BẤT ỔN CẢM XÚC PHÁ HỦY ĐI CUỘC SỐNG BẠN

  24/03/2020

Những người thông minh nhưng cảm xúc bất ổn thường gặp thất bại trong cuộc sống. Họ bị chi phối bởi những cảm xúc tiêu cực: lo lắng, cáu giận, phiền muộn…

Bất ổn cảm xúc lâu ngày gây ra stress và hình thành định kiến chủ quan. Cá nhân luôn cảm thấy bản thân không được tôn trọng, bị đe dọa và hay phóng đại mặt tiêu cực của vấn đề.

Cường độ bất ổn cảm xúc cao diễn ra thường xuyên làm suy giảm sức khỏe và gây ức chế cho não bộ. Các biểu hiện thường thấy như: ăn không ngon, mất ngủ, khó thở, hồi hộp, tim đập nhanh…Cá nhân mất dần cảm giác vui vẻ và hưng phấn. Nguy hiểm hơn, bất ổn cảm xúc có thể dẫn đến tự tử vì cảm thấy cuộc sống quá vô nghĩa và tù túng.

Bên cạnh đó, bất ổn cảm xúc cũng làm giảm khả năng tư duy. Do nhìn nhận vấn đề chỉ dựa trên cảm xúc, thiếu tính logic khách quan. Góc nhìn cảm tính dẫn đến bỏ qua những thông tin quan trọng, đưa ra quyết định thiếu thuyết phục và dễ hành động sai. Điều này hình thành và củng cố mặc định “bản thân vô dụng”.

Cá nhân hay tự trách móc chính mình thay vì tìm giải pháp giải quyết vấn đề. Trong hầu hết các trường hợp, họ luôn có cảm giác tự ti, nhạy cảm trước mọi ánh nhìn và hoài nghi sự giúp đỡ thiện ý của người khác. Cuối cùng động lực học hỏi và phát triển bản thân bị tiêu diệt. Cá nhân không dám thử hay dấn thân làm bất cứ điều gì bởi hay do dự, thiếu quyết đoán dẫn đến bỏ lỡ các cơ hội.

Việc hàng đầu những cảm xúc tiêu cực làm là triệt tiêu động lực sống, làm giảm hiệu suất học tập và làm việc. Do đó muốn sống tự do, vui vẻ cần chuyển hóa cảm xúc tiêu cực.

Liệu pháp tâm lý PERG từ việc tìm ra tác nhân gây nên sự bất ổn cảm xúc, có các bài tập kích hoạt, cài đặt não bộ giúp não bộ cân bằng đồng thời chuyển hóa cảm xúc tiêu cực thành những cảm xúc tích cực, lành mạnh.

BẠN ĐANG LÀ CÁI BẠN ĐÃ LÀ

BẠN SẼ LÀ CÁI BẠN ĐANG LÀ

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm lý PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây nhé:

http://perg-nangluongtamthe.com/

http://tramcamhocduong.com

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết hay khác trên trang:

BẠN CÓ ĐANG “BỊ MẮC KẸT” VỚI ĐỨA TRẺ BÊN TRONG MÌNH KHÔNG?

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok