CÁC LOẠI RỐI LOẠN TRẦM CẢM MÀ TA THƯỜNG GẶP

  11/05/2023

Các rối loạn trầm cảm được đặc trưng bởi buồn trầm trọng hoặc dai dẳng đủ để ảnh hưởng vào hoạt động chức năng và thường là do giảm sự quan tâm hoặc thích thú trong các hoạt động. Nguyên nhân chính xác không rõ nhưng có thể liên quan đến việc di truyền, thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, chức năng của hormone  thần kinh bị thay đổi và các yếu tố tâm lý xã hội. Chẩn đoán dựa trên tiền sử. Điều trị thường bao gồm thuốc, trị liệu tâm lý, hoặc cả hai và đôi khi trị liệu sốc điện

 

 

Các triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn trầm cảm

 

 

Trầm cảm gây ra các rối loạn nhận thức, tâm thần vận động và các dạng rối loạn chức năng khác ( ví dụ như tập trung kém, mệt mỏi, mất ham muốn tình dục, mất hứng thú hoặc thích thú trong hầu hết các hoạt động trước đây, rối loạn giấc ngủ ) cũng như tâm trạng chán nản. Những người bị rối loạn trầm cảm thường có ý nghĩ tự tử và có thể tìm cách tự sát. Các triệu chứng hoặc rối loạn tâm thần khác ( ví dụ các cơn lo âu và hoảng sợ ) thường cùng tồn tại, đôi khi làm phức tạp thêm việc chẩn đoán và điều trị

 

 

Bênh nhân với tất cả các dạng trầm cảm có nhiều khả năng lạm dụng rượu hoặc các loại thuốc tiêu khiển khác để cố gắng tự điều trị chứng rối loạn giấc ngủ hoặc các triệu chứng lo âu; tuy nhiên, trầm cảm là một nguyên nhân ít phổ biến hơn của rối loạn sử dụng rượu và các rối loạn sử dụng chất gây nghiện khác so với người ta từng nghĩ. Bệnh  nhân cũng có xu hướng trở thành những người hút thuốc nhiều và bỏ bê sức khỏe, tăng nguy cơ phát triển hoặc tiến triển các rối loạn khác

 

 

 

 

Trầm cảm có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể. Trầm cảm làm tăng nguy cơ rối loạn tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ

 

 

Trầm cảm điển hình( rối loạn đơn cực )

 

 

Bệnh nhân có thể xuất hiện đau khổ, mắt rền rĩ, lông mày lằn rãnh, góc dưới của miệng hạ xuống, tư thế sụp, giao tiếp bằng mắt kém, thiếu biểu hiện trên khuôn mặt, cử động cơ thể ít và thay đổi giọng nói. Vẻ ngoài có thể nhầm lẫn với bệnh Parkinson. Ở một số bệnh nhân khí sắc trầm đến mức nước mắt khô, không thể trải nghiệm cảm xúc thông thường và cảm thấy rằng thế giới đã trở nên thiếu màu sắc và không có sự sống. Dinh dưỡng có thể bị suy giảm nghiêm trọng, cần can thiệp ngay lập tức

 

 

Một số bệnh nhân trầm cảm không chú ý đến vệ sinh cá nhân hoặc thậm chí con cái họ, những người thân yêu khác, hoặc vật nuôi

 

 

Các triệu chứng bao gồm:

 

-Khí sắc trầm hầu hết trong ngày

-Giảm sự quan tâm hoặc thích thú trong tất cả hoặc gần như tất cả các hoạt động trong hầu hết thời gian trong ngày

-Tăng cân đáng kể hoặc giảm cân hoặc tăng khẩu vị

-Mất ngủ( thường mất ngủ kiểu tỉnh giấc giữa đêm) hoặc chứng ngủ nhiều

-Kích động hoặc chậm chạp tâm thần vận động được quan sát bởi người khác

-Mệt mỏi hoặc mất năng lượng

-Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức hoặc không thích hợp

-Suy giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung do dự thiếu quyết định

-Những suy nghĩ lặp lại về cái chết hoặc tự sát, toan tự sát, hoặc một kế hoạch cụ thể để tự sát

 

Rối loạn trầm cảm dai dẳng

 

 

Triệu chứng trầm cảm kéo dài trên 2 năm mà không thuyên giảm được phân loại là rối loạn trầm cảm dai dẳng(PDD), một thể loại hợp nhất các chứng rối loạn trước đây gọi là rối loạn trầm cảm điển hình mạn tính và loạn khí sắc

 

 

Những bệnh nhân bị ảnh hưởng có thể thường ảm đạm, bi quan, mất hài hước, thụ động, thờ ơ, sống nội tâm, tự phán xét bản thân hoặc người khác quá mức, và phàn nàn. Bệnh nhân PDD cũng có nhiều khả năng bị rối loạn lo âu, sử dụng chất gây nghiện hoặc rối loạn nhân cách

 

 

Các triệu chứng bao gồm:

 

-Chán ăn hoặc ăn quá nhiều

-Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

-Giảm năng lượng hoặc mệt mỏi

-Lòng tự trọng thấp

-Kém tập trung hoặc khó khăn trong việc đưa ra các quyết định

-Cảm giác tuyệt vọng

 

 

 

 

 

Rối loạn khó chịu tiền kinh nguyệt

 

 

Rối loạn khó chịu tiền kinh nguyệt liên quan tới các triệu chứng khí sắc và lo âu mà có liên quan rõ ràng đến chu kì kinh nguyệt, khởi phát trong giai đoạn tiền kinh nguyệt và khoảng thời gian không triệu chứng sau khi có kinh nguyệt. Triệu chứng phải xuất hiện trong hầu hết các chu kì kinh nguyệt trong năm qua

 

 

Các biểu hiện tương tự như các biểu hiện của hội chứng rối loạn tiền kinh nguyệt nhưng nghiêm trọng hơn, gây ra tình trạng đau khổ đáng kể về măt lâm sàng hoặc sự suy giảm đáng kể về chức năng xã hội hoặc nghề nghiệp. Rối loạn có thể bắt đầu bất cứ lúc nào sau khi bắt đầu lần đầu có kinh nguyệt, nó có thể tồi tệ hơn như khi mãn kinh nhưng sẽ chấm dứt sau khi mãn kinh

 

 

Các triệu chứng bao gồm:

 

Thay đổi khí sắc đáng kể( ví dụ đột nhiên cảm thấy buồn hoặc khóc)

-Sự cáu kỉnh hoặc tức giận rõ rệt hoặc gia tăng mâu thuẫn giữa các cá nhân

-Khí sắc giảm đáng kể, cảm giác tuyệt vọng, hoặc những suy nghĩ tự hối lỗi

-Ghi nhận sự lo lắng, căng thẳng, hoặc một cảm giác chơi vơi

 

Ngoài ra cần phải có ít nhất một điểm như sau trở lên:

 

-Giảm sự quan tâm trong các hoạt động thông thường

-Khó tập trung

-Giảm năng lượng hoặc mệt mỏi

-Sự thay đổi đáng kể trong cảm giác ngon miệng, ăn quá nhiều hoặc xung động thèm thức ăn cụ thể

-Ngủ nhiều hoặc mất ngủ

-Cảm thấy quá tải hoặc không kiểm soát

-Các triệu chứng cơ thể như tức ngực hoặc sưng, đau khớp hoặc cơ, cảm giác bị phát phì và tăng cân

 

 

 

 

 

Rối loạn đau buồn kéo dài

 

 

Rối loạn đau buồn kéo dài là nỗi buồn dai dẳng sau khi mất người thân. Nó khác với trầm cảm ở chỗ nỗi buồn liên quan đến mất mát cụ thể hơn là cảm giác thất bại chung chung liên quan đến trầm cảm. Trái ngược với đau buồn thông thường, tình trạng này có thể gây tàn tật rất cao và cần có liệu pháp được thiết kế đặc biệt cho chứng rối loạn đau buồn kéo dài

 

 

Đau buồn kéo dài được coi là xuất hiện khi phản ứng đau buồn( điển hình là sự khao khát hoặc khao khát dai dẳng và mối bận tâm về người đã khuất) kéo dài một năm hoặc lâu hơn và dai dẳng, lan tỏa và vượt quá các chuẩn mực văn hóa

 

 

Các triệu chứng bao gồm:

 

-Không tin

-Cảm xúc đau đớn

-Cảm giác nhầm lẫn danh tính

-Tránh nhắc nhở về sự mất mát

-Cảm giác tê tái

-Cô đơn dữ dội

-Cảm giác vô nghĩa

-Khó tham gia vào cuộc sống đang diễn ra

 

 

Rối loạn trầm cảm khác

 

 

Các nhóm triệu chứng có đặc điểm của một rối loạn trầm cảm mà không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cho các rối loạn trầm cảm khác nhưng gây ra tình trạng khó chịu và suy giảm chức năng đáng kể trên lâm sàng được phân loại như rối loạn trầm cảm khác( biệt định và không biệt định )

 

 

Bao gồm những giai đoạn tái diễn với ít nhất bốn triệu chứng trầm cảm kéo dài từ hai tuần trở lên ở những người chưa bao giờ đạt được tiêu chuẩn cho rối loạn khí sắc khác và giai đoạn trầm cảm kéo dài nhưng bao gồm các triệu chứng không đủ để chẩn đoán một rối loạn trầm cảm khác

 

 

Các biệt định

 

 

Trầm cảm chủ yếu và rối loạn trầm cảm dai dẳng có thể bao gồm một hoặc nhiều biệt định mô tả các biểu hiện bổ sung trong giai đoạn trầm cảm

 

 

Đau khổ lo âu: Bệnh nhân cảm thấy căng thẳng và không thể nghỉ ngơi một cách bất thường. Họ khó tập trung bởi vì họ lo lắng hoặc sợ rằng điều khủng khiếp có thể xảy ra, hoặc họ cảm thấy rằng họ có thể mất quyền kiểm soát bản thân họ

 

 

Các đặc tính hỗn hợp: Bệnh nhân cũng có ít nhất là 3 triệu chứng hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ( ví dụ như tăng khí sắc, phóng đại, nói nhiều hơn bình thường, nhiều ý tưởng, ngủ ít). Bệnh  nhân có loại trầm cảm này có nhiều nguy cơ tiến triển rối loạn lưỡng cực

 

 

U sầu: Bệnh nhân đã mất niềm vui trong hầu hết các hoạt động hoặc không đáp ứng với kích thích thường cảm thấy. Họ có thể chán nản và tuyệt vọng, cảm thấy tội lỗi quá mức hoặc không thích hợp, hoặc thức dậy sớm, chậm chạp tâm thần vận động đáng kể hoặc kích động tâm thần vận động, và chán ăn đáng kể hoặc giảm cân

 

 

Không điển hình: Tâm trạng của bệnh nhân tạm thời sáng sủa lên khi phản ứng với các sự kiện tích cực. Họ cũng có ít nhất hai trong số những triệu chứng sau đây: phản ứng thái quá đối với những lời phê bình hoặc từ chối, cảm giác nặng như chì( cảm giác nặng nề chủ yếu ở các chi), tăng cân hoặc tăng sự thèm ăn, ngủ và ngủ nhiều

 

 

Loạn thần: Bệnh nhân có những hoang tưởng hoặc ảo giác. Những hoang tưởng thường liên quan đến tội ác hoặc phạm tội không thể tha thứ, những rối loạn không thể chữa được hoặc đáng xấu hổ, hoặc đang bị bức hại. Ảo giác có thể là ảo thính( ví dụ những lời buộc tội hoặc chỉ trích) hoặc ảo thị. Nếu chỉ được có các giọng nói được mô tả, cần phải cân nhắc cẩn thận xem liệu tiếng nói có phải là ảo giác thực sự hay không

 

 

Căng trương lực: Bệnh nhân bị chậm chạp tâm thần vận động mức độ nặng, tham gia vào các hoạt động không chủ đích hoặc cách biệt; một số bệnh nhân nhăn nhó và nhại lời( echolalia) hoặc nhại động tác( echopraxia)

 

 

Khởi phát quanh thời kì sinh nở: Khởi phát sau thời kì mang thai hoặc trong 4 tuần sau khi sinh. Các đặc điểm loạn thần có thể hiện diện; giết trẻ sơ sinh thường có liên quan đến các giai đoạn loạn thần liên quan đến ảo giác ra lệnh để giết trẻ sơ sinh hoặc hoang tưởng rằng trẻ sơ sinh bị xâm nhập

 

 

Hình thái trầm cảm theo mùa: Các giai đoạn này xảy ra ở một thời điểm cụ thể trong năm, phần lớn thường là mùa thu hoặc mùa đông

 

Đọc thêm: HỘI CHỨNG TRẦM CẢM SAU KỲ NGHỈ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (tamlyperg.vn)

 

Liệu Pháp TÂM -THỂ PERG® sẽ giúp bạn CÂN BẰNG CHUYỂN HOÁ nhanh nhất những CẢM XÚC TIÊU CỰC của bạn. Đến với PERG, với sự tư vấn hỗ trợ của các chuyên gia, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bản thân, con người và những phương pháp giúp bạn có thể trở lại phiên bản tốt nhất của mình.

……………..

CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

 

 

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok