Gia đình thường xuyên cãi vã có thể khiến trẻ bị tiêu cực?!

  24/05/2024

Mỗi đứa trẻ đều mong muốn sống trong một gia đình hạnh phúc, tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng được như thế. Những trận cãi vã thường xuyên của cha mẹ, những bất hòa, mâu thuẫn trong gia đình trước mặt trẻ có thể vô tình gây những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Vậy trẻ sẽ bị tiêu cực thế nào nếu thấy được những cãi vã của cha mẹ? Hãy cùng Tâm lý PERG tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây!

Những tiêu cực của trẻ khi chứng kiến cha mẹ cãi vã

Khi nghe thấy hoặc chứng kiến cha mẹ cãi vã, không hạnh phúc trẻ có thể xuất hiện những tiêu cực trong tâm lý và cảm xúc. Dưới đây là một vài tiêu cực như:

Luôn tự cảm thấy có lỗi và tự trách mình

Khi chứng kiến sự tan vỡ trong gia đình, trẻ thường sẽ có xu hướng tự đổ lỗi và tự trách mình. Nhiều trẻ sẽ xuất hiện suy nghĩ: cha mẹ không hạnh phúc là do mình, tự đổ lỗi và cảm thấy có trách nhiệm cho việc này.Trẻ có thể cảm thấy tội lỗi và nghĩ rằng mình cần phải làm gì đó để cải thiện tình hình. Các em có thể cố gắng hòa giải bằng những cách riêng hoặc phản ứng không thể đoán trước: la hét, khóc lóc hoặc từ chối tuân theo những điều cha mẹ yêu cầu. Thậm chí nhiều trẻ còn xuất hiện suy nghĩ “có lẽ mình không nên được sinh ra, không xứng đáng được sống” và muốn tự tử thì cha mẹ mới hạnh phúc.

Luôn cảm thấy mệt mỏi

Trong quá trình hình thành nhận thức, tâm lý trẻ mong manh và dễ bị ảnh hưởng. Chính vì thế, trong thời gian này nếu trẻ liên tục phải chứng kiến những lời nói, hành động tiêu cực của cha mẹ thì tâm lý và sức khỏe của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nỗi lo sợ phải về nhà và chứng kiến những cảnh tiêu cực kiến trẻ dần cảm thấy chán nản, mệt mỏi và sợ hãi khi liên tục phải né tránh.

Hình thành tâm lý nạn nhân

Khi cha mẹ hình thành những tranh cãi trước mặt con nhỏ, chúng ngày càng trở nên yếu đuối bởi tâm lý đã có sự tổn thương. Khi cha mẹ sử dụng những lời lẽ hủy hoại hoặc hành vi làm nhục, điều này đồng nghĩa với việc lạm dụng tâm lý gián tiếp lên trẻ em. Trong những hoàn cảnh như vậy, trẻ em trở thành nạn nhân và có thể phải chịu những tổn thương cảm xúc nghiêm trọng.

Lòng tự tôn thấp, trẻ nghĩ cảm xúc của họ không đáng được tôn trọng

Khi cha mẹ cãi nhau hoặc xung đột, những cảm xúc tiêu cực bắt đầu xuất hiện trong trẻ. Những cảm xúc tiêu cực cũng vô cùng quan trọng và đòi hỏi được quan tâm, nếu không trẻ sẽ dễ mắc các vấn đề tâm lý. Tuy nhiên, nếu cha mẹ tiếp tục phớt lờ cảm xúc của trẻ, trẻ sẽ xuất hiện suy nghĩ rằng cảm xúc của họ không còn quan trọng và họ dần tự phớt lờ cảm xúc của chính họ, để mặc cho chúng bị tổn thương. Khi đó, con sẽ trở nên im lặng, tự ti hoặc có những hành động quá khích. Ví dụ, con bạn có thể hành động hung hăng hoặc đột nhiên trở nên quá nhạy cảm.

Con có thể bị trầm cảm

Trẻ sinh ra trong một gia đình thiếu sự quan tâm, thiếu hạnh phúc và cha mẹ thường xuyên cãi nhau sẽ xuất hiện nhiều vấn đề tâm lý và dễ mắc bệnh trầm cảm hơn so với những trẻ được sinh ra trong gia đình khác.

Trẻ luôn cảm thấy lo lắng và gặp nguy hiểm

Trẻ em rất nhạy cảm và ngay cả khi chúng không hiểu rõ gốc rễ của vấn đề, chúng vẫn có thể cảm nhận được rằng có điều gì đó không ổn. Mỗi đứa trẻ có thể phản ứng theo cách riêng của mình, có thể là trở nên hung hăng, tự cô lập, hoặc có các hành vi xấu. Sự lo lắng và cảm giác bất an của trẻ có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng, khiến chúng cảm thấy sợ hãi nhiều hơn so với tình hình thực tế.

Trẻ bị tiêu cực – Gia đình nên làm gì để con thấy ổn định tâm lý hơn

Trò chuyện cùng con

Khi nhận thấy con có những dấu hiệu bất ổn, thay vì nóng nảy dạy dỗ con, gia đình nên ngồi lại và bình tĩnh nói chuyện với con. Hãy nhẹ nhàng quan tâm đến cảm xúc mà con đang trải qua và cùng nhau giải quyết các vấn đề đó.

Giải quyết các vấn đề gia đình

Cha mẹ nên chú ý hạn giải quyết các vấn đề mâu thuẫn trong gia đình trước mặt con nhỏ. Những trận cãi vã to tiếng, thậm chí là hành vi bạo lực không khiến vấn đề được giải quyết mà thậm chí còn ảnh hưởng đến con cái và mối quan hệ giữa hai người. Thay vì vậy, trước những trận cãi vã, cha mẹ nên ngồi lại để nói chuyện và giải quyết vấn đề để xây dựng gia đình hạnh phúc đích thực cho con.

Cùng con thực hiện các hoạt động lành mạnh

Để con cảm thấy tâm trạng tốt hơn cũng như gắn kết tình cảm gia đình giữa cha mẹ và con cái, cha mẹ cũng có thể cùng con tham gia các hoạt động lành mạnh. Đó có thể là cùng con đi dạo, đi chơi ở công viên giải trí, đưa con ra ngoài đi ăn hoặc là vẽ tranh và đùa nghịch cùng con. Đó sẽ là những phút giây con cảm thấy vô cùng hạnh phúc và thoải mái.

Tránh để con nhìn thấy những hành vi tiêu cực

Hành vi tiêu cực có thể tác động rất lớn tới tâm hồn và sức khỏe của trẻ, chính vì thế cha mẹ nên chú ý tránh để con nhìn thấy hoặc tiếp xúc với các hành vi này.

Hình thành cho con những thói quen lành mạnh

Một lối sống lành mạnh sẽ giúp trẻ cảm thấy khỏe mạnh và lạc quan hơn. Cha mẹ hãy xây dựng cho trẻ một lối sống lành mạnh chẳng hạn như ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất hoặc luyện tập thể dục thể thao điều độ. Điều này vừa giúp trẻ khỏe mạnh về mặt thể chất mà vừa thoải mái về tinh thần.

Tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia

Khi trẻ bị tiêu cực, cha mẹ cũng có thể tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý khi nhận thấy các vấn đề tâm lý không ổn định ở con. Các chuyên gia không chỉ nhiều kinh nghiệm trong việc lắng nghe trẻ và hơn hết, họ còn có thể xây dựng những phương pháp giúp trẻ thấy tốt hơn dựa trên biểu hiện của trẻ.

 

Trẻ thơ như những thiên thần cần được nâng niu và yêu thương, chính vì thế cha mẹ nên để ý và quan tâm nhiều hơn đến những cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng đến con. Những trận cãi vã to tiếng trước mặt con nhỏ có thể ảnh hưởng vô cùng to lớn đến cảm xúc và suy nghĩ của con và có thể khiến con bị trầm cảm. 

Trên đây là những chia sẻ của Tâm lý PERG về vấn đề trẻ bị tiêu cực khi chứng kiến gia đình không hạnh phúc. Nếu nhận thấy bản thân, người thân, bạn bè đang có những cảm xúc tiêu cực hoặc có triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến tâm lý cần đưa họ đến gặp bác sĩ tâm lý ngay để được tư vấn và điều trị. Trên hết, sự đồng cảm, quan tâm, lắng nghe đến từ gia đình và bạn bè là động lực quan trọng giúp bệnh nhân có thể cải thiện bệnh tốt hơn.

____________

CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Fanpage: PERG hỗ trợ điều trị TRẦM CẢM , RỐI LOẠN LO ÂU

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok