỆU PERG®?
Công Ty TNHH ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG TÂM THỂ LIỆU PHÁP PERG®
Địa chỉ: Số 91B, ngõ 25 Vũ Ngọc Phan, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785
Liệu Pháp TÂM-THỂ PERG® GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!
Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về Liệu Pháp TÂM -THỂ PERG®, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây nhé:

Trang chủ


Bạn có thể biết:
ĐAU THẦN KINH TOẠ LÀ GÌ? – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok