Hội chứng sợ yêu: Nỗi ám ảnh tổn thương trong chuyện tình cảm

  20/03/2024

Bị phản bội, bị lừa dối hay chứng kiến những đổ vỡ trong chuyện tình cảm có thể khiến chúng ta rơi vào hội chứng “sợ yêu” . Khi đó, chúng ta sẽ cảm thấy nghi ngờ, đau khổ và tự cô lập bản thân mình để không muốn chịu tổn thương thêm một lần nữa. Vậy hội chứng sợ yêu là gì? Làm thế nào để vượt qua nỗi ám ảnh trong tình yêu? Hãy cùng Tâm lý PERG tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

 

Hiểu về hội chứng sợ yêu?

Hội chứng sợ yêu, hay Philophobia, là hội chứng tâm lý được đặc trưng bởi nỗi ám ảnh hoặc lo lắng quá mức với tình yêu, bao gồm cả việc đón nhận tình yêu của người khác hoặc những rung động từ chính họ. 

Tình yêu tuy không phải là tất cả trong cuộc sống nhưng có thể khiến con người trở nên tươi sáng, hạnh phúc và tốt đẹp hơn. 

Người mắc hội chứng sợ yêu thường sẽ không tìm được mối liên hệ sâu sắc với những người khác theo xu hướng tính dục của họ (trừ người thân). Họ sẽ không thể nào gần gũi và có xu hướng né tránh với nửa còn lại. Họ sợ cảm giác “yêu” và “được yêu”.

 

Biểu hiện của hội chứng sợ yêu

Yêu và mong muốn được yêu là nhu cầu tình cảm của mỗi người. Không ai có thể ngăn cản được một trái tim rung động, tuy nhiên những người sợ yêu sẽ có xu hướng né tránh tất cả tình cảm. Họ sẽ thường bị gia đình và những người xung quanh cho là khó tính, trái tính trái nết,… và gây áp lực về chuyện yêu đương. Nên hội chứng sợ yêu sẽ thường đi kèm với căng thẳng và stress, thậm chí là trầm cảm.

Một vài biểu hiện điển hình của chứng sợ yêu như:

  • Cảm thấy khó chịu khi bước vào một mối quan hệ, cảm giác như bị ép buộc và không thấy thoải mái
  • Luôn có cái nhìn tiêu cực về chuyện tình yêu, nghĩ rằng khi bước vào yêu đương sẽ chỉ cảm thấy đau khổ, không thể phát triển về công việc, tài chính và con người.
  • Luôn cảm giác lo lắng, sợ hãi, suy nghĩ quá nhiều khi khi muốn bước vào một mối quan hệ hay tìm hiểu ai đó nên thường tìm cách né tránh và thậm chí là cô lập bản thân.
  • Từ chối sự lãng mạn, họ sẽ có xu hướng từ chối xem các bộ phim tình cảm, tham gia các lễ cưới hay các địa điểm xuất hiện sự tiếp xúc lãng mạn.
  • Luôn luôn trốn chạy và né tránh khi biết ai đó có tình cảm với mình hoặc khi họ có tình cảm với ai đó.
  • Có xu hướng cô lập, tách biệt bản thân với những người xung quanh, đặc biệt người theo hướng tính dục của họ để tránh tối đa việc phải rung động.
  • Né tránh các cuộc gặp gỡ, tìm hiểu, các cuộc làm mai mối và cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi ở một mình.

 

Tất nhiên, trong các mối quan hệ bình thường như bạn bè hay người thân, họ vẫn nói chuyện và tiếp xúc bình thường bởi họ biết họ không hề có tình cảm với những người đó. Họ chỉ đơn thuần là xa lánh tình yêu, không muốn “yêu” và “được yêu”.

 

Hội chứng sợ yêu là do đâu?

Mọi nỗi sợ có lẽ đến từ những tổn thương trong quá khứ. Có lẽ chính họ là những người đã trực tiếp trải qua những đau khổ mà tình yêu mang lại. Họ đã trải qua quá nhiều chuyện tình cảm tồi tệ, không được như mong muốn. Những vết thương cũ chưa được chữa lành, họ lại tìm đến tình yêu với hy vọng sẽ cảm, thấy hạnh phúc nhưng lại thất bại, khiến dần dần họ trở nên nghi ngờ và không còn bất kỳ niềm tin nào vào tình yêu đích thực. Sự không chung thủy, lừa dối, vô tâm, lợi dụng, những nỗi đau về thể xác và tinh thần có lẽ đã khiến trái tim họ cảm thấy vỡ vụn và sợ hãi không muốn rung động thêm một lần nữa.

Cũng có thể là do chứng kiến quá nhiều sự đổ vỡ và khổ đau trong tình yêu từ những người xung quanh khiến cho họ cảm thấy mất niềm tin vào “yêu”. Những đổ vỡ của gia đình, người thân thiết, trải qua khoảng tuổi thơ khó khăn và ám ảnh, khiến họ không đủ can đảm để chấp nhận nó.

Một lý do khác có thể đến từ cách giáo dục từ gia đình, không cho họ biết thế nào là yêu hoặc gò bó, kiểm soát họ đến mức họ cảm thấy sợ tình yêu.

Hội chứng sợ yêu – Những trái tim cần được hòa nhập và yêu thương

Tình yêu không phải là tất cả, nhưng một thế giới không có tình yêu là một tình yêu vô cảm và đơn độc.

Bất kể ai trong chúng ta cũng mong muốn có một người bạn đồng hành, đồng điệu trong tâm hồn để có thể giãi bày và sẽ chia những khó khăn và tổn thương. Khi rơi vào hội chứng sợ yêu, họ sẽ luôn nghi ngờ, sợ hãi, lo lắng và không sẵn sàng để nói lên tiếng nói của tâm hồn. Lâu dần khi tổn thương không được chữa lành dễ dẫn đến những vấn đề tâm lý nghiêm trọng hơn như trầm cảm hay rối loạn nhân cách,…

Những người mắc hội chứng sợ yêu cũng cố gắng để tự cô lập bản thân với thế giới, họ né tránh mọi giao tiếp gần gũi hơn, khép mình hơn chỉ để cố bảo vệ bản thân. Từ đó, họ gặp nhiều khó khăn trong các giao tiếp xã hội và khó có thể kết bạn.

Bên cạnh đó, những áp lực từ gia đình người thân ép yêu, ép lập gia đình cũng sẽ tạo những căng thẳng, stress cho người mắc hội chứng philophobia.

Nên làm gì để trái tim lại cảm thấy rung động?

Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Bản thân người mắc hội chứng sợ yêu cần nhận thức lại vấn đề tâm lý của mình để thay đổi bản thân. Hãy cởi mở hơn trong vấn đề tình yêu, bởi có thể chúng ta sẽ lại thất bại nhưng rồi chúng ta sẽ tìm được tình yêu đích thực có thể khiến chúng ta trở nên tươi đẹp và hạnh phúc hơn.

 

Hãy chấp nhận những lần tổn thương đó như là một bài học giúp chúng ta trưởng thành hơn và là cơ hội để chúng ta nhận ra rằng chúng ta cần một tình yêu như thế nào. Chỉ khi chúng ta thực sự cởi mở và sẵn sàng thì hạnh phúc mới mỉm cười với chúng ta.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Bạn có thể trao đổi, tâm sự và chia sẻ những suy nghĩ của bản thân đến những người thân mà bạn cảm thấy tin tưởng. Khi đó, bạn sẽ tìm được sự đồng cảm, cảm thấy bình yên hơn. Họ cũng có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên hay giải pháp hữu ích để giúp bạn vượt qua những ám ảnh trong tình cảm.

Trị liệu tâm lý

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý, các trung tâm tâm lý trị liệu để có một lộ trình điều trị hiệu quả. Các liệu pháp đều được xây dựng nhằm mục đích loại bỏ được bóng đen tâm lý. Bên cạnh đó, chuyên gia tâm lý cũng có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn các cách đối diện với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc hay nhìn nhận vấn đề một cách tích cực hơn.

 

Vượt qua những tổn thương trong tình cảm là điều không hề dễ dàng, chỉ bạn mới hiểu được những nỗi đau đó. Nhưng hãy để cho trái tim bạn cơ hội được yêu thương, được chữa lành và hạnh phúc. Sau những đổ vỡ, hãy chăm sóc bản thân thật tốt, luôn yêu thương chính mình, hãy luôn tin tưởng, chân thành và mở lòng với người tiếp theo thì chắc chắn những điều tuyệt vời nhất sẽ đến với bạn.

Nếu nhận thấy bản thân, người thân, bạn bè đang có những dấu hiệu của hội chứng sợ yêu hoặc có triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến tâm lý cần đưa họ đến gặp bác sĩ tâm lý ngay để được tư vấn và điều trị. Trên hết, sự đồng cảm, quan tâm, lắng nghe đến từ gia đình và bạn bè là động lực quan trọng giúp bệnh nhân có thể cải thiện bệnh tốt hơn.

____________

CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Fanpage: PERG hỗ trợ điều trị TRẦM CẢM , RỐI LOẠN LO ÂU

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok