TÁC ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA HOÀN HẢO ĐẾN TRẦM CẢM
03/08/2021
Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người theo chủ nghĩa hoàn hảo dễ gặp phải những vấn đề về tinh thần, và có khả năng mắc bệnh về tâm lý cao hơn. Họ cảm thấy không hài lòng với cuộc sống đang có, luôn “mơ” về tương lai đúng như bản thân mong muốn.
CHỦ NGHĨA HOÀN HẢO LÀ GÌ?
Chủ nghĩa hoàn hảo (tiếng Anh: perfectionist) hay Cầu toàn là từ chỉ những người có suy nghĩ, mong muốn hay kỳ vọng về mọi mặt đời sống một cách toàn vẹn, thiếu thực tế. Họ dễ rơi vào trạng thái tiêu cực khi không đạt được những kỳ vọng đó. Chủ nghĩa hoàn hảo tồn tại trong mỗi bản thân chúng ta, và được chia thành ba đặc điểm:
- Hy vọng bản thân mình trở nên hoàn hảo. Điều này không chỉ dừng lại ở việc luôn cố gắng, chăm chỉ hoàn thành công việc tốt hơn. Mà đi kèm với nó còn có những lo lắng, hoảng sợ không cần thiết.
- Hy vọng những người xung quanh trở nên hoàn hảo. Mong muốn này dễ gây tác động tiêu cực đến bản thân và làm xấu đi mối quan hệ xung quanh.
- Hy vọng bản thân luôn đạt được sự hoàn hảo như người xung quanh mong muốn. Việc này đem lại áp lực rất lớn bởi họ nghĩ chỉ khi họ “hoàn hảo” như mọi người xung quanh kỳ vọng, họ mới được quan tâm, quý mến.
VÒNG LẶP GIỮA TRẦM CẢM VÀ CHỦ NGHĨA HOÀN HẢO
- Giai đoạn cố gắng thử lại.
Trên thực tế, chúng ta có thể bắt đầu với bất kỳ giai đoạn nào. Tuy nhiên, chúng ta thường bắt đầu khi có động lực, mục tiêu để phấn đấu. Ở giai đoạn này, những hy vọng bắt đầu nhen nhóm. Đối với người cầu toàn, đây là giai đoạn quan trọng để thúc đẩy họ đến thành tựu tốt đẹp nhất. Do đó, họ rất cẩn trọng.
Hầu hết, mối tương quan giữa chủ nghĩa hoàn hảo và động lực đều mang lại hiệu ứng tích cực.
- Giai đoạn suy nghĩ CÓ TẤT CẢ hoặc KHÔNG CÓ GÌ.
Thời gian chuyển giao nhanh hay chậm giữa 2 giai đoạn này phụ thuộc vào “tư duy thực tế” của mỗi cá nhân (thường là khá nhanh). Khi đã có động lực thúc đẩy, người cầu toàn sẽ quay lại với suy nghĩ “mang tính rủi ro”. Hai hướng có thể xảy ra: Một là mọi thứ sẽ rất thành công, đúng như quỹ đạo họ mong muốn; hai là sẽ không đạt được gì cả. Thông thường, họ sẽ chú ý đến khả năng thành công hơn và bám víu lấy hy vọng đó.
- Giai đoạn nỗ lực trở nên hoàn hảo
Trong quá trình đi đến mục tiêu, có những vấn đề giải quyết không “hoàn hảo”như kỳ vọng, đây là thời điểm những suy nghĩ tiêu cực trỗi dậy và gia tăng nhanh chóng. Những người cầu toàn họ sẽ chỉ nhìn thấy những sai lầm, thiếu sót đó. Họ trở nên mắc kẹt trong mớ suy nghĩ tiêu cực. Sau đó, mất đi sự hài lòng với các nhiệm vụ còn dang dở phía trước, và mất đi cả sự hài lòng với bản thân.
- Giai đoạn kiệt quệ
Kiệt quệ là cụm từ chính xác nhất để miêu tả cả tâm trí và cơ thể họ lúc này. Nếu như căng thẳng là chuyện chúng ta có thể đối diện, giải quyết hàng ngày và không kéo dài, tác động chủ yếu đến tâm lý. Thì kiệt quệ khiến cơ thể ta cảm thấy mệt mỏi và nặng nề, suy nghĩ chậm chạp, trì trệ. Lúc này, họ chỉ biết cố gắng nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ “hoàn hảo” như chúng ta mong muốn. Nhưng không biết một điều, họ đang “lao đi” mà bỏ mặc những tín hiệu “kêu cứu” từ cơ thể, tâm lý của mình. Họ quên chăm sóc bản thân, và để cái “mục tiêu hoàn hảo” rút cạn năng lượng.
- Giai đoạn trầm cảm
Họ quay lại trách móc bản thân, không đủ tốt để hoàn thành công việc. Mọi thứ trở nên tệ hại, không thấy kết quả như ý muốn, mắc kẹt vào đó và cảm giác thất bại dường như rất rõ ràng. Tâm trạng trở nên buồn bã, chán trường và khi đó “hoàn hảo” trở thành một cuộc đấu tranh không hồi kết.
Và sau vấp ngã, họ lại quay về giai đoạn đầu. Chu trình này lặp đi lặp lại, ngày càng khiến họ cảm thấy mất niềm tin vào bản thân hơn, mỗi thất bại gặp phải lại càng thấy nặng nề hơn.
“Chủ nghĩa hoàn hảo” ở một góc nhìn tích cực là động lực thúc đẩy lớn để giúp chúng ta hoàn thành nhiệm vụ trọn vẹn. Nhưng nếu chúng ta không làm chủ được nó – bị nó cuốn theo – đến khi thật sự mất cân bằng trong suy nghĩ, dẫn đến trầm cảm thì nó thực sự là hiểm họa.
Với PERG, chúng tôi hiểu sẽ không xóa bỏ hoàn toàn “chủ nghĩa hoàn hảo” ra khỏi 1 con người. Thay vì đó, chúng tôi hướng họ đến “chủ nghĩa hoàn hảo” tích cực hơn. Tức là biết quan sát và nhìn nhận thực tế, đặt mục tiêu trong không quá xa với khả năng của bản thân, đồng thời học cách chấp nhận những sự việc xảy ra không như mong muốn.
Liệu Pháp TÂM -THỂ PERG® – do Gs. NGÔ Ngọc Diệp tại Đức phát minh, đã cầu chứng Bản Quyền và Thương Hiệu (logo), được Cục Bảo Vệ Phát Minh và Thương Hiệu Đức công nhân ngày 11.06.2012
CÁC BẠN HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI: Công Ty TNHH ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG TÂM THỂ LIỆU PHÁP PERG®
Địa chỉ: Số 91B, ngõ 25 Vũ Ngọc Phan, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785
Liệu Pháp TÂM-THỂ PERG® GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!
Bạn có thể tham khảo trang web dưới đây nhé:
Bạn có thê biết:
CHIẾN ĐẤU VỚI BỆNH TINH THẦN-TRẬN CHIẾN DAI DẲNG
Nguồn: HealthyMind