ĐỐI PHÓ VỚI CĂNG THẲNG, BẠN NÊN LÀM GÌ?

  06/08/2021

Căng thẳng là một phần thiết yếu của cuộc sống. Nó là cách mà cơ thể phản ứng lại với những yếu tố cần sự chú ý và hành động. Phản ứng này bao gồm về mặt sinh lý, cảm xúc, tâm lý – qua đó báo hiệu cho chúng ta về sự “quá tải” trong sức chịu đựng của mỗi cá nhân.

COPING MECHANISM
Cơ chế đối phó – nhận diện và giải quyết căng thẳng

Lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi là cảm giác ai cũng phải trải qua. Nhưng không phải ai cũng biết cách đối phó với chúng, và khéo léo đối phó với các dạng căng thẳng khác nhau. Vì vậy, bài viết này sẽ đưa bạn đọc tìm hiểu về cơ chế đối phó, một cơ chế đóng vai trò quan trọng để duy trì sự ổn định của bản thân.

Cơ chế đối phó là gì?

Cơ chế đối phó (Coping Mechanism) là cách thức giúp chúng ta đối mặt với căng thẳng và những tổn thương tâm lý, giúp bản thân kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực tốt hơn và giữ được sự ổn định về mặt tâm lý.

Mặt khác cơ chế này cũng làm tăng khả năng phục hồi (tâm lý) bằng cách giúp chúng ta nhận diện vẫn đề và đưa ra cách giải quyết. Từ đó, giảm cảm giác căng thẳng, lo âu, điều chỉnh tâm lý về mức cân bằng.

Phân loại “cơ chế đối phó”

Cơ chế đối phó thích ứng

Tìm kiếm sự hỗ trợ: Điều đầu tiên trong các cách giải tỏa căng thẳng là chia sẻ suy nghĩ của mình với người khác. Việc chia sẻ được căng thẳng của bản thân cũng chính là tín hiệu tốt. Tức là bạn nhận diện được vấn đề đang gặp phải, và bắt đầu bắt tay vào việc giải quyết chúng.

Thư giãn: Có nhiều cách “thư giãn” cho cả tâm lý và cơ thể. Tuy nhiên, với mỗi cá nhân, hiệu quả của các phương pháp là khác nhau. Nổi bật là thiền định, chơi với thú cưng hoặc ngủ.

Giải quyết vấn đề: Quá trình này bao gồm việc xác nhận nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, đưa ra kết quả hành động và nhìn nhận bản thân sau đó

Hoạt động thể chất: Bài tập vận động cơ thể như cardio, chạy bộ, yoga,…sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng. Kích thích não bộ sản sinh lượng Endorphin vừa đủ, tăng sự hưng phấn.

Cơ chế đối phó không thích ứng

Trốn tránh: Hiện tượng tự cô lập bản thân, tự rời xa các mối quan hệ xã hội thường thấy ở những người có tính cách hướng nội, hoặc không có thói quen chia sẻ với người khác.

Nuông chiều bản thân: Nếu không biết tiết chế các hành động xoa dịu, chúng ta có thể hình thành thói quen không lành mạnh. Ví dụ: ăn uống quá độ, lười vận động, đảo lộn sinh hoạt thường nhật.

Tê liệt cảm xúc: Sử dụng bia, rượu, chất kích thích trong giai đoạn căng thẳng sẽ xoa dịu bạn “ngay lập tức” trong “thời gian ngắn” bởi sự tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương. Việc làm tê liệt toàn bộ hệ thần kinh tất yếu dẫn đến những hậu quả khó tránh. Đồng thời tình trạng lo âu sẽ trầm trọng hơn bởi sự thay đổi của serotonin và các chất dẫn truyền thân kinh khác.

Hành vi bốc đồng và liều lĩnh: Đây là hình thức giải tỏa căng thẳng “tiêu cực”, đem lại nhiều rủi ro khôn lường. Việc tăng lượng adrenaline bằng các hành vi như cờ bạc, quan hệ tình dục không an toàn, bạo lực là hoàn toàn không nên.

Hành vi tự hại: Khi có những căng thẳng không thể giải quyết, nhiều người có xu hướng tự làm đau bản thân để cảm thấy nhẹ nhõm nhất thời. (đây là “dấu hiệu báo động” cho sự “gia tăng tiêu cực đến mức giới hạn”. Lúc này, bạn nên tỉnh táo, nhận thức rõ và cần đi gặp các chuyên gia tâm lý)

Làm sao để vận dụng cơ chế đối phó một cách lành mạnh?

Để vận dụng tốt cơ chế đối phó, theo nghiên cứu của Stanford, chúng ta cần đánh vào 2 điểm mấu chốt sau:

Bước 1: Tìm kiếm một hoạt động (tích cực) yêu thích

Bạn cần có một hoạt động yêu thích nằm ở cơ chế đối phó thích ứng. Các hoạt động bạn có thể hướng tới có thể dục, chạy bộ, yoga, bơi,…..hay đọc sách, nghe nhạc,…vv….vv…

Bước 2: Biến hoạt động trên trở thành thói quen

Hãy biến nó trở thành hoạt động thường nhật. Cũng giống như đánh răng mỗi sáng, khi việc làm trở thành 1 thông lệ thì cơ thể sẽ hoàn toàn thích ứng với điều đó.

Lý giải về lời khuyên trên, cũng theo Stanford, khi căng thẳng, cơ thể chúng ta có xu hướng quay về những thói quen cũ, đồng thời không có động lực làm điều mới mẻ nữa. Do đó, ngay từ khi tâm trí khỏe mạnh, hãy xây dựng cho bản thân những thói quen tích cực.

Liệu Pháp TÂM -THỂ PERG® – do Gs. NGÔ Ngọc Diệp tại Đức phát minh, đã cầu chứng Bản Quyền và Thương Hiệu (logo), được Cục Bảo Vệ Phát Minh và Thương Hiệu Đức công nhân ngày 11.06.2012

CÁC BẠN HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI: Công Ty TNHH ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG TÂM THỂ LIỆU PHÁP PERG®

Địa chỉ: Số 91B, ngõ 25 Vũ Ngọc Phan, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Liệu Pháp TÂM-THỂ PERG® GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC! Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về Liệu Pháp TÂM -THỂ PERG®

Bạn có thể tham khảo trang web dưới đây nhé:

Trang chủ


Bạn có thê biết:
TRẦM CẢM-TỔNG QUAN NHỮNG CÁCH GIÚP CHỮA LÀNH

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok