Cha mẹ nên làm thế nào khi trẻ thay đổi cảm xúc thất thường?!

  19/05/2024

Trong quá trình trưởng thành, bên cạnh những thay đổi ở ngoại hình, trẻ cũng có nhiều thay đổi trong tâm lý và tính cách. Trong quá trình này, trẻ dần trở nên nhạy cảm, khi không được quan tâm sẽ dễ dẫn đến các bệnh tâm lý, thường thấy là trẻ thay đổi cảm xúc thất thường. Vậy cha mẹ nên làm thế nào trước những sự thay đổi cảm xúc của con? Hãy cùng  Tâm lý PERG tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Biểu hiện thất thường trong cảm xúc của trẻ

Trẻ trong quá trình trưởng thành thường có những thay đổi trong cảm xúc. Tuy nhiên, khi trẻ gặp nhiều vấn đề ảnh hưởng đến tâm lý có thể khiến những thay đổi đó trở nên quá mức và khó kiểm soát.

Đối với những trẻ thay đổi cảm xúc thất thường, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy con bất chợt buồn bã quá mức, thậm chí cáu giận khi gặp chuyện không vừa ý. Cảm xúc của trẻ có thể thay đổi theo ngày, thậm chí là theo giờ. Trẻ có thể dễ dàng rơi vào hai trạng thái như:

– Hưng cảm: trẻ thường xuyên kích động, bồn chồn, cáu kỉnh hoặc có những hành động quá khích, thường xuyên nói nhanh, hành vi liều lĩnh, thường xuyên mất ngủ cũng như rối loạn giấc ngủ.

– Trầm cảm: cảm thấy buồn mỗi ngày, thiếu năng lượng, mất hứng thú, khó tập trung, chán ăn, ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí có nghĩ nghĩ làm hại bản thân và thậm chí là tự tử.

Nguyên nhân trẻ thay đổi cảm xúc thất thường

Gia đình thiếu ổn định

Một môi trường gia đình thiếu ổn định, thường xuyên xa cách, không hạnh phúc hoặc có dấu hiệu rạn nứt có thể dẫn đến căng thẳng và lo lắng cho trẻ. Khi trẻ sống trong một gia đình mà các thành viên thường xuyên tranh cãi, ly thân hoặc ly hôn, điều đó có thể gây ra những bất ổn tâm lý nghiêm trọng. Trẻ có thể cảm thấy thiếu sự ổn định, thiếu an toàn và dễ phát triển những suy nghĩ tiêu cực. Ngoài ra, sự thiếu gắn kết gia đình khiến trẻ có ít người để chia sẻ, khiến chúng có xu hướng tự cô lập hơn.

Vấn đề sức khỏe

Bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, dù là thể chất hay tinh thần, đều có thể gây ra bất ổn tâm lý ở trẻ. Trẻ em trải qua tuổi thơ với bệnh tật hoặc có các vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực có thể trải qua những thay đổi tâm trạng khó lường. Ngoài ra, các rối loạn thần kinh hoặc các bệnh lý kéo dài có thể khiến trẻ trở nên chán nản, mất động lực và cảm thấy thiếu hy vọng về tương lai.

Thiếu kết nối xã hội

Một môi trường xã hội không lành mạnh, thiếu mối quan hệ xã hội tích cực, hoặc bị kỳ thị, thậm chí là bạo lực có thể làm trẻ cảm thấy cô đơn và bất ổn. Tâm hồn trẻ vô cùng non nớt chính vì thế khi chịu đả kích, trẻ sẽ tổn thương và hình thành những thay đổi trong tính cách và cảm xúc. Khi trẻ không có bạn bè hoặc cảm thấy không được chấp nhận trong xã hội, chúng có thể trở nên khép kín và phát triển những hành vi tiêu cực. Ngoài ra, việc thiếu sự ủng hộ và khích lệ từ gia đình, bạn bè, và giáo viên có thể góp phần làm cho trẻ mất niềm tin vào bản thân.

Thiếu hiệu quả trong giao tiếp với cha mẹ

Mối quan hệ gia đình không tốt, thiếu sự hỗ trợ và hiểu biết từ phía cha mẹ có thể gây ra sự bất ổn tâm lý cho trẻ. Khi cha mẹ không dành đủ thời gian để lắng nghe và hiểu con, trẻ có thể cảm thấy bị bỏ rơi và dễ phát triển những hành vi chống đối. Sự thiếu giao tiếp hiệu quả giữa cha mẹ và con cái có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề tâm lý.

Xung đột tình cảm với người xung quanh

Các xung đột và mâu thuẫn trong gia đình, hoặc việc trải qua sự mất mát của người thân, có thể gây ra căng thẳng tâm lý và khiến trẻ trở nên bất ổn. Trẻ em có thể cảm thấy mất mát, buồn bã, và dễ phát triển các suy nghĩ tiêu cực khi phải đối mặt với những tổn thương tình cảm lớn.

Áp lực học tập

Áp lực từ việc học, kỳ thi, sự kỳ vọng quá mức của gia đình và sự cạnh tranh trong môi trường học đường có thể tạo ra căng thẳng và lo lắng, dẫn đến bất ổn tâm lý ở trẻ. Khi trẻ bị áp đặt quá nhiều về thành tích học tập hoặc cảm thấy bị so sánh với bạn bè, họ có thể trở nên căng thẳng và mất tự tin.

Học tập quá mức cũng có thể khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng stress và căng thẳng, nếu không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, trẻ thường xuyên trở nên buồn bã,cáu giận vô cớ, dễ bi quan và thậm chí là tìm đến cái chết.

Tác động của các biến cố tiêu cực

Trẻ em trải qua các biến cố như tai nạn, thảm họa tự nhiên, bạo lực,  bị xâm hại, hoặc bị bỏ rơi có thể phát triển tình trạng bất ổn tâm lý. Những trải nghiệm đau thương này có thể gây ra rối loạn tâm lý và ảnh hưởng đến khả năng phát triển bình thường của trẻ.

Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền có thể góp phần vào sự bất ổn tâm lý, đặc biệt khi gia đình có tiền sử các bệnh tâm lý. Trẻ em có thể thừa hưởng các yếu tố di truyền khiến chúng dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề tâm lý và tinh thần.

Lời khuyên dành cho cha mẹ

Tạo môi trường gia đình ổn định, hạnh phúc

Một môi trường gia đình ấm áp và ổn định là chìa khóa để giúp trẻ vượt qua những bất ổn về tâm lý. Hãy đảm bảo rằng gia đình là nơi an toàn, yên tĩnh và tràn đầy tình yêu thương. Hãy quan tâm và lắng nghe con cái để họ cảm thấy an tâm và được hỗ trợ.

Khuyến khích giao tiếp và chia sẻ

Cha mẹ nên tạo cơ hội cho trẻ thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của mình. Hãy dành thời gian để ngồi lại và lắng nghe con chia sẻ về những suy nghĩ của mình. Thực hiện các cuộc trò chuyện mở, nơi trẻ có thể nói về những gì đang làm chúng lo lắng. Để hỗ trợ hiệu quả, hãy thể hiện sự tôn trọng và sự hiểu biết đối với cảm xúc của trẻ, không chỉ nghe mà còn đồng cảm với những gì trẻ đang trải qua.

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia

Nếu cha mẹ nhận thấy dấu hiệu của sự bất ổn tâm lý ở trẻ, hãy tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý hoặc chuyên gia tại trường học. Họ có thể đưa ra đánh giá chuyên nghiệp và gợi ý các phương pháp hỗ trợ phù hợp cho trẻ.

Khuyến khích các hoạt động giảm stress

Các hoạt động như thiền, yoga hoặc nghệ thuật có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng của trẻ. Khuyến khích trẻ tham gia vào những hoạt động này và giúp họ khám phá những điều họ thích nhất để giảm bớt áp lực và căng thẳng.

 

Trong quá trình trưởng thành, trẻ không tránh khỏi những rắc rối về mặt tâm lý và cảm xúc. Điều này có thể kiến trẻ có thể nảy sinh những thay đổi cảm xúc thất thường, thậm chí dẫn đến những vấn đề tâm lý. Chính vì thế, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến con để nhận biết những bất thường nhằm giúp con phát triển sức khỏe tinh thần khỏe mạnh.

Trên đây là những chia sẻ của Tâm lý PERG về thay đổi cảm xúc thất thường ở trẻ. Nếu nhận thấy bản thân, người thân, bạn bè đang gặp các vấn đề tâm lý bất thường hoặc có triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến tâm lý cần đưa họ đến gặp bác sĩ tâm lý ngay để được tư vấn và điều trị. Trên hết, sự đồng cảm, quan tâm, lắng nghe đến từ gia đình và bạn bè là động lực quan trọng giúp bệnh nhân có thể cải thiện bệnh tốt hơn.

____________

CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Fanpage: PERG hỗ trợ điều trị TRẦM CẢM , RỐI LOẠN LO ÂU

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok