CHA MẸ HIỂU VÀ LẮNG NGHE CON

  16/09/2020

Vậy điều quan trọng là cha mẹ hiểu lắng nghe con, cha mẹ đừng để con cái phải thốt lên rằng “Bố mẹ ơi, Con cần lắng nghe và thấu hiểu! 

Làm cha mẹ có lẽ là công việc khó nhất trên đời này. Đây là việc đòi hỏi sự chuyên tâm, tốn nhiều thời gian, không mang lại doanh thu mà còn rất tốn kém. Một công việc đặc biệt, và nếu không để tâm, đôi khi chúng ta phải đón nhận những hệ quả không mong muốn. 

Trong quá trình nuôi dạy con, việc thấu hiểu cảm xúc của nhau luôn là vấn đề khó khăn nhất đối với những người trong mối quan hệ đặc biệt này. Nuôi nấng và thấu hiểu con là cả một quá trình không ngừng và phải luôn được nhận thức rõ, đặc biệt cần phải hiểu đúng ở từng giai đoạn nhất định. Con cần ở bố mẹ nhiều hơn bố mẹ nghĩ rất nhiều. Chính vì thế, hiểu con là công cụ hữu hiệu nhất để cha mẹ nắm bắt được những khó khăn, từ đó giúp đỡ con vượt qua trở ngại trong mỗi giai đoạn phát triển. Cha mẹ hãy trở về cảm giác của một đứa trẻ để hiểu và làm bạn cùng con, biến gia đình trở thành một môi trường an toàn.

Bác sỹ – chuyên gia tâm lý học liệu pháp PERG từng nói: “Cách tốt nhất để bảo ban bọn trẻ là hãy tìm hiểu điều chúng muốn và khuyên chúng làm điều đó”. Bởi vậy bố mẹ à, Hãy lắng nghe con nói, con cần bố mẹ thấu hiểu con nhiều hơn mỗi ngày!

Con cần cha mẹ hiểu lắng nghe con, dành khoảng thời gian chất lượng khi bên con

Theo bác sỹ – chuyên gia Giang Vũ, chia sẻ “trong 10 năm kinh nghiệm làm bác sỹ nội khoa và tâm lý học, tôi nhận ra một điều đơn giản nhưng hoàn toàn đúng cho tất cả các bậc làm cha mẹ, đó là con cái cần những khoảng thời gian có ý nghĩa cùng bố mẹ. Khi bạn dành thời gian cho con, bạn sẽ giúp con hiểu thêm về bạn, về phong cách sống cũng như những giá trị của bạn. Đó cũng chính là những lúc con sẽ giúp bạn nhìn nhận về bản thân mình tốt hơn.”

Gia đình là vô giá. Thời gian dành cho con trẻ càng vô giá. Tùy vào hoàn cảnh, điều kiện mà bạn có thể chọn việc dành thời gian chất lượng cho con theo cách của bạn. Chỉ cần nhớ rằng, chúng ta muốn con trẻ có một tuổi thơ hạnh phúc, được yêu thương và quan tâm. Việc chúng ta dành thời gian chất lượng cho con sẽ giúp con thêm tự tin vào bản thân, sống tích cực và trở thành những người lớn hạnh phúc.

Con cần bố mẹ động viên, khích lệ côn chứ không phải những lời trách mắng.

Mỗi đứa trẻ sinh ra đều tiềm tàng những tài năng vô cùng to lớn, bậc cha mẹ hãy học cách khích lệ con trẻ điều này sẽ giúp mở ra các cánh cửa tài năng của con trẻ.  Vì vậy, việc bố mẹ khích lệ còn trẻ là phương châm giáo dục tốt nhất cho con em mình và hãy luôn khích lệ con ngay cả khi bé đạt thành tích chưa cao, không như kỳ vọng.

Đôi khi những việc con làm đạt kết quả không như mong muốn ví dụ như  làm hỏng đồ chơi, làm vỡ ly uống nước hay giúp mẹ nhặt thái rau, trông em nhưng làm chưa được tốt, hoặc là đi học đạt điểm thấp… rất nhiều việc khác nữa. Nhiều bố mẹ ngay lập tức trách mắng con. Nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng, đứa trẻ nào cũng sẽ không muốn đạt kết quả thấp, có thể trẻ đã cố gắng hết sức nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn, hoặc cũng có thể do một nguyên nhân nào đó khác – vì vậy bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân, nói chuyện cùng con trẻ và hãy khích lệ chúng là điều vô cùng cần thiết.

Động viên và khích lệ con cái là một trong những cách thức giáo dục vô cùng hiệu quả, ở đó có một sức mạnh vô hình ví như thể là một loại dinh dưỡng cho sự trưởng thành của trẻ. Khi cha mẹ thường xuyên động viên có lời khen ngợi cho con trẻ thì nhân cách của trẻ sẽ ngày càng hoàn thiện, trẻ sẽ thêm tự tin và những hành vi tích cực sẽ được phát huy.

Con cần bố mẹ lắng nghe những câu chuyện mà con gặp phải mỗi ngày.

Cuộc sống bận bịu hay đôi khi do tính cách của cha mẹ, những quan điểm cá nhân mà nhiều cha mẹ dường như vô tâm với những cảm xúc của con, khiến những điều không tích cực hình thành như những lớp sóng lớn, cuộn trào trong mỗi giờ phút con khôn lớn. Hãy thử đặt bản thân vào một đứa trẻ, khi những niềm vui trong cuộc sống không được sẻ chia, khi những bức bối trong lòng không được giải thoát thì chúng ta sẽ ra sao? Hẳn là sẽ nhìn cuộc sống này với ánh mắt thật tiêu cực và chán nản.

Người lớn như chúng ta rất quan tâm chú ý đến kỹ năng lắng nghe và nói chuyện, cho rằng nó chỉ quan trọng trong những mối quan hệ xã hội. Nhưng mong cha mẹ đừng quên rằng, con cũng rất cần được lắng nghe và chia sẻ với cha mẹ. Khi con được tâm sự và được cha mẹ đón nhận những suy nghĩ của bản thân, điều này thực sự tốt cho sự định hướng phát triển cảm xúc và mặt trí tuệ của bản thân con. Nên cha mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn cho con. Hãy cho chính mình thời gian rèn luyện kỹ năng lắng nghe và nói chuyện, đặc biệt với con để hiểu hơn về con và cùng con vạch định hướng đi đúng cho sự phát triển.

Cần lắm cha mẹ hiểu lắng nghe con để con tự có trách nhiệm với cuộc đời mình.

Trong quá trình nuôi dạy con, một số bố mẹ thường xuyên mắc “lỗi” chiều chuộng con quá mức, thay con làm hết mọi việc. Lúc nào cũng xem con còn bé nhỏ, không tin tưởng giao việc gì cho con ngoài chuyện học. Điều này khiến cho nhiều trẻ thiếu kỹ năng tư duy độc lập và sống thiếu trách nhiệm.

Để hình thành tư duy độc lập và trách nhiệm ở trẻ là cả một quá trình, điều này không dễ dàng. Hãy lắng nghe ý kiến của con, trân trọng suy nghĩ của con, đừng coi thường và vội dè bỉu ý kiến của con. Trẻ con cần sống với cảm xúc và mơ ước của mình. Chúng ta hướng dẫn cách thể hiện chứ không cấm đoán. Trẻ phát biểu có gì đúng, hay thì chúng ta phải khen ngợi. Khi con có thắc mắc hãy chia sẻ ý kiến của mình và con có thể thảo luận cùng nhau. Khi con làm sai, đạt điểm kém cũng không vội chê bai mà hãy động viên và đồng hành cùng con tiến bộ. Bên cạnh đó, hãy để con có trách nhiệm bằng cách giao việc cho trẻ, chẳng hạn việc chăm sóc bản thân, làm việc nhà…

Các bố mẹ không cần phải là những kĩ sư, bác sĩ thông minh để nuôi con thành công. Tất cả chỉ cần bắt đầu với một niềm tin rằng con của mình đặc biệt và có khả năng đặc biệt, và sự cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói. Hãy để những gì ta thốt ra trở thành nguồn năng lượng nuôi nấng sự tự tin và niềm tin vào bản thân của con, thay vì dập tắt tiềm năng của con.

Con muốn bố mẹ đừng so sánh con với những người khác.

Con thực sự ám ảnh với cụm từ ” Con người ta”. Một đối tượng vô hình thường xuyên xuất hiện trong các câu chuyện của bố mẹ.  Trong suy nghĩ của bố mẹ, “con người ta” chỉ là một khái niệm được dùng để răn đe những đứa trẻ chưa “bằng chúng bằng bạn”. Nhưng bố mẹ có biết, đó thực sự là một sự so sánh mù quáng, và rất có thể sẽ trở thành viên thuốc độc giết chết sự tự tin của kể cả những đứa trẻ giỏi giang nhất.

Sự so sánh giữa con mình với “con người ta” không chỉ làm con cảm thấy mệt mỏi, áp lực và tự ti về bản thân, mà còn khiến cho con ngại tương tác với bạn hơn. Vả lại, con chúng ta, dù giỏi hay chưa giỏi, vẫn là con của ta – một nghìn “con người ta” nữa, thì cũng đâu thể nào đổi chỗ cho sinh linh chính mình mang nặng đẻ đau và giáo dưỡng. Vậy tại sao, không bắt tay vào dạy con tích cực, dạy con thật tốt, mà lại so sánh và khiến con thêm khổ đau?

Để con trưởng thành, ngoài sự chăm sóc về dinh dưỡng, học tập ở trường thì sự đồng hành của cha mẹ luôn đóng vai trò quan trọng. Đây là yếu tố hảnh hưởng lớn đến tâm – sinh lý của các em. Để làm được điều này, mỗi người làm cha, làm mẹ phải dành nhiều thời gian chăm sóc, quan tâm, chuyện trò với con cái để hai bên có thể sẻ chia, thấu hiều và tìm ra cách giải quyết khi có vấn đề. Nhưng nếu bạn hoặc con bạn không tự giải quyết được những vấn đề nghiêm trọng đó, hoặc đơn giản bạn không có đủ thời gian…hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của liệu pháp PERG và để chúng tôi gỡ bỏ nỗi lo trong bạn.

CÔNG TY TÂM LÝ P.E.R.G

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

LIỆU PHÁP TÂM LÝ P.E.R.G 

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm lý PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

http://perg-nangluongtamthe.com/

https://tamlyperg.vn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok