AI LÀ NGƯỜI DỄ BỊ TRẦM CẢM VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

  18/06/2020

Trầm cảm là một căn bệnh phổ biến nhưng rất phức tạp và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, cần được điều trị trầm cảm như các bệnh lý khác. Tuy nhiên, rất nhiều người trong số chúng ta chưa hiểu rõ về căn bệnh này.

Trầm cảm là một rối loạn khí sắc, gây cảm giác buồn chán, mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Sự rối loạn này không chỉ ảnh hưởng tới tâm trạng, cảm nhận, cách hành xử mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe, thể chất. Trầm cảm có thể gây khó khăn cho chúng ta trong giao tiếp, làm việc, thậm chí có thể dẫn tới ý định tự tử

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LẬP TỨC:

 BẤM GỌI 0973.533.248 – 0247.300.0785

(Liên hệ qua điện thoại để đặt lịch tham vấn)

Những ai dễ mắc trầm cảm?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là căn bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới và đứng thứ hai trong gánh nặng bệnh lý toàn cầu, chỉ sau bệnh lý mạch vành. Ước tính trên thế giới có khoảng 350 triệu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm.

Hậu quả nghiêm trọng nhất của trầm cảm chính là hành vi tự sát. Theo thống kê tại Việt Nam, số người tự tử hàng năm lên tới 36.000-40.000 người, cao gấp 3-4 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông. Trầm cảm chịu trách nhiệm cho 75{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03} các vụ tự tử kể trên, còn lại 22{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03} là do nghiện rượu, ma túy, cờ bạc và chỉ có 3{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03} do tâm thần phân liệt, động kinh.

Theo thống kê, đến 80{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03} dân số sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc sống của mình. Một số đối tượng sau có thể dễ gặp phải trầm cảm hơn:

–  Trầm cảm ở phụ nữtỉ lệ mắc trầm cảm ở nữ giới cao hơn nam giới, thường gặp nhất là trầm cảm sau sinh.

–  Trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên: do áp lực học tập, hoàn cảnh gia đình thay đổi (bố mẹ ly hôn, bị bỏ rơi, thay đổi nơi ở), thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì…

–  Trầm cảm ở những người làm các công việc có cường độ làm việc và áp lực lớn: như nghệ sĩ, người làm công việc quản lý…

–  Trầm cảm ở người giàngười già có tỉ lệ mắc trầm cảm cao (~16{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03}) do một số yếu tố như bệnh lý mạn tính, do cảm giác cô đơn, mất người bạn đời,…

–  Trầm cảm ở những người mắc bệnh nội khoa như:bệnh lý tim mạch, nội tiết, thần kinh, ung thư, bệnh truyền nhiễm…Bệnh cảnh dễ làm nảy sinh trầm cảm và ngược lại, trầm cảm có thể làm cho bệnh có xu hướng nặng thêm và tăng nguy cơ tử vong.

Như vậy có thể thấy trầm cảm là một căn bệnh rất phổ biến, ai cũng có thể mắc trầm cảm. Tuy nhiên, trên thực tế có tới 80{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03} người mắc trầm cảm không được phát hiện. Điều đó có nghĩa là trong 10 người mắc trầm cảm thì chỉ có 2 người là được phát hiện và điều trị. Ngoài những lý do về mặt nhận thức, tâm lý xấu hổ, sợ bị kỳ thị đối với bệnh trầm cảm thì một nguyên nhân quan trọng không kém khiến cho bệnh trầm cảm không được phát hiện sớm đó là những triệu chứng bệnh rất dễ nhầm lẫn vào các bệnh lý khác.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm

Ở giai đoạn đầu, trầm cảm thường khó phát hiện, dễ bị bỏ sót do triệu chứng rất phân tán. Bệnh nhân thường có những biểu hiện toàn thân như: đau ngực, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, đau lưng, khó thở, mất ngủ, đau bụng, tê cóng…Điều này khiến cho bệnh nhân rất khổ sở vì đi thăm khám nhiều chuyên khoa khác nhau mà không tìm được nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Theo thống kê có tới 88{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03} bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm thần thăm khám ở cơ sở khám chữa bệnh ban đầu thay vì chuyên khoa tâm thần.

Dù biểu hiện đa dạng, vẫn có những triệu chứng phổ biến của trầm cảm  bao gồm:

–  Vấn đề với giấc ngủ: khó ngủ, mất ngủ trong thời gian dài hoặc ngủ nhiều.

–  Vấn đề về ăn uống: cảm giác chán ăn, ăn không ngon thường xuyên hoặc ăn nhiều quá mức.

–  Cơ thể khó chịu, tâm thần bất an: luôn cảm thấy bồn chồn, bứt rứt khó chịu, không thoải mái và lo lắng.

–  Ngại giao tiếp xã hội: không muốn nói chuyện, tiếp xúc với những người xung quanh

– Chậm chạp, chán nản, không có hứng thú với bất kỳ điều gì.

–  Luôn bi quan trong mọi việc, cảm thấy mọi thứ sẽ tồi tệ.

–  Tự ti về bản thân: luôn lo lắng bản thân kém cỏi, cảm thấy mình vô dụng, sợ hãi.

–  Có ý nghĩ về tự tử hoặc đã từng tự tử.

Điều trị trầm cảm như thế nào?

Bất kỳ một sự bất ổn nào( cả về tâm lẫn thân) cũng đều có nguyên nhân của nó, trầm cảm cũng vậy. Liệu pháp tâm lý Perg với công cụ TEST CƠ “độc quyền” giúp người bệnh tìm ra CHÍNH XÁC NGUYÊN NHÂN và chuyển hóa từng triệu chứng một của căn bệnh trầm cảm, giúp người trầm cảm có lại cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. Liệu pháp Perg là phương pháp điều trị không dùng thuốc, không gây tác dụng phụ.

BẠN ĐANG LÀ CÁI BẠN ĐÃ LÀ
BẠN SẼ LÀ CÁI BẠN ĐANG LÀ.

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm lý PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây nhé:

http://perg-nangluongtamthe.com/

https://tamlyperg.vn

Bạn có thể cần:

ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM CHO TUỔI THANH THIẾU NIÊN- TUỔI TEEN

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok