Bệnh nhân rối loạn nhận thức có nên tập luyện phục hồi chức năng

  06/09/2024

Rối loạn nhận thức là một dạng rối loạn sức khỏe tâm thần chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của người bệnh. Đối với bất kỳ loại hình rối loạn nào thì bệnh nhân cũng cần được tập luyện phục hồi chức năng kể cả các nguyên nhân do tổn thương não bộ. Hãy cùng Tâm lý PERG tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

1. Rối loạn nhận thức do tổn thương não bộ là gì?

Rối loạn nhận thức là một dạng rối loạn sức khỏe ảnh hưởng đến khả năng nhận thức như học tập, tập trung ghi nhớ hay giải quyết vấn đề. Trong khi đó não bộ lại là cơ quan trung tâm điều khiển mọi chức năng của cơ thể trong đó có chức năng nhận thức nên khi não bộ bị tổn thương sẽ dẫn tới các rối loạn nhận thức không mong muốn.

Để đánh giá mức độ rối loạn nhận người ta thường dựa vào sự thiếu hụt hoặc mất đi chính xác và hiệu quả trong thực hiện các hoạt động chính của chức năng nhận thức cụ thể như là chức năng điều hành, học tập và ghi nhớ, rối loạn tri giác, ngôn ngữ, sự chú ý hay nhận thức xã hội.

2. Các tổn thương não bộ có thể gây ra rối loạn nhận thức

Một số tổn thương não bộ có thể dẫn tới căn bệnh rối loạn này ở bệnh nhân gồm có:

  • Tai biến mạch máu não ( Đột quỵ não): là tình trạng việc cung cấp máu lên não bị ngưng trệ khiến một khu vực não bộ không được máu đến nuôi dưỡng, hậu quả là các tế bào thần kinh bị hoại tử. 
  • Chấn thương sọ não: có thể do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay bạo lực khiến hộp sọ bị va chạm mạnh, nứt vỡ hoặc thậm chí xuyên thủng gây đứt các đường dẫn truyền thần kinh và cuối cùng là mắc căn bệnh rối loạn này.
  • Thoái hóa tế bào thần kinh não: thường gặp nhất là Bệnh Alzheimer. Các tế bào thần kinh bị phá hủy từ từ gây ra các dấu hiệu về suy giảm nhận thức từ nhẹ đến nặng theo thời gian
  • Thiểu năng tuần hoàn não: là tình trạng thiếu máu cung cấp cho não nguyên nhân chính do xơ vữa động mạch nuôi não, co cứng các cơ vùng cổ gáy gây cản trở máu lưu thông lên não
  • Các bệnh lý khác: Viêm não, viêm màng não, u não…. Là các bệnh lý có thể để lại di chứng não gây rối loạn nhận thức cho bệnh nhân nếu không được cấp cứu và chăm sóc đúng cách

 Chấn thương sọ não có thể dẫn tới rối loạn nhận thức ở bệnh nhân

3. Người bị rối loạn nhận thức có biểu hiện như thế nào?

Bệnh rối loạn nhận thức có thể biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau như:

  • Suy giảm trí nhớ: ở mức độ nhẹ người bệnh thường hay quên trong công việc sinh hoạt hàng ngày như quên chìa khóa, quên kế hoạch trong ngày,… nhưng ở mức độ nặng có thể gây ra suy giảm trí nhớ tức thì, nói trước quên sau hay quên những kiến thức đã biết từ trước và kỹ năng đã từng có
  • Rối loạn định hướng không – thời gian: người bệnh thường định hướng không gian rất kém, thường đi lạc và không nhớ các địa điểm quen thuộc, không xác định được các mốc thời gian trong ngày
  • Rối loạn ngôn ngữ: bệnh nhân gặp khó khăn trong việc diễn đạt, dùng từ lặp đi lặp lại, không gọi tên được các đồ vật quen thuộc hoặc gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin bên ngoài qua ngôn ngữ
  • Rối loạn trong thao tác: bệnh nhân thường khá vụng về, có thể mất kỹ năng sử dụng các công cụ quen thuộc hay thậm chí là mất kỹ năng tự chăm sóc bản thân (tắm rửa, tự mặc quần áo,…)
  • Ảo giác- hoang tưởng: bệnh nhân có thể nhìn thấy những ảo ảnh hay nghe các âm thanh không có thật, có những cảm giác kỳ lạ trên da hoặc người thấy mùi lạ. Bệnh nhân thường có cảm xúc bồn chồn, lo âu

 Ảo giác - hoang tưởng là một trong số những biểu hiện thường thấy của rối loạn nhận thức

4. Có nên tập luyện phục hồi chức năng cho bệnh nhân rối loạn nhận thức?

Bệnh nhân tổn thương não bộ gây ra các rối loạn nhận thức cần tập luyện phục hồi chức năng tại các cơ sở có chuyên môn trong 3-6 tháng đầu. Người bệnh sẽ được kích thích hoạt động của trí não nhờ tham gia những bài tập trí nhớ, các buổi tập trị liệu ngôn ngữ hay các trò chơi vận động trí não theo yêu cầu.

Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của các chuyên gia thì bệnh nhân cũng có cơ hội được giải tỏa các vấn đề tâm lý cũng như được tạo điều kiện gặp gỡ những người có cùng hoàn cảnh.

Mặt khác, cần chú ý rằng việc phục hồi chức năng vận động cũng có mối quan hệ mật thiết với phục hồi chức năng nhận thức. Các chức năng này sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hồi phục đặc biệt là đối với bệnh nhân đột quỵ giúp cơ thể phục hồi một cách toàn diện.

____________

CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Fanpage: PERG hỗ trợ điều trị TRẦM CẢM , RỐI LOẠN LO ÂU

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

 

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok