Lý do trẻ luôn mất tập trung? Liệu con bạn có đang mắc rối loạn tăng động giảm chú ý

  08/04/2024

Nhiều trẻ trong quá trình trưởng thành thường xuyên có dấu hiệu mất tập trung đi kèm hành vi hiếu động quá mức. Nhiều cha mẹ có thể không chú ý và cho rằng đây là tình trạng hiếu động của trẻ. Nhưng có thể trẻ đã mắc rối loạn tăng động giảm chú ý. Vậy rối loạn tăng động giảm chú ý là gì và cha mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng của con? Hãy cùng Tâm lý PERG tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Khái quát về rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?

Rối loạn tăng động giảm chú ý (hay ADHD) là một tình trạng thần kinh có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn, đi kèm với các biểu hiện như hành vi quá khích, bất ngờ, không kiểm soát và khó tập trung vào một công việc cụ thể hoặc ngồi yên trong thời gian dài.

Thường thì, các trường hợp ADHD được chẩn đoán khi trẻ đạt độ tuổi 6, muộn nhất là từ 8-10 tuổi, đặc biệt khi trẻ bắt đầu đi học. Một số triệu chứng của ADHD có thể giảm dần khi trẻ lớn lên, nhưng một số trường hợp vẫn gặp khó khăn khi trưởng thành, kèm theo các vấn đề tâm lý, rối loạn giấc ngủ và lo âu.

ADHD được phân loại thành ba nhóm chính tùy thuộc vào biểu hiện triệu chứng:

  • Rối loạn tăng động giảm chú ý chủ yếu tập trung vào vấn đề không tập trung: Trẻ khó tập trung và hoàn thành công việc, dễ mất tập trung vào chi tiết, cuộc trò chuyện, hoặc không thể tuân thủ các hướng dẫn. Thay vào đó, trẻ dễ dàng bị phân tâm và thường quên các chi tiết hoặc thói quen hàng ngày.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý chủ yếu là hiếu động, bốc đồng: Trẻ gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc và hành vi, thường xuyên nói nhiều và không thể ngồi yên hoặc đứng yên lâu. Khi còn nhỏ, trẻ cũng có thể chạy nhảy hoặc leo trèo liên tục. Ngoài ra, trẻ có thể cắt lời người khác, lấy đồ hoặc nói một cách không kiểm soát. Nhóm này của trẻ có nguy cơ cao hơn về tai nạn hoặc chấn thương.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý kết hợp cả hai biểu hiện không tập trung và hiếu động: Đây là dạng phổ biến nhất của ADHD.

Rối loạn tăng động giảm chú ý có thể ảnh hưởng đến tư duy trí nhớ và kết quả học tập của trẻ. Khi trẻ mất tập trung và suy giảm trí nhớ cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. 

Khi trưởng thành, thường có tính cách hung hăng, bốc đồng, nóng nảy và tiêu cực, thậm chí có xu hướng bạo lực, dẫn đến ảnh hưởng rất nhiều tới người xung quanh và các mối quan hệ xã hội.

Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như rối loạn giấc ngủ, rối loạn hành vi, trầm cảm,…

Biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý

Rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ có nhiều triệu chứng hơn so với mất tập trung thông thường và chia thành các nhóm biểu hiện như:

Kém tập trung, chú ý

  • Thường hay quên các chi tiết, bỏ lỡ các thông tin quan trọng trong quá trình học tập hoặc thực hiện công việc
  • Gặp khó khăn khi tham gia vào các trò chơi yêu cầu sự tập trung, hoặc khi nghe giảng bài
  • Thường không lắng nghe khi người khác nói chuyện trực tiếp
  • Không tuân thủ các hướng dẫn, không hoàn thành bài tập được giao, hoặc nhanh chóng mất tập trung và tránh xa khỏi các công việc
  • Khó khăn trong việc tổ chức, quản lý thời gian, hoặc đối mặt với các thời hạn
  • Thường hay quên hoặc làm thất lạc các đồ vật cá nhân như bút, sách vở, chìa khóa, hoặc điện thoại
  • Thích tránh xa hoặc không hứng thú với các công việc đòi hỏi sự cố gắng lâu dài như làm bài tập, chuẩn bị báo cáo, hoặc điền thông tin vào các mẫu đơn
  • Dễ bị phân tâm bởi các yếu tố kích thích bên ngoài, như người đi qua hoặc âm thanh nhỏ, dễ làm mất tập trung
  • Thường hay quên các hoạt động hàng ngày như đi học, đánh răng, rửa mặt, hoặc làm các công việc nhà

Dấu hiệu hiếu động và phản ứng thái quá

  • Thích vận động và không thích ngồi yên, thường cảm thấy bồn chồn và không thoải mái khi phải ngồi lâu
  • Thích được tự do di chuyển trong lớp học hoặc ở những tình huống khác, không thích bị ràng buộc ở một vị trí
  • Thường thích chạy nhảy và leo trèo quá mức, mặc dù khi trưởng thành hơn, hành vi này có thể giảm đi và thay vào đó là cảm giác không thoải mái
  • Khó tham gia vào các trò chơi đòi hỏi sự nhẫn nại và kiên nhẫn
  • Thường di chuyển nhiều như khi lái xe hoặc đi trên đường
  • Nói quá nhiều và thường trả lời trước khi được hỏi xong
  • Không thích phải xếp hàng chờ đợi lượt khi tham gia các trò chơi hoặc khi điều này yêu cầu ở các nơi công cộng như siêu thị
  • Thường xen ngang vào các cuộc trò chuyện hoặc công việc của người khác, thậm chí làm phiền khi họ đang tập trung vào việc gì đó
  • Có tính cách nóng nảy, dễ cáu giận và thậm chí có thể có hành vi quá khích như la hét, đánh đập, hoặc tấn công đột ngột, thậm chí cả khi cha mẹ đang ôm ấp.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể có những biểu hiện khác như: rối loạn ngôn ngữ, giao tiếp kém, nhạy cảm với âm thanh, mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ,…

Nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý ở trẻ

Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác dẫn đến chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể tăng nguy cơ trẻ bị tăng động giảm chú ý như:

  • Trẻ bị sinh non
  • Trẻ bị động kinh hoặc chấn thương não khi còn trong bụng mẹ
  • Người thân có tiền sử bị tăng động giảm chú ý
  • Mẹ sử dụng các chất kích thích, hút thuốc hoặc lạm dụng rượu bia trong quá trình mang thai

Cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh

Trau dồi kiến thức về rối loạn tăng động giảm chú ý

Để giúp con có thể vượt qua bệnh tâm lý, cha mẹ cũng cần tìm hiểu và trau dồi kiến thức về tâm lý mà con đang mắc phải. Từ đó, cha mẹ mới có thể thấu hiểu cho con và biết nên ứng xử như thế nào trước những triệu chứng tâm lý của con.

Sử dụng các biện pháp tâm lý

  • Thấu hiểu và kiên nhẫn với trẻ: Khi trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ có những hành động quá khích, chính vì thế đòi hỏi cha mẹ cần thực sự kiên nhẫn và thấu hiểu trẻ. Trò chuyện và chia sẻ với trẻ nhiều hơn giúp trẻ dễ dàng mở lòng và tâm lý sẽ có thể tốt hơn. Kiên nhẫn và từ từ giải thích hay chờ đợi trẻ làm điều gì đó để trẻ cảm thấy được tôn trọng.
  • Huấn luyện hành vi cho con: Phương pháp này đã được chứng minh là hiệu quả nhất đối với trẻ có triệu chứng tăng động giảm chú ý. Bố mẹ có thể hợp tác với giáo viên để giúp trẻ cải thiện hành vi ở cả nhà và trường. Có thể sắp xếp cho trẻ ngồi ở bàn đầu tiên để tránh sự phân tâm từ hoạt động của các bạn ở phía trên.
  • Tránh chỉ trích hoặc quát mắng trẻ, đặc biệt là trước mặt người khác. Trẻ có triệu chứng tăng động giảm chú ý thường có lòng tự trọng cao, vì vậy cần tiếp cận với trẻ một cách nhẹ nhàng. Khi trẻ thể hiện hành vi đúng đắn, lời khen thích hợp từ bố mẹ có thể thúc đẩy tiến bộ của trẻ.
  • Chỉ hứa những điều mà bố mẹ chắc chắn có thể thực hiện: Trẻ có triệu chứng tăng động giảm chú ý thường dễ cảm thấy thất vọng và mất lòng tin, vì vậy cần tránh hứa một cách không chắc chắn.
  • Khích lệ trẻ tham gia các hoạt động nhóm, thể thao ngoài trời hoặc học các môn võ để rèn luyện kỷ luật và khả năng tập trung.
  • Sử dụng ngôn từ đơn giản, cụ thể thay vì lời nói chung chung.
  • Xây dựng thói quen tốt cho con bằng cách đảm bảo con ăn, đi ngủ và thức dậy đúng giờ.

Gặp bác sĩ tâm lý

Cha mẹ cũng nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ tâm lý. Họ là những chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý nên họ sẽ biết cách làm thế nào để trò chuyện với trẻ và giúp trẻ cảm thấy cởi mở hơn. Các bác sĩ cũng tư vấn cho cha mẹ biết nên sử dụng phương pháp và những loại thuốc nào để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ.

 

Rối loạn tăng động giảm chú ý là một bệnh tâm lý đòi hỏi sự quan tâm và điều trị kịp thời từ gia đình và những người xung quanh. Sự kiên nhẫn, thấu hiểu và giáo dục từ phụ huynh sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Nếu nhận thấy bản thân, người thân, bạn bè đang gặp rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc có triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến tâm lý cần đưa họ đến gặp bác sĩ tâm lý ngay để được tư vấn và điều trị. Trên hết, sự đồng cảm, quan tâm, lắng nghe đến từ gia đình và bạn bè là động lực quan trọng giúp bệnh nhân có thể cải thiện bệnh tốt hơn.

____________

CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Fanpage: PERG hỗ trợ điều trị TRẦM CẢM , RỐI LOẠN LO ÂU

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok