RỐI LOẠN CẢM XÚC – TRIỆU CHỨNG, BIỂU HIỆN, CÁCH ĐIỀU TRỊ

  03/04/2021

Rối loạn cảm xúc là một bệnh lý có thể gây nguy hiểm cho không chỉ người bệnh mà còn cả những người thân xung quanh. Dưới đây sẽ là những thông tin quan trọng về loại bệnh lý này như: dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh, điều trị bệnh lý này.

1. Tổng quan về chứng bệnh này

Rối loạn cảm xúc là bệnh lý rất nguy hiểm và có nhiều diễn biên phức tạp cả về tâm lý, sức khỏe và hành vi người bệnh. Theo thống kê trên toàn cầu, chứng rối loạn cảm xúc là một căn bệnh vô cùng phổ biến, nó chiếm tới 5{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03} dân số thế giới. Nếu chỉ tính trong số các căn bệnh về rối loạn tâm thần, thì mức độ lan rộng của chứng bệnh này chỉ xếp sau bệnh trầm cảm.

Người mắc phải bệnh lý này thường sẽ có hai cảm xúc đối lập nhau đó là hưng cảm và trầm cảm. Loại bệnh lý này sẽ có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hai dạng cảm xúc đối lập. Chính vì thế, không chỉ người bệnh và những người thân xung quanh cũng sẽ cảm thấy rất áp lực.

2. Bệnh lý này có nguy hiểm không?

Chứng rối loạn cảm xúc nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ rất có thể biến chứng thành nhiều bệnh lý khác; và thậm chí là gây đe dọa tính mạng người bệnh. Trong thời gian đầu, bệnh lý sẽ tác động đến chất lượng đời sống sinh hoạt; khả năng làm việc, học tập, vui chơi,… và ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý và sức khỏe.

Khi bệnh tái phát nặng và có nhiều chuyển biến xấu, đa phần người bệnh đều rơi vào chứng trầm cảm nặng và bắt đầu hành hạ bản thân mình mỗi ngày hoặc gây nguy hiểm đến những người xung quanh.

3. Ai là đối tượng dễ mắc phải chứng bệnh này?

Theo các thống kê về người mắc bệnh rối loạn cảm xúc hiện nay, đa phần những người này đều rơi vào các trường hợp sau:

  • Gia đình lục đục hoặc đã li hôn
  • Người bị suy giảm chức năng nghề nghiệp
  • Vừa trải qua sang chấn tâm lý.

Tỷ lệ mắc bệnh của cả nam và nữ đều như nhau, chứng bệnh này thậm chí còn không phân biệt độ tuổi – ai cũng có thể mắc phải rối loạn cảm xúc. Tuy nhiên, trong độ tuổi từ 20 – 40 tuổi thường sẽ chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Rối loạn cảm xúc là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời chứng bệnh này sẽ hủy hoại tâm lý và sức khỏe của con người một cách trầm trọng

4. Dấu hiệu nhận biết về bệnh lý này.

Để nhận biết người mắc chứng rối loạn cảm xúc, điều quan trọng là bạn phải quan sát họ thường xuyên và chú ý đến những thay đổi bất thường của họ. Người mắc chứng rối loạn cảm xúc thường sẽ được chia thành hai trạng thái đó là hưng cảm và trầm cảm. Những trạng thái này luôn đan xen và xuất hiện một cách đột ngột.

5. Dấu hiệu nhận biết ở trạng thái trầm cảm

Thông thường, người phụ nữ sẽ sống trong giai đoạn trầm cảm lâu hơn nam giới và ngược lại. Một số những biểu hiện dễ nhận biết của người mắc chứng rối loạn cảm xúc trong giải đoạn trầm cảm như:

  • Ức chế cảm xúc: Luôn cảm thấy chán nản, mệt mỏi, buồn rầu, cảm thấy khó chịu với mọi thứ; thấy mọi thứ xung quanh đều ảm đạm.
  • Ức chế tư duy: giảm khả năng tư duy, suy nghĩ, khó diễn đạt được điều mình muốn nói; luôn có những ý nghĩ tiêu cực, tự ti; mắc chứng hoang tưởng, tự buộc tội bản thân; có ý định tự sát nhiều lần;
  • Ức chế hành vi: Không muốn làm gì kể cả việc sinh hoạt thông thường; ngồi im một chỗ hàng giờ đồng hồ; tự hành hạ cơ thể, tự sát; làm hại người xung quanh.

Bên cạnh đó, người bệnh sẽ còn bị suy giảm trí nhớ, mất tập trung, gặp nhiều ảo giác. Vì không chăm sóc cho bản thân, cộng với triệu trứng mất ngủ, chán ăn nên người bệnh thường sẽ khá gầy gò và xanh xao.

6. Dấu hiệu nhận biết ở trạng thái hưng cảm

Khi rơi vào trạng thái hưng cảm, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Cảm xúc: luôn vui vẻ, cười đùa, la hét lớn, diễu cợt người xung quanh, lạc quan và niềm vui của họ có thể truyền cảm
  • Tư duy: đẩy nhanh quá trình suy nghĩ, liên tưởng, thay đổi suy nghĩ và thường tự khuếch đại sự vật hiện tượng.
  • Hoạt động: Người bệnh ngủ ít, thường xuyên vận động, rất thích làm việc nhưng không có cái gì đạt hiệu quả. Hành động có tính chất quá phấn khích, lố bịch như đập phá, đánh người, đập đầu vào tường, loạn dục, rượu chè và sử dụng ma túy.

7. Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn cảm xúc

Để xác định được nguyên nhân gây ra chứng rối loạn cảm xúc là vô cùng khó khăn. Đã có nhiều giả thuyết cho rằng, nguyên nhân gây ra chứng rối loạn cảm xúc sẽ thuộc những yếu tố sau:

  • Yếu tố di truyền: Những người sinh ra trong gia đình có người mắc chứng rối loạn cảm xúc sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
  • Yếu tố dẫn truyền thần kinh: Những người mắc chứng rối loạn cảm xúc thường sẽ có nhiều tổn thương ở trong hệ thống dẫn truyền thần kinh, các loại tổn thương này rất đa dạng.
  • Yếu tố tâm lý: Đây là yếu tố được xếp hạng nguy cơ cáo nhất để dẫn tới chứng rối loạn cảm xúc.

8. Làm thế nào để phòng tránh và điều trị?

So với việc phòng tránh chứng rối loạn cảm xúc thì việc điều trị chúng sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Dưới đây là một số phương pháp phòng tránh và điều trị chứng rối loạn cảm xúc phổ biến hiện nay:

9. Cách phòng tránh mà các bác sĩ – chuyên gia tâm lý học liệu pháp PERG Việt Nam khuyến cáo

Hiện nay, tỷ lệ những người mắc bệnh rối loạn cảm xúc đang có dấu hiệu trẻ hóa. Cùng với đó, số lượng người mắc bệnh cũng đang không ngừng gia tăng. Vì thế, Cục Y tế dự phòng và Bộ Y tế đã khuyến cáo sau:

  • Mỗi người cần duy trì lối sống lành mạnh
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • Không hút thuốc, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích
  • Tăng cường vận động thể chất
  • Kết hợp cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi
  • Phát hiện thật sớm các biểu hiện rối loạn tâm lý liên quan tới: căng thẳng, lo âu, mất ngủ,…
  • Thăm khám đúng hạn, kịp thời.
Việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện khoa học sẽ giúp bạn phòng tránh được chứng rối loạn cảm xúc và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác

11. Cách điều trị phổ biến hiện nay

Việt điều trị bệnh lý hiện nay được chia thành 2 cách đó là: tâm lý trị liệu và điều trị tây y. Trong hai phương pháp này thì việc sử dụng tâm lý trị liệu sẽ tập trung vào việc đi tìm nguyên nhân gốc rễ của bệnh lý và xây dựng lại tính cách, suy nghĩ cho người bệnh theo chiều hướng tích cực. Còn với phương pháp tây y sẽ thường chỉ điều trị các triệu chứng và rất khó tấc động đến tâm lý người bệnh.

Nếu bạn cảm thấy bản thân có những biểu hiện bất ổn vẫn nên đến các trung tâm uy tín để khám và nhận được lời khuyên từ bác sĩ – chuyên gia tâm lý hàng đầu của chúng tôi nhé.

CÔNG TY TÂM LÝ P.E.R.G

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

LIỆU PHÁP TÂM LÝ P.E.R.G 

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm lý PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

http://perg-nangluongtamthe.com/

https://tamlyperg.vn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok