CẬN THỊ- NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC
21/04/2020
Khi nhìn thấy cậu con trai 10 tuổi của mình có dấu hiệu mắt cận ngày càng nặng, tôi đã rất lo lắng. Khi biết đến phương pháp khắc phục mắt cận hiêụ quả, tôi đã liên hệ ngay.
Con muốn chơi bóng đá! 4h chiều là thời gian con cùng các anh chị chơi với nhau.
Không được, chúng ta đã nói trước. 4h chiều nay chúng ta có hẹn, con quên rồi ư?
Không! Con muốn đá bóng.
Dù không thích nhưng câu bé vẫn đi cùng mẹ đến cuộc hẹn trước đó.
Vâng, đó là cậu bé 10 tuổi với dáng người cao gầy và đôi mắt bị cận khá nặng. Và người mẹ, là khách hàng đang điều trị với liệu pháp của chúng tôi.
Với những kết quả khả quan sau 2 buổi điều trị bằng perg. Chị đã quyết định đưa cậu con trai của mình đến gặp chúng tôi với mong muốn giúp mắt của cậu được cải thiện.
Tôi còn nhớ buổi chiều hôm đấy, khi tôi nói chuyện cùng với cậu. Cậu tỏ ra sự khó chịu, không vui vẻ. Tôi hỏi câu gì cậu cũng không chịu nói, chỉ lắc đầu rồi khóc, lắc đầu rồi khóc. Đành lòng, tôi phải sử dụng công cụ TEST CƠ để tìm ra tác nhân khiến cậu KHÓC
Kết quả: HẬM HỰC
Nhìn cô đáng sợ lắm phải không?- Tôi hỏi
Cậu bé lắc đầu, kèm theo tiếng khóc!
Thế sao con lại khóc như vậy?- Tôi hỏi tiếp
Lắc đầu!
Con không thích đến đâu phải hông?
Gật!
Con không thích đến đây, nhưng mẹ vẫn bắt con đến phải không?
Gật!
Vậy, lý do con không thích đến chỗ cô là gì con có thể nói cho cô biết được không?
Cậu bé chỉ thốt ra 2 từ “đá bóng” trong tiếng khóc
Câu chuyện ở đây là, cậu muốn chơi bóng nhưng mẹ không đồng ý, mẹ muốn cậu đến perg điều đó gây nên cho cậu tâm lý hậm hực( mặc dù đã được mẹ nói trước đó), khó chịu và kết quả, ngay bây giờ cậu ngồi đối diện với tôi chỉ biết khóc và không chịu hợp tác.
Sau khi biết được tác nhân và cùng cậu GÕ bài tập chuyển hóa tâm lý hậm hực. Cậu đã vui vẻ, trò chuyện cùng tôi. Tiếp đến, tôi đã giúp cậu bé tìm tác nhân gây nên triệu chứng MẮT BỊ CẬN, LOẠN
Kết quả test cơ: SỰ AN ỔN/(KHÔNG) SÁNG TẠO
Một sự thật thất yếu, khi chúng ta sử dụng cái gì đó nhiều, lâu hay nặng.. thì cái đó nhanh hư, mệt, yếu…Ví dụ, Tay vác nặng nhiều sẽ đau. Chân đi nhiều sẽ mỏi…thì mắt cũng vậy. Thấy cái gì cũng nhìn, cũng tò mò, cũng để ý sẽ khiến cho mắt bị mệt, yếu và kết quả, nó có thể bị cận, loạn…Quay lại với trường hợp của cậu bé
Lúc nào cậu cũng muốn tìm tòi cho tận cùng của vấn đề. Cậu không dễ hài lòng với những câu trả lời cho qua của người khác. Đồng thời, trong đầu lúc nào cũng đầy những ý tưởng, suy nghĩ mới; sáng tạo. Nhưng tại sao mắt cận?
Vì sự sáng tạo của cậu gắn với mắt. Cái gì cậu cũng nhìn, cũng để ý rồi cậu hỏi. Câu trả lời chưa xóa đi sự tò mò của cậu, cậu lại suy nghĩ tìm tòi. Cứ như vậy, nhìn; quan sát rồi suy nghĩ, sáng tạo khiến cho đôi mắt của cậu làm việc quá tải, dẫn đến mệt; yếu và lâu dần mắt của cậu bị cận, loạn.
Giải thích cho cậu bé nghe về tác nhân gây cho cậu bị CẬN, xong tôi cùng cậu tiến hành GÕ bài tập Cài Đặt, Kích Hoạt Não Bộ- Chuyển Hóa Tác Nhân Gây Nên Cận Thị của cậu. Trước khi ra về, cậu đồng ý với tôi về nhà thực hiên nghiêm túc và đầy đủ 12 ngày, mỗi ngày 3 lần dựa trên kết quả TEST CƠ.
Sự bất ổn về tâm lý hay tâm gây ra thân bệnh có thể xoay quanh KHÔNG CÓ HOẶC CÓ QUÁ NHIỀU. Vậy thì, để tránh sự bất ổn ở tâm và thân cần phải biết thế nào là VỪA- ĐỦ, hay nói cách khác luôn duy trì được sự CÂN BẰNG.
TÔI( BẠN) ĐANG LÀ CÁI TÔI( BẠN) SẼ LÀ
TÔI( BẠN) ĐÃ LÀ CÁI TÔI( BẠN) ĐANG LÀ)
Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm lý PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây nhé:
http://perg-nangluongtamthe.com/
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết hay khác trên trang:
SẢY THAI 2 LẦN GÂY ÁM ẢNH TÂM LÝ, TRẦM CẢM NẶNG