CHỨNG NGẠI GIAO TIẾP TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG – GLOSSOPHOBIA LÀ GÌ?
19/04/2023
Bạn đã nghe từng nghe qua về thuật ngữ ”Glossophobia” – hội chứng ngại giao tiếp trước đám đông chưa? Đây là một hội chứng rất phổ biến và dễ dàng bắt gặp ở 75{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03} dân số thế giới
Một số người có thể cảm thấy hơi lo lắng khi nghĩ đến việc nói chuyện trước đám đông, một số khác thậm chí cảm thấy hoảng loạn và sợ hãi khi phải giao tiếp trước nhiều người
Chính vì thế, họ thường tìm cách để né tránh các tình huống giao tiếp trước công chúng. Trong trường hợp bất khả dĩ phải nói chuyện hay thuyết trình trước nhiều người, họ sẽ có những biểu hiện thất thường như: tay chân run rẩy, giọng nói trở nên yếu ớt, đổ mồ hôi nhiều,…
Những dấu hiệu của người mắc chứng ngại giao tiếp trước đám đông
1.Biểu hiện lo lắng qua vẻ ngoài
Khi ngại giao tiếp và phải đối mặt với nỗi sợ ấy(giao tiếp với người lạ, trò chuyện qua điện thoại, phát biểu trước đám đông,…), những người mắc chứng Glossophobia sẽ xuất hiện các triệu chứng dễ nhận thấy như:
-Tay chân run rẩy, lạnh cóng hoặc đổ nhiều mồ hôi
-Mặt đỏ bừng, nóng ran
-Nhịp thở bị gián đoạn, tim đập nhanh
-Cảm giác bất an, bồn chồn, buồn nôn
–Các cơ bị căng cứng
-Vùng thượng vị bị khó chịu
-Choáng váng, hoa mắt hay thậm chí ngất xỉu
Chính những triệu chứng này càng thôi thúc họ né tránh các tình huống giao tiếp xã hội để tự cảm thấy an tâm và dễ chịu hơn. Song điều này lại vô hình chung gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống thường nhật và trong công việc
2.Chỉ có thể thoải mái trò chuyện bên cạnh ngươi thân
Ngại giao tiếp với đám đông cũng đồng nghĩa với việc bạn không dám mở lòng mà chỉ dám an phận trong ”vòng tròn an toàn” mà bản thân tự đặt ra. Chính vì thế mà họ có xu hướng chỉ tiếp xúc gần với những đối tượng thân thiết
3.Trải qua ký ức “đáng sợ” trước đám đông
Sau một lần thuyết trình thất bại hay một lần thể hiện quan điểm nhưng lại bị người khác cười chê, họ sẽ bị những nỗi sợ đeo bám đến mãi về sau. Chúng khiến họ dần mất tự tin vào bản thân, sợ hãi việc đối mặt trước đám đông. Dần dà, họ trở thành những người ngại giao tiếp trước đám đông
4.Sợ bị đánh giá, phán xét
Đây cũng có thể được xem là nguồn cơn của hội chứng ngại giao tiếp trước đám đông. Những người dễ bị tác động bởi ý kiến hay ánh mắt của người khác sẽ dần trở nên cảnh giác hơn với bất kì hành động nào từ người xung quanh
Qua nhiều lần như thế, họ sẽ rất khó để mở lòng với người lạ và gặp nhiều khó khăn, cản trở ngại ngùng trong quá trình giao tiếp, nhất là trước một đám đông lớn
5.Né tránh các tình huống giao tiếp xã hội
Người ngại giao tiếp luôn tìm cách né tránh các tình huống xã hội như phát biểu trước đám đông, trò chuyện với người lạ, hẹn hò, ăn uống ở những nơi đông người. Với những đứa trẻ đang ở độ tuổi đi học, trẻ có thể sợ đến trường, bước vào lớp hay bị giáo viên gọi lên bảng trả bài
6.Tự ti về ngoại hình và các kỹ năng xã hội của bản thân
Có thể nói, tâm lý tự ti chính là một trong những biểu hiện dễ thấy nhất của người ngại giao tiếp trước đám đông. Sự tự ti ấy có thể xuất phát từ ngoại hình, từ các kỹ năng xã hội của bản thân hoặc thậm chí cả hai
Đối với khía cạnh ngoại hình, họ sẽ khó cảm thấy hài lòng với vẻ bề ngoài của mình. Họ luôn sợ người khác soi xét về khuôn mặt, cách ăn diện, trang điểm,… của bản thân. Dần dà, họ trở nên bất an và luôn phải tìm cách che chắn bản thân khi xuất hiện ở những nơi đông người
Hơn cả ngoại hình, người ngại giao tiếp trước đám đông còn thiếu tự tin đối với kỹ năng xã hội của bản thân. Họ cảm thấy mình là người không giỏi trò chuyện, lo sợ nếu bầu không khí đột ngột ” tĩnh lặng” khiến họ áp lực, họ cũng chẳng giỏi làm việc nhóm, luôn cảm thấy mình tệ trong việc thuyết trình,… hay thậm chí cảm thấy tự ti trước những kỹ năng chuyên môn
7.Luôn lo lắng về những tình huống tiêu cực
Khi phải đối diện với những tình huống xã hội, người ngại giao tiếp trước đám đông luôn nhìn thấy những hệ quả tiêu cực nhất cho tình huống ấy
Đơn cử như khi bị thầy giáo gọi lên bảng trả bài, người mắc chứng Glossophobia sẽ dễ đi đến kết luận rằng mình sẽ không thể làm tốt. Vì suy nghĩ đó cứ mãi chạy trong đầu mà họ sẽ gặp phải tình trạng lúng túng, va vấp khi phát biểu, nội dung truyền đạt không được mạch lạc
Thậm chí sau khi trình bày, họ còn sợ hãi khi đối diện với suy nghĩ rằng cả lớp sẽ chê cười và cho rằng họ bất tài, kém cỏi
8.Dễ bị tác động bởi ý kiến của người khác
Những người ngại giao tiếp sẽ không dám thể hiện quan điểm hay ý kiến riêng của mình. Về lâu dài, họ mất đi chính kiến bản thân và dễ bị tác động bởi suy nghĩ của người khác
Cách khắc phục chứng ngại giao tiếp trước đám đông
Người mắc hội chứng Glossophobia sẽ gặp phải những tình huống oái oăm trong cả cuộc sống lẫn công việc. Nhưng điều này không có ý nghĩa rằng không có cách để tìm ra giải pháp
Một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay là liệu pháp tâm lý ” nhận thức- hành vi” . Họ sẽ phải học cách chuyển hóa những nỗi sợ hãi của mình đồng thời giúp họ thư giãn và điều tiết cơn hoảng sợ tốt hơn
Thuốc cũng có thể được kê đơn để giúp bạn kiểm soát nỗi sợ của mình. Tuy nhiên, nếu bạn là người ngại giao tiếp trước đám đông, bạn cần tránh lạm dụng vào thuốc để tránh những tác dụng phụ không đáng có
Đọc thêm: CHUYỂN HÓA TÂM TRÍ ĐỂ HIỂU BẢN THÂN MÌNH HƠN (tamlyperg.vn)
Liệu Pháp TÂM -THỂ PERG® sẽ giúp bạn CÂN BẰNG CHUYỂN HOÁ nhanh nhất những CẢM XÚC TIÊU CỰC của bạn. Đến với PERG, với sự tư vấn hỗ trợ của các chuyên gia, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bản thân, con người và những phương pháp giúp bạn có thể trở lại phiên bản tốt nhất của mình.
……………..
CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam
Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785
LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G
GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!
Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây: