Áp lực học tập tới trẻ: Ám ảnh tâm lý đến từ những thành tích
18/05/2024
Áp lực học tập là điều không thể tránh khỏi trong quá trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ. Tuy nhiên ngày nay, với sự chạy đua của điểm số và thành tích vô tình đã khiến trẻ cần nỗ lực không ngừng ngay từ khi còn nhỏ để không bị bỏ lại phía sau. Việc học tập quá độ cùng những lo lắng về thành tích trong thời gian dài có thể khiến trẻ gặp nhiều vấn đề trong tâm lý. Nguy hiểm có thể dẫn đến những suy nghĩ tự hủy hoại bản thân. Vậy cha mẹ nên làm gì để ngăn cản ám ảnh tâm lý bởi áp lực học tập tới trẻ? Hãy cùng Tâm lý PERG tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Ảnh hưởng của áp lực học tập tới trẻ hiện nay
Áp lực học tập là sự căng thẳng, lo lắng liên quan đến việc học và thi cử. Ở mỗi độ tuổi, mỗi cấp học và tùy vào từng môi trường khác nhau mà trẻ có thể đối mặt với các mức độ căng thẳng khác nhau. Nó có thể khuyến khích trẻ nỗ lực hơn để đạt được thành tích trong học tập, nhưng cũng có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe và cuộc sống của trẻ.
Trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay, áp lực học tập đang ngày càng gia tăng, đặ cbieejt là áp lực học tập tới trẻ nhỏ. Mỗi năm học thường kéo dài 9 tháng và chia thành 2 học kỳ, với nhiều bài kiểm tra và đánh giá cuối kỳ. Không chỉ học tập trên lớp mà vì “thành tích” và “tương lai” mà nhiều trẻ còn tham gia các lớp học thêm bên cạnh những giờ học chính thức. Ngoài ra, các em cũng phải đối mặt với những kỳ thi quan trọng như kỳ thi chuyển cấp hoặc thi đại học.
Với lịch trình học tập dày đặc như vậy, nhiều bạn nhỏ không còn nhiều thời gian để thư giãn và vui chơi như các đồng trang lứa khác. Hầu hết thời gian của họ đều dành cho việc học, thậm chí phải tham gia các lớp học phụ đạo và làm bài tập ở nhà. Điều này khiến cho sức khỏe và tinh thần của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điểm số có thể giúp “nâng đôi cánh” của con bay xa nhưng nếu cha mẹ không lắng nghe con, không dành cho con sự cân bằng trong học tập và nghỉ ngơi sẽ dần làm u ám thế giới tâm hồn của con.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng hơn 80{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03} học sinh phải đối mặt với áp lực học tập, đặc biệt là ở cấp 2, cấp 3 và đại học. Một phần lớn học sinh phải học tập quá sức và ngủ ít hơn 8 tiếng mỗi ngày, đặc biệt là ở những giai đoạn quan trọng như kỳ thi chuyển cấp hoặc thi đại học. Điều này gây ra sự suy giảm về sức khỏe và khả năng tập trung của học sinh.
Nguyên nhân gây áp lực học tập tới trẻ
Do áp lực từ gia đình
Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn tới áp lực học tập của trẻ đó là sự kỳ vọng quá mức của gia đình. Tất cả mọi đấng sinh thành đều mong muốn con có một cuộc sống tốt, một tương lai tươi sáng và là niềm tự hào của gia đình. Những mong muốn này là không sai, tuy nhiên, khi những mong muốn đó trở nên quá mức, thậm chí là có phần độc hại thì sẽ vô tình đặt lên con cái họ những gánh nặng nhất định. Con cái vô tình sẽ nỗ lực hết mình, để đạt được những mong muốn của cha mẹ; thậm chí là từ bỏ cả ước mơ, sở thích chỉ để làm theo ý của cha mẹ.
Không ít học sinh phải chịu sức ép học tập quá mức đến từ phụ huynh. Ngoài thời gian học ở trường, trẻ còn phải tham gia các lớp học thêm, lớp phụ đạo hoặc các hoạt động năng khiếu. Thời gian học của trẻ thường nhiều hơn nhiều so với người lớn, và từ sáng sớm, họ đã bắt đầu ngày mới với việc đến trường. Thời gian rảnh rỗi của trẻ thường bị hạn chế để họ có thể thư giãn và vui chơi phù hợp với độ tuổi của mình.
Nhiều phụ huynh thường giám sát chặt chẽ việc học của con, không cho phép trẻ thư giãn và vui chơi như bình thường. Đôi khi, họ sử dụng những lời nói tiêu cực, chửi rủa, xúc phạm, sử dụng đòn roi và bạo hành trong dạy dỗ con cái khi chúng không đạt được những kỳ vọng của cha mẹ. Nhiều cha mẹ độc hại đến mức áp đặt ước muốn của mình lên con cái và cho rằng “đó là những đứa trẻ hư” và bỏ mặc trẻ. Những hành động này khiến cho áp lực và lo lắng về việc học tập trở nên nặng nề và ám ảnh đối với nhiều trẻ em.
Áp lực đồng trang lứa
Áp lực học tập tới cũng có thể đến từ sự so sánh với bạn bè cùng trang lứa. Khi thấy bạn bè đạt được thành tích cao, có điểm số xuất sắc, chúng ta thường cảm thấy khích lệ để nỗ lực hơn và không bị tụt lại phía sau. Điều này ban đầu có thể mang lại động lực tích cực để phấn đấu hơn trong học tập. Sự so sánh của những người xung quanh giữa trẻ và những đứa trẻ khác khiến trẻ cảm thấy thấp kém và tiêu cực.
Tuy nhiên, quan trọng là phải nhớ rằng, mỗi người đều có năng lực và điểm mạnh riêng. Nếu luôn so sánh và cố gắng theo đuổi thành tích của người khác, có thể dẫn đến sự kiệt sức và mệt mỏi. Ví dụ, nếu bạn giỏi về môn xã hội trong khi bạn bè giỏi về tự nhiên, không nên so sánh hoặc cố gắng bắt kịp họ.
Xã hội quan trọng điểm số và thành tích
Ngày nay, với sự phát triển của mạng xã hội, người ta chỉ nhìn vào những thành tích và điểm số của một cá thể để đánh giá “sự thành công” và “nỗ lực” của một cá nhân mà không xem xét đến mọi cố gắng và nỗ lực mà họ đã trải qua để đạt được những kết quả đó. Bên cạnh đó, người ta cũng bỏ qua mọi năng khiếu khác của trẻ mà chỉ quan tâm đến số điểm mà trẻ đạt được.
Đến nay, vấn đề về điểm số vẫn là một trong những điểm nóng được nhiều người quan tâm. Áp lực từ việc phải cạnh tranh về thành tích, điểm số thường tạo ra một tâm lý căng thẳng lớn cho học sinh. Khi không đạt được những điểm số cao hoặc không đáp ứng được mong đợi, các em thường cảm thấy bị đánh giá thấp, coi thường và trở thành yếu tố khiến cho cả lớp bị giảm chất lượng. Điều này khiến cho nhiều học sinh luôn lo lắng và căng thẳng về điểm số, và họ thường dành thời gian học tập liên tục để cố gắng giành lấy điểm số cao nhất có thể.
Chương trình học dày đặc
Một trong những nguyên nhân khác khiến trẻ dễ bị áp lực trong học tập đó chính là chương trình học nặng về lý thuyết củng lịch học và lịch thi cử dày đặc. Trẻ em thời nay bên cạnh việc học văn, toán, ngoại ngữ là những môn học cơ bản như ngày xưa thì các em còn cần phải bổ sung kiến thức của các môn khoa học như hóa, sinh, vật lý, hay các môn văn học như sử, địa, giáo dục công dân,… Với việc bổ sung quá nhiều kiến thức từ các môn học như thế khiến trẻ thường phải học tại trường từ 7 giờ sáng đến 4, 5 giờ chiều và thậm chí là 7,8 giờ tối. Không chỉ học trên trường, để nắm chắc kiến thức, trẻ cũng phải làm bài tập về nhà hay tham gia các lớp học phụ đạo. Nhiều gia đình, bên cạnh việc cho trẻ tiếp thu kiến thức khoa học mà còn đăng ký cho trẻ tham gia các lớp học phụ đạo khác như học đàn, vẽ,… mà đôi khi đó không phải là sở thích của trẻ.
Ngoài tiếp thu kiến thức nhiều, trẻ còn phải đối mặt với một lịch trình kiểm tra và thi cực kỳ dày đặc. Mỗi môn học thường có từ 2 đến 3 bài kiểm tra trong suốt kỳ học, và mỗi kỳ học lại kết thúc bằng một kỳ thi cuối kỳ quan trọng. Đối với những môn học đòi hỏi nhiều kiến thức, học sinh phải dành nhiều thời gian học tập cả ngày lẫn đêm để chuẩn bị tốt cho những bài kiểm tra khó khăn đó.
Ảnh hưởng của áp lực học tập tới trẻ – Những thành tích “giết chết” tâm hồn trẻ
Tổn thương tinh thần
Áp lực và căng thẳng kéo dài có thể khiến trẻ trở nên mệt mỏi, mất hứng và bi quan. Nhiều trẻ có thể trải qua các rối loạn cảm xúc, trở nên buồn bã, tức giận hoặc cáu kỉnh một cách không lý do. Sự dồn nén của những cảm xúc tiêu cực này có thể tăng nguy cơ phát triển các vấn đề tâm thần nguy hiểm như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu.
Sức khỏe thể chất giảm sút
Áp lực học tập kéo dài sẽ dễ khiến trẻ rơi vào các triệu chứng như rối loạn giấc ngủ, thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ. Một số trẻ có thể tránh xa hoạt động thể chất, dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Việc thiếu vận động có thể gây chậm phát triển xương, yếu cơ bắp và sự suy giảm chiều cao. Hơn nữa, hệ miễn dịch của trẻ cũng có thể suy yếu, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như rối loạn tiền đình, đau dạ dày và bệnh xương khớp.
Ảnh hưởng đến hiệu suất học tập
Việc học quá đà và nhồi nhét kiến thức có thể gây các tác dụng ngược, không khiến trẻ học tập tốt hơn mà ngày càng đi xuống. Dù thời gian học tập dày đặc, nhưng trẻ có thể không thể hấp thụ kiến thức một cách hiệu quả, dẫn đến kết quả học tập thấp hơn. Đồng thời, nhiều trẻ có thể bị ám ảnh về điểm số, khiến cho các kỳ kiểm tra và thi trở nên căng thẳng hơn và khó khăn trong việc đạt được kết quả tốt.
Các mối quan hệ trở nên tiêu cực
Khi áp lực học tập đến từ gia đình hoặc giáo viên, nó có thể gây ra sự căng thẳng trong các mối quan hệ này. Trẻ có thể phản kháng và phản đối cha mẹ, dẫn đến những mâu thuẫn và làm suy yếu mối quan hệ gia đình. Điều này đặc biệt đúng khi cha mẹ không thể hiểu được con của mình, luôn cho rằng mình đúng, làm gia tăng sự bất đồng.
Xuất hiện hành vi tiêu cực ở trẻ
Sự áp lực học tập quá lớn có thể khiến trẻ mệt mỏi và chán chường, dễ dàng bộc lộ những hành vi phản đối. Đặc biệt, ở tuổi dậy thì, trẻ cảm thấy nhạy cảm và dễ tổn thương hơn, có thể tìm đến những hành vi như trốn học, cúp học hoặc thậm chí là sử dụng các chất kích thích để trốn tránh việc học.
Tăng nguy cơ tự làm hại bản thân và tự tử
Khi trẻ rơi vào trạng thái tiêu cực, nhiều trẻ sẽ có xu hướng tự làm hại bản thân để quên đi nỗi đau tâm hồn như: rạch tay, tự làm thương chính mình bằng các vật nhọn hay gậy,… Nguy hiểm hơn, nhiều em còn có suy nghĩ đến cái chết. Gần đây, số lượng trẻ em tự tử do áp lực học tập và thiếu sự đồng cảm của gia đình đã tăng lên. Khi trẻ không thể chia sẻ cảm xúc với bất kỳ ai, họ có thể rơi vào tình trạng tuyệt vọng và suy nghĩ tiêu cực.
Lời khuyên dành cho trẻ đang bị áp lực học tập
Trước hết, để giải tỏa áp lực, trẻ hãy nói chuyện nghiêm túc với cha mẹ về vấn đề của bản thân để cùng tìm ra giải pháp chung, hoặc chí ít là để cha mẹ hiểu và dành thời gian cho trẻ được nghỉ ngơi.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể áp dụng những phương pháp sau:
Tổ chức thời gian học tập một cách hợp lý để giúp giải tỏa căng thẳng. Sau mỗi buổi học tập tập trung và mệt mỏi, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Điều này giúp cơ thể khôi phục năng lượng tích cực và giúp não bộ thư giãn, dễ dàng hấp thụ kiến thức mới. Khi cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, hãy đứng dậy đi bộ vài vòng, thư giãn với âm nhạc, thiền, hoặc chơi với thú cưng để tinh thần được làm dịu và thoải mái hơn.
Để học tập hiệu quả hơn, các em cũng cần có thời gian để vui chơi và thư giãn phù hợp với tuổi của mình. Cha mẹ nên tạo điều kiện cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa hoặc ngoài trời dựa trên sở thích của con. Điều này giúp trẻ phát triển sức khỏe và tinh thần tốt hơn để học tập.
Cha mẹ không nên áp đặt quá nhiều kỳ vọng hoặc bắt ép con. Mỗi đứa trẻ có những tài năng riêng, và cha mẹ nên khuyến khích con khám phá và phát triển những điểm mạnh của mình. Thay vì chỉ chú trọng vào điểm số, hãy động viên và đánh giá sự cố gắng của con.
Quan trọng hơn, cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Áp lực học tập có thể dẫn đến mất năng lượng và cơ thể cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Hãy quan tâm đến thực đơn hàng ngày của trẻ để giúp họ có sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.
Trẻ bị áp lực học tập nên tăng cường hoạt động thể dục để tăng cường sức đề kháng và giảm căng thẳng. Vận động đúng cách giúp sản sinh hormone giúp cảm thấy hạnh phúc và giảm căng thẳng. Chỉ cần dành ít nhất 15 đến 30 phút mỗi ngày để tập luyện cũng đủ để cải thiện tinh thần và năng lượng.
Nếu áp lực học tập gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của trẻ, hãy cân nhắc thăm khám và tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý. Điều này giúp trẻ vượt qua áp lực một cách khôn ngoan và hiệu quả.
Lời khuyên dành cho cha mẹ để giúp con có sức khỏe tâm lý khỏe mạnh
Khi con có những biểu hiện bất thường, cha mẹ nên ngồi lại để nói chuyện và lắng nghe con. Hãy tạo cho con một môi trường trò chuyện thật thoải mái để con có thể dễ dàng bày tỏ về vấn đề của mình. Bên cạnh đó, việc thấu hiểu con cũng vô cùng quan trọng, hãy để con có thể tự phát huy tài năng của mình và cha mẹ nên đóng vai trò là người bạn đồng hành và chỉ dẫn, thay vì áp đặt suy nghĩ lên con cái.
Trên đây là những chia sẻ của Tâm lý PERG về áp lực học tập ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Nếu nhận thấy bản thân, người thân, bạn bè đang gặp các vấn đề tâm lý bất thường do áp lực học tập gây ra hoặc có triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến tâm lý cần đưa họ đến gặp bác sĩ tâm lý ngay để được tư vấn và điều trị. Trên hết, sự đồng cảm, quan tâm, lắng nghe đến từ gia đình và bạn bè là động lực quan trọng giúp bệnh nhân có thể cải thiện bệnh tốt hơn.
____________
CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam
Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785
Fanpage: PERG hỗ trợ điều trị TRẦM CẢM , RỐI LOẠN LO ÂU
LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G
GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!
Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây: