Vượt qua áp lực đồng trang lứa (peer pressure) và hành trình thấu hiểu bản thân

  29/03/2024

Có nhiều bạn khi nhắc đến vấn đề áp lực đồng trang lứa (peer pressure) sẽ đều phần nào cảm thấy tự ti, lo lắng và sợ hãi bởi luôn cảm thấy bản thân kém tài năng hơn so với bạn bè của mình. Điều này trong thời gian dài sẽ gây nên nỗi sợ vô hình khiến bạn cảm thấy stress và dẫn đến các bệnh tâm lý. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể vượt qua áp lực đồng trang lứa. Hãy để Tâm lý PERG chia sẻ giúp bạn nhé!

 

Áp lực đồng trang lứa (peer pressure) là gì?

Áp lực đồng trang lứa, hay tên tiếng Anh là peer pressure, là thuật ngữ chuyên ngành, áp chỉ tâm lý của một cá nhân chịu ảnh hưởng bởi một cá nhân khác hay của nhiều người cùng một nhóm xã hội và phải thay đổi thái độ, giá trị và hành vi để phù hợp với các chuẩn mực của nhóm. Hay hiểu đơn giản là sự tự ti, cảm thấy thất bại khi không đạt được những điều giống bạn bè.

Peer pressure có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ khi chúng ta sinh ra, đến khi chúng ta trưởng thành và già đi. Đặc biệt, peer pressure diễn ra mãnh liệt nhất vào thời điểm chúng ta bước vào tuổi trưởng thành. Khi đó chúng ta đã có đủ nhận thức và có nhiều suy nghĩ, lo toan về cuộc sống. Bên cạnh đó, những áp lực từ gia đình và người xung quanh cũng sẽ vô tình khiến áp lực đồng trang lứa ngày càng sâu sắc. 

Nguyên nhân của áp lực đồng trang lứa

Khao khát được công nhận

Người trẻ thường sợ bị bỏ rơi, bị cô lập hoặc không được chấp nhận, họ luôn muốn thuộc về một nhóm xã hội nào đó. 

Mà để hình thành một nhóm xã hội, chúng ta cần có sự liên kết với nhau mà họ gọi là “điểm chung”. Và để không bị bỏ rơi, chúng ta cần phải sở hữu cho mình một tài năng hoặc tính cách đó để có thể hòa nhập với họ. Chẳng hạn như những người học giỏi, thì để được hòa nhập với họ, chúng ta cũng cần phải có kiến thức và tiêu cực hơn là chúng ta cần thực sự giỏi và không để xảy ra bất kỳ sai sót nào trong các kỳ thi thì mới được trọng dụng và được họ yêu mến.

Ảnh hưởng của truyền thông và mạng xã hội

Chúng ta đang sống trong thời đại mà truyền thông và mạng xã hội đang ngày càng phổ biến với tốc độ chóng mặt. Bên cạnh những thông tin và giải trí hữu ích, thì nó cũng mang lại những điểm tiêu cực và độc hại đến tinh thần chúng ta.

Truyền thông hằng ngày đều đưa tin về tấm gương các bạn trẻ thành công, sở hữu khối tài sản lớn hoặc đi làm kiếm được con số hàng chục triệu hàng tháng,… khiến bạn cảm thấy áp lực, cảm thấy tự tin bởi bạn vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường và chưa thể kiếm được việc làm hoặc đi làm với đồng lương không cao…

Mạng xã hội là nơi mà con người dễ dàng chia sẻ với nhau về mọi thứ, bạn có thường xem những chia sẻ trong vòng bạn bè, dù là thành tích nhỏ nhất của họ, bạn cũng cảm thấy thất bại và bị bỏ lại phía sau.

Áp lực từ gia đình

Một trong những lý do khác dẫn đến áp lực đồng trang lứa đó là những áp lực và sự kỳ vọng từ gia đình. Cha mẹ luôn mong muốn con cái có một tương lai tốt đẹp, chính vì thế, họ vô tình tạo cho con cái áp lực phải thành công từ sớm để bố mẹ vui lòng. 

Nhiều trường hợp cha mẹ còn vô tình so sánh con cái mình với một hình mẫu khác có 1 số điểm nổi trội hơn, và được gọi là “con nhà người ta”. Điều đó tạo nên những áp lực cho con cái rằng cần phải có thành tích cao, cần kiếm được nhiều tiền mới có thể có được sự công nhận của bố mẹ.

Thiếu kinh nghiệm sống

Thiếu kiến thức và kỹ năng sống cũng là một trong những lý do khiến bạn dễ rơi vào “vòng xoáy” so sánh và áp lực với bạn bè đồng trang lứa. Khi thiếu kiến thức và kỹ năng khiến bạn không có khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định một cách đúng đắn. Khi không tỉnh táo, bạn rất dễ làm mọi thứ theo người khác để có cảm giác thành công giống họ, mà không lựa chọn một con đường đúng đắn cho mình.

Dấu hiệu nhận biết bạn đang rơi vào “áp lực đồng trang lứa”

Khi bị áp lực so với bạn bè cùng trang lứa, bạn sẽ rất dễ căng thẳng và có một số đặc điểm tâm lý nhất định. Chẳng hạn như:

  • Áp lực, tự chỉ trích bản thân khi thấy thông tin về thành công của những người trẻ đồng trang lứa.
  • Bạn luôn cảm thấy căng thẳng và lo lắng khi phải tiếp xúc với một nhóm xã hội nào đó.
  • Không được là chính mình, bạn luôn luôn phải thay đổi để phù hợp với nhóm bạn, mặc cho nó đi ngược lại giá trị và quan điểm sống của bản thân.
  • Không chắc chắn về quyết định của mình, không cảm thấy tự tin về bản thân.
  • Không tự tin để thể hiện hoặc làm những điều mà bạn muốn bởi bạn sợ sẽ bị cô lập.
  • Cố gắng để thuộc về một nhóm bạn, sợ bị cô lập và bị coi là khác biệt.
  • Cảm thấy bất an hoặc rối loạn lo âu khi không thể tham gia hoặc không muốn tham gia các hoạt động của nhóm bạn.

Vượt qua áp lực đồng trang lứa – Hành trình tìm hiểu bản thân

Thấu hiểu bản thân

Trước hết bạn cần hiểu “Bạn là ai?”. Mỗi chúng ta đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, tạo nên sự không hoàn hảo và khác biệt của mỗi người. Hãy tận dụng những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để phát triển con người bạn chứ không cần cố gắng làm theo người khác. 

Bên cạnh đó, hãy xây dựng cho mình những lý tưởng và ước mơ của mình. Lý tưởng và ước mơ của bạn chính là “kim chỉ nam” cho mọi hành trình mà bạn đang muốn đạt tới. Hãy xác định bạn cần gì và muốn gì, từ đó không ngừng học hỏi với một thái độ cầu tiến và kiên nhẫn mới có thể phát triển hơn từng ngày.

Thành công không hề dễ dàng

Bạn cũng cần hiểu được rằng, để đạt được thành công là điều không hề dễ dàng. Có những người mất cả chục năm mới có thể đạt được thành công riêng của chính mình. Chính vì thế, đừng vội thấy thành công của người khác mà tự gây áp lực cho chính mình. Bạn hãy từ từ, cố gắng và luôn giữ cho mình một thái độ tích cực, chỉ khi ấy thành công mới đến với ta một cách dễ dàng.

Đặt ra mục tiêu cụ thể

Hãy tự tạo ra một mục tiêu sống phù hợp với bản thân, một lý do khiến bạn muốn tiếp tục sống hạnh phúc đến ngày mai và xác định hướng đi để thực hiện mục tiêu đó. Khi nhận ra rằng mỗi người đều có hành trình riêng, ta sẽ trở nên tự chủ hơn trong việc theo đuổi mục tiêu của cuộc đời, hiểu rõ hơn về hướng đi của mình và không còn quan tâm quá nhiều đến con đường của người khác.

Học cách đối mặt với áp lực

Áp lực là điều không thể tránh khỏi trong cuộc, chính vì thế bạn hãy học cách đối mặt với nó. Hãy giữ đúng lý tưởng và giá trị của mình. Có thể đôi lúc, bạn sẽ cảm thấy buồn và chán nản nhưng hãy nhớ rằng nếu bạn dễ dàng bỏ cuộc thì bạn sẽ chẳng thể làm được điều gì.

 

Áp lực đồng trang lứa là vấn đề ngày càng phổ biến và tạo nên những áp lực vô hình cho giới trẻ ngày nay. Chỉ cần thấu hiểu được bản thân và nhận ra những giá trị tốt đẹp mà bản thân cần theo đuổi sẽ giúp bạn cảm thấy tích cực và đạt đến thành công.

Nếu nhận thấy bản thân, người thân, bạn bè có các dấu hiệu của áp lực đồng trang lứa, có triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến tâm lý cần đưa họ đến gặp bác sĩ tâm lý ngay để được tư vấn và điều trị. Trên hết, sự đồng cảm, quan tâm, lắng nghe đến từ gia đình và bạn bè là động lực quan trọng giúp bệnh nhân có thể cải thiện bệnh tốt hơn.

____________

CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Fanpage: PERG hỗ trợ điều trị TRẦM CẢM , RỐI LOẠN LO ÂU

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok