CẢM XÚC BỊ KÌM NÉN TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC NHƯ THẾ NÀO ?
20/08/2021
Cảm xúc được hiểu nôm na là các trạng thái vui, buồn, lo lắng,……của con người. Nó bị ảnh hưởng lớn bởi các yêu tố xung quanh và trải nghiệm sống của mỗi cá thể.
Việc bộc lộ cảm xúc tích cực (vui mừng, hân hoan,…) luôn không khó, tuy nhiên những trạng thái có thiên hướng không tích cực (buồn bã, tức giận, cáu kỉnh,…..) lại không được như thế. Bởi chúng không được nhìn nhận tốt, nên chúng ta thường không dám thể hiện nó ra, kìm nén nó xuống.
Khi kìm nén quá nhiều cảm xúc tiêu cực, càng nhiều xung đột diễn ra, con người sẽ ngày càng dễ bị nhấn chìm trong lo âu, sợ hãi. Điều này xảy ra xuất phát từ dây thần kinh phế vị – trung tâm kiểm soát cảm xúc của cơ thể.
Cơ sở khoa học
Dây thần kinh phế vị có nhiệm vụ phản hồi lại những cảm xúc được kích thích từ não trung gian bằng cách gửi tín hiệu đến tim, phổi, và vùng ruột. Khi có nguy hiểm xuất hiện, theo bản năng sinh tồn, tín hiệu sẽ được kích hoạt. Nói cách khác, cơ thể chúng ta đã “cài đặt” sẵn cơ chế phản ứng với những nguy hiểm trước khi bản thân có thể nhận thức và quyết định phải làm thế nào. Điều này lý giải vì sao lý trí không quyết định cảm xúc, bạn không thể vui vẻ khi gặp một lời đe dọa, hay tức điên khi bị chọc cười.
Khi lý trí “kiểm soát”, “kìm hãm” cảm xúc, nó sẽ tạo ra một cuộc “xung đột” gây nên áp lực cho cả tinh thần lẫn thể xác, dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi và khiến tâm lý tổn thương nặng nề hơn.
Vậy giải quyết tâm lý tiêu cực như thế nào?
Lắng nghe tâm trạng của mình
Để quản lý tâm lý cá nhân, cách tốt nhất là ta đồng hành cùng nó từ những bước đầu. Thay vì tìm cách che giấu hay quên đi, hãy học cách đối diện với vấn đề, coi nó là kinh nghiệm cá nhân, từ đó tìm kiếm cách giải quyết trực tiếp.
Nhìn nhận cảm xúc tiêu cực của mình theo một hướng khác
Với bạn, thừa nhận nỗi sợ hãi, tìm kiếm sự giúp đỡ, nổi điên vì một số vấn đề nào đó là một chuyện rất tồi tệ, nhưng người khác chưa hẳn đã nghĩ vậy. Họ đứng ở góc độ khác và có những đánh giá khác (thường là tích cực hơn). Chẳng hạn, cảm nghĩ về cảm nhận của mình là một hành vi yếu đuối, nhưng người khác lại cho rằng đó là hành động thể hiện sự can đảm, tin tưởng và gắn kết. Thể hiện cảm xúc là điều đáng ngại trong mắt bạn nhưng có thể là sự can đảm, chân thật, là nền móng của sự tự tin và kết nối tích cực với người khác.
Thả trôi cảm xúc, sống đúng tâm trạng
Hãy lắng nghe mọi trạng thái của cơ thể, dù giận dữ, buồn bã, chán nản, sợ hãi hay xấu hổ. Hãy mở lòng chấp nhận toàn bộ những cảm xúc đó nhưng đừng vội đánh giá hay phản ứng. Tiếp đến là chọn khoảng thời gian thích hợp để bình tĩnh và thoải mái cho phép dòng năng lượng cảm xúc tuôn trào theo cách phù hợp.
Lời kết
Giận dữ, lo lắng, sợ hãi, xấu hổ,….vốn là những trạng thái tâm lý rất cơ bản của con người, tuy rằng không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng tiếp nhận chúng. Thay vì dùng hết sức lực để che lấp cảm xúc tiêu cực của bản thân, hãy chủ động tìm hiểu, nhìn nhận và đối mặt với chúng. Dó mới chính là hình ảnh của một con người mạnh mẽ, dũng cảm thực sự!
Liệu Pháp TÂM -THỂ PERG® – do Gs. NGÔ Ngọc Diệp tại Đức phát minh, đã cầu chứng Bản Quyền và Thương Hiệu (logo), được Cục Bảo Vệ Phát Minh và Thương Hiệu Đức công nhân ngày 11.06.2012
CÁC BẠN HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI: Công Ty TNHH ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG TÂM THỂ LIỆU PHÁP PERG®
Địa chỉ: Số 91B, ngõ 25 Vũ Ngọc Phan, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785
Liệu Pháp TÂM-THỂ PERG® GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC! Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về Liệu Pháp TÂM -THỂ PERG®
Bạn có thể tham khảo trang web dưới đây nhé:
tamlyperg.vn
Bạn có thê biết:
HẠNH PHÚC KHI ĂN, SỰ THẬT THÚ VỊ CẦN TA KHÁM PHÁ