Con muốn dành thời gian một mình hay trẻ đang bị tự kỷ?
21/05/2024
Trong quá trình trưởng thành, trẻ sẽ thường xuyên tiếp xúc với mọi người xung quanh, tuy nhiên nếu nhận thấy con bạn hay chơi một mình và không chú ý đến những người xung quanh thì có thể trẻ bị tự kỷ. Đây là một dạng rối loạn phát triển, các dấu hiệu thường đi kèm với hành vi đặc biệt. Vậy tự kỷ là gì và làm thế nào để hỗ trợ khi trẻ bị tự kỷ. Hãy cùng Tâm lý PERG tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ (Autism) là một rối loạn phát triển thần kinh đặc trưng bởi sự giao tiếp và tương tác xã hội kém, cũng như có các hành vi lặp đi lặp lại và rập khuôn. Triệu chứng của tự kỷ thường xuất hiện từ thời thơ ấu và có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời.
Tự kỷ có thể được chia thành hai loại:
– Tự kỷ bẩm sinh: Đây là dạng tự kỷ xuất hiện từ khi trẻ sinh ra đến giai đoạn 3 tuổi. Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết là trẻ chậm phát triển về mặt ngôn ngữ, xã hội hoặc thể chất.
– Tự kỷ không điển hình: Trẻ phát triển bình thường trong khoảng 12-30 tháng tuổi, nhưng sau đó đột ngột dừng lại hoặc mất những kỹ năng mà trẻ đã học được trước đó. Sự thay đổi này có thể biểu hiện dưới dạng mất ngôn ngữ, suy giảm khả năng tương tác hoặc các kỹ năng xã hội khác.
Tự kỷ không phải là bệnh mà do bộ não của trẻ hoạt động theo cách khác với những người xung quanh và nó mặc định từ lúc trẻ được sinh ra.
Nguyên nhân khiến kẻ bị tự kỷ
Nguyên nhân chính xác của chứng tự kỷ vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố được coi là liên quan đến nguy cơ phát triển tự kỷ, bao gồm:
– Yếu tố di truyền: Gen di truyền có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Nếu trong gia đình có người mắc tự kỷ, nguy cơ mắc tự kỷ của trẻ tăng lên đáng kể, chiếm khoảng 20{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03} trong số các trường hợp tự kỷ.
– Trong quá trình mang thai: Mẹ gặp căng thẳng thường xuyên hoặc tiếp xúc với các chất kích thích như rượu, thuốc lá hoặc các chất độc hại khác trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ.
Các yếu tố khác: Môi trường, gia đình, và một số bệnh lý khác cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ em và cả người trưởng thành.
Bên cạnh đó, có một số yếu tố rủi ro liên quan đến việc tăng nguy cơ tự kỷ, bao gồm:
- Cha mẹ có con khi ở độ tuổi 35 trở lên.
- Sinh non hoặc chuyển dạ sớm.
- Có các biến chứng trong quá trình sinh.
- Trẻ có cân nặng khi sinh thấp.
Biểu hiện của trẻ bị tự kỷ
Gặp khó khăn trong giao tiếp
Khó khăn trong giao tiếp là một trong những đặc điểm thường thấy của trẻ bị tự kỷ. Cụ thể:
Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ bị hạn chế: Một số trẻ tự kỷ không phát triển được kỹ năng ngôn ngữ cơ bản, dẫn đến việc trẻ trở nên nói rất ít hoặc thậm chí không nói. Nếu không được can thiệp sớm, điều này có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ và nhu cầu bằng ngôn ngữ.
Khó lựa chọn ngôn ngữ phù hợp trong giao tiếp: Trong một số trường hợp trẻ tự kỷ có thể biết cách dùng ngôn ngữ nhưng thường sử dụng không đúng ngữ cảnh hoặc không phù hợp với tình huống. Họ có thể lặp đi lặp lại từ ngữ hoặc câu chuyện mà không hiểu rõ ý nghĩa của điều mình nói, gây khó khăn trong việc giao tiếp hiệu quả với người khác.
Khó khăn trong giao tiếp xã hội: Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc tham gia vào các cuộc trò chuyện và không biết cách duy trì chúng. Do không hiểu các quy tắc cơ bản của giao tiếp xã hội, họ có thể không nhận ra ý nghĩa của lời nói hoặc ngôn ngữ cơ thể từ người khác, dẫn đến việc khó thiết lập và duy trì mối quan hệ xã hội.
Thường xuyên giao tiếp phi ngôn ngữ
Nhiều trẻ tự kỷ gặp hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Do đó, thay vì dùng từ ngữ, các em diễn đạt suy nghĩ của mình thông qua cử chỉ, biểu đồ hoặc hình ảnh:
Sử dụng cử chỉ: Trẻ có thể chỉ tay hoặc vẽ để diễn đạt ý muốn của mình, thay vì dùng lời nói.
Sử dụng biểu đồ hoặc hình ảnh: Trẻ dựa vào các biểu đồ hoặc hệ thống hình ảnh để giao tiếp với người xung quanh. Ví dụ, trẻ có thể sử dụng hình ảnh để diễn đạt cảm xúc hoặc chỉ ra thứ mà trẻ muốn, như một món ăn cụ thể hoặc một hoạt động yêu thích.
Trở nên nhút nhát, rụt rè
Hầu hết trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong giao tiếp, thường tỏ ra rụt rè và xa cách với mọi người xung quanh.
Né tránh ánh mắt của người xung quanh: Trẻ tự kỷ thường tránh giao tiếp bằng mắt trong các cuộc trò chuyện. Trẻ sẽ thường không nhìn vào mắt của người đang nói và thường không quan tâm đến những gì người khác đang nói.
Khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ: Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc hiểu và tuân theo các quy tắc xã hội cơ bản, như chia sẻ, hợp tác và tương tác với người khác. Điều này có thể khiến trẻ trở nên rụt rè và xa cách trong các mối quan hệ xã hội.
Hành vi của trẻ bị tự kỷ
Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh
– Tránh ánh sáng mạnh: Trẻ tự kỷ thường khó chịu với ánh sáng mạnh, vì vậy khi tiếp xúc với dạng ánh sáng này, trẻ có thể che mắt hoặc tìm cách tránh ánh sáng.
– Phản ứng mạnh với âm thanh: Ngay cả những âm thanh nhỏ cũng có thể gây phản ứng mạnh ở trẻ tự kỷ. Âm thanh có thể gây căng thẳng hoặc kích động, khiến trẻ có hành động lặp đi lặp lại để tự trấn an.
Duy trì những thói quen một cách kỳ lạ
Lặp đi lặp lại các hành động hoặc hoạt động: Trẻ tự kỷ thường có xu hướng thực hiện các hành vi lặp đi lặp lại, như quay tròn, nói đi nói lại một câu chuyện.
Tập trung vào chi tiết cụ thể: Trẻ có thể tập trung vào một chi tiết nhỏ của một đối tượng hoặc hoạt động mà không quan tâm đến toàn bộ quá trình.
Gặp khó khăn trong việc xử lý thay đổi
Phản ứng tiêu cực với thay đổi: Trẻ tự kỷ thường khó thích nghi với các thay đổi đột ngột. Ngay cả những thay đổi nhỏ trong môi trường hoặc lịch trình hàng ngày cũng có thể gây ra căng thẳng và lo âu. Lúc này, trẻ có thể có hành vi tự làm tổn thương mình, đập phá đồ đạc hoặc la hét.
Cần sự thống nhất và ổn định: Trẻ tự kỷ cần môi trường sống và lịch trình ổn định để cảm thấy an toàn. Bất kỳ thay đổi nào có thể khiến trẻ cảm thấy bất an.
Biện pháp hỗ trợ trẻ bị tự kỷ
Để hỗ trợ trẻ tự kỷ, các bậc cha mẹ và người thân có thể tham khảo một số biện pháp sau:
Cố gắng trò chuyện cùng trẻ
Khi trẻ bị tự kỷ, con có thể gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giao tiếp, khi đối mặt với vấn đề đó, cha mẹ không nên nổi nóng quát mắng con, thay vào đó hãy kiên nhẫn nói chuyện cùng con. Điều này sẽ giúp con cải thiện vấn đề giao tiếp tốt hơn.
Cho trẻ tham gia các khóa học kỹ năng xã hội
Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc phát triển kỹ năng xã hội cơ bản. Các khóa học kỹ năng xã hội giúp trẻ học cách tương tác với người khác, giao tiếp, lắng nghe và đặt câu hỏi. Trẻ cũng sẽ được hướng dẫn cách hiểu và thể hiện cảm xúc của mình, cũng như biết cách sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả và phù hợp với tình huống.
Tích cực hỗ trợ trẻ từ phía gia đình
Gia đình là nơi trẻ cảm thấy an toàn nhất. Các bậc cha mẹ và người thân có thể tham gia các khóa học đào tạo để biết cách tương tác và hỗ trợ trẻ tự kỷ một cách tốt nhất. Gia đình nên thay đổi môi trường sống theo hướng có lợi cho sự phát triển của trẻ, như tạo cho trẻ không gian riêng tư, an toàn, giảm thiểu tiếng ồn, và thiết lập lịch trình sinh hoạt ổn định. Đồng thời, gia đình cần thể hiện sự kiên nhẫn và thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ trong quá trình phát triển.
Tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể tìm đến sự giúp đỡ của những người có nhiều am hiểu trong vấn đề tâm lý, đặc biệt là ở trẻ. Đó có thể là các chuyên gia hoặc bác sĩ tâm lý. Thông qua trò chuyện, trao đổi với các chuyên gia, cha mẹ cùng trẻ có thể xây dựng một phương pháp hỗ trợ hiệu quả.
Trước nhiều thay đổi của con trong quá trình lớn lên, không tránh khỏi con có thể gặp những vấn đề tâm lý. Chính vì thế cha mẹ cần có sự quan tâm đến con, nhận ra những thay đổi đó và kịp thời giúp con chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Trên đây là những chia sẻ của Tâm lý PERG về vấn đề tự kỷ ở trẻ. Nếu nhận thấy bản thân, người thân, bạn bè đang gặp tự kỷ hoặc có triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến tâm lý cần đưa họ đến gặp bác sĩ tâm lý ngay để được tư vấn và điều trị. Trên hết, sự đồng cảm, quan tâm, lắng nghe đến từ gia đình và bạn bè là động lực quan trọng giúp bệnh nhân có thể cải thiện bệnh tốt hơn.
____________
CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam
Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785
Fanpage: PERG hỗ trợ điều trị TRẦM CẢM , RỐI LOẠN LO ÂU
LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G
GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!
Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây: