GIÚP GIẢM CĂNG THẲNG, LO ÂU VÌ “BÀI TẬP ONLINE”

  19/02/2021

Ngồi học trực tuyến trong thời gian dài, bị hạn chế tiếp xúc xã hội khiến trẻ có cảm giác mệt mỏi căng thẳng lo âu vì học online.

Bị “cắt” khỏi những hoạt động xã hội thường nhật, tất bật với lịch học online, lo lắng vì còn cả một “núi bài tập” chờ giải quyết, xuất hiện cảm giác bất an, căng thẳng… Không ít học sinh, sinh viên đang trải qua trạng thái này trong những ngày nghỉ học ở nhà để phòng dịch COVID-19.

“…Từ đầu tháng 2 đến giờ, em luôn cảm thấy mệt mỏi, đêm nào cũng phải thức làm bài tập cho kịp buổi học tiếp theo. Việc ngủ chỉ dừng ở 5-6 tiếng/ngày, dẫn đến em không có thể trạng tốt nhất để tiếp thu bài học.

Thưa thầy cô, em thật sự rất mong thầy cô đọc được những dòng này để hiểu cho bọn em, giảm bớt đi lượng bài tập, dạy chậm lại một chút. Nếu khối lượng kiến thức nhiều thì có thể xếp bớt vào phần tự học, để bọn em có thể chậm rãi tìm hiểu… Thực sự em nghĩ không chỉ em mà rất nhiều bạn có cảm giác mệt mỏi trong giai đoạn này…”

 “Đúng là mới đầu khi được học online thì bọn con rất hứng thú vì được tiếp xúc với cách học mới, đặc biệt là qua công nghệ… Nhưng càng ngày càng phải học thêm nhiều môn, điều đó đồng nghĩa với việc bài tập nhiều hơn mà thời gian làm bài tập lại ít hơn.

Con thì phải dậy sớm để học đến tận tối muộn. Cả ngày ngoài việc ăn, ngủ, học và 1 tiếng tập thể dục, thì con không còn thời gian để làm việc gì khác. Việc học đối với con ngày càng trở nên áp lực và đôi khi nó biến căng thẳng lo âu đó thành nỗi ám ảnh”.

Trên đây là những dòng tâm sự, tâm trạng của các bạn học sinh, sinh viên trong những ngày phải nghỉ học ở nhà vì dịch bệnh và đang tập thích nghi với phương thức học tập mới.

Bác sĩ Giang Vũ – chuyên gia tâm lý học, Giám đốc công ty tư vấn giáo dục với phươg pháp PERG – cho biết, những ngày qua, bà nhận được nhiều tin nhắn, điện thoại của các bạn học sinh, sinh viên kể về những cảm giác tiêu cực mà các em đang gặp phải.

Đó có thể là cảm giác dễ cáu bẳn, bức bí khi phải ở trong nhà nhiều ngày. Ngồi học trực tuyến trong thời gian dài dẫn đến mệt mỏi; lượng bài tập, nhiệm vụ khi học online nhiều hơn nên lo lắng, dẫn đến mất ngủ. Rồi việc thay đổi thói quen, đồng hồ sinh học hằng ngày cũng khiến nhiều em không có được trạng thái tốt nhất để học tập, dẫn đến căng thẳng.

Theo Bác sĩ chuyên gia Giang Vũ, chúng ta đang ở trong thời gian cách ly xã hội để cùng chung tay phòng chống dịch COVID-19. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trên khía cạnh tâm lý xã hội, việc cách ly từ khoảng 2 tuần trở lên có thể gây ra những tổn thương về mặt sức khỏe tinh thần cho học sinh, sinh viên.

Cụ thể, các em có thể trở nên mất phương hướng, hết những thói quen do không được đi ra ngoài, không được vận động, bị giới hạn, nhiều bạn ở lâu trong nhà có thể bị căng thẳng, bất an.

Để giúp học sinh, sinh viên vượt qua giai đoạn này, Bác sĩ chuyên gia tâm lý học Giang Vũ cho rằng, nhà trường, giáo viên cần quan tâm sắp xếp, điều chỉnh lịch học hợp lý. Về phía gia đình, phụ huynh cần quan tâm đến cảm xúc của con, để kịp thời có những động viên, chia sẻ.

Đặc biệt, để vượt qua giai đoạn này, học sinh, sinh viên cần có một số kỹ năng. Đầu tiên là cần lập kế hoạch, xây dựng cho mình thời gian biểu hợp lý để học tập và giải trí hằng ngày. Cố gắng duy trì thời gian biểu như thời gian vẫn đang đi học, chỉ khác là chuyển đổi sang phương thức online, như việc học online, trò chuyện online với bạn bè …

Bác sĩ, chuyên gia tâm lý này cũng lưu ý, khi học sinh, sinh viên xuất hiện những tâm lý bất an, hay buồn chán, kể cả những lo lắng trong việc học dẫn đến căng thẳng lo âu kéo dài, thì hãy trò chuyện với người thân, bạn bè, hay giáo viên của mình để được chia sẻ. Đừng ngại viết ra, hay nói ra những cảm xúc đó càng sớm càng tốt…hoặc liên hệ trực tiếp theo địa chỉ bên dưới để được hỗ trợ tốt nhất.

CÔNG TY TÂM LÝ P.E.R.G

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

LIỆU PHÁP TÂM LÝ P.E.R.G 

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm lý PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

http://perg-nangluongtamthe.com/

https://tamlyperg.vn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok