Đặc điểm rối loạn nhân cách né tránh: Sự tự ti kết nối với xã hội

  05/03/2024

Người mắc chứng rối loạn nhân cách né tránh thông thường sẽ có xu hướng né tránh các tình huống xã hội hoặc né tránh những tương tác có nguy cơ bị từ chối, phê bình. Lâu ngày, họ sẽ có tâm lý tự ti và hạn chế tiếp xúc với xã hội. Trong bài viết này, hãy cùng Tâm lý PERG tìm hiểu về đặc điểm rối loạn nhân cách né tránh, triệu chứng và đặc điểm nguyên nhân rối loạn nhân cách né tránh dẫn đến hội chứng này.

 

Rối loạn nhân cách né tránh là gì?

Rối loạn nhân cách né tránh là một trạng thái mà người bệnh thường thể hiện sự ức chế đối với xã hội. Những người bị rối loạn nhân cách né tránh thường rất nhạy cảm đối với sự từ chối hoặc chỉ trích từ người khác. Hoặc có nhiều trường hợp, họ chỉ thể hiện sự ngượng ngùng, khó xử và tránh né khi giao tiếp với người khác. Trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội theo chiều hướng tiêu cực.

Nguyên nhân của rối loạn nhân cách né tránh

Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào khẳng định về nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn nhân cách né tránh. Tuy nhiên, một vài nguyên nhân sau đây có thể ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh:

Di truyền

Nguy cơ mắc rối loạn nhân cách né tránh sẽ tăng khi trong gia đình có người bị mắc hội chứng này hoặc bị các tổn thương tâm lý khác như: rối loạn lo âu xã hội, rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,…

Trải nghiệm nhiều tiêu cực trong cuộc sống

Những trải nghiệm bị từ chối và gạt ra khỏi xã hội như: bị tẩy chay, cô lập, cha mẹ gây áp lực, thường xuyên bị từ chối,…

Mắc một số bệnh tâm lý khác

Người bị trầm cảm hay rối loạn nhân cách cũng sẽ có nguy cơ mắc các bệnh này. 

Triệu chứng và ảnh hưởng của rối loạn nhân cách né tránh

Rối loạn nhân cách né tránh sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội. Đặc biệt là nhạy cảm với lời nói và hành vi của người khác cũng có thể khiến họ bị tổn thương. Từ đó, họ gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ, hiệu suất công việc giảm sút, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng.

Họ có xu hướng khó dành tình cảm cho ai đó, thường đa nghi và khó có thể tin tưởng bất kỳ ai. Họ cũng hay để ý đến suy nghĩ của người khác, thường có suy nghĩ tiêu cực và dễ bị tổn thương bởi lời nói của người khác.

Họ cũng khó bày tỏ những quan điểm bản thân bởi họ sợ sẽ bị người khác khinh bỉ, coi thường và trở thành trò cười trong mắt người khác. Thế nên khi giao tiếp hoặc trước đám đông họ sẽ thường thấy tự ti, xấu hổ, lắp bắp, lúng túng trong giao tiếp.

Trong thời gian dài, họ trở nên nhạy cảm một cách cực đoan và cho rằng mọi lời trêu chọc, góp ý của người khác đều mang tính đả kích. Từ đó dẫn đến họ thấy không thoải mái và dần xa lánh xã hội.

Một số triệu chứng điển hình của người bị rối loạn nhân cách né tránh có thể kể đến như:

  • Hạn chế/ Né tránh chốn đông người hay những cuộc đi chơi, tụ tập
  • Hay có cảm giác lo lắng khi trò chuyện
  • Ít/ Hạn chế các mối quan hệ thân thiết
  • Để tâm quá nhiều thậm chí suy nghĩ tiêu cực về lời nói của người khác
  • Cảm thấy khó chịu hoặc ức chế trong các cuộc nói chuyện hoặc các tình huống hằng ngày
  • Thường nhút nhát và lúng túng trong giao tiếp, đặc biệt là với người lạ
  • Cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người nhưng lại sợ sự thân thiết với người khác, vì sợ bị đánh giá
  • Thường chỉ chủ động làm những thứ mà họ chắc chắn, sợ trải nghiệm những cái mới lạ vì sợ thất bại và bị coi thường

 

Các biện pháp tự cải thiện rối loạn nhân cách né tránh

Bên cạnh các biện pháp điều trị tâm lý hay sử dụng thuốc thì rối loạn nhân cách né tránh cũng hoàn toàn được cải thiện bằng chính bản thân họ hoặc người thân. Chẳng hạn như:

Duy trì lối sống lành mạnh

Chăm sóc sức khỏe thể chất là một cách để giúp bạn và vượt qua những nỗi sợ tâm lý. Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao điều độ và tránh xa những thói quen xấu như rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,…

Tìm cách nghỉ ngơi, thư giãn và giải tỏa stress

Hãy để tâm hồn bạn được nghỉ ngơi và được chữa lành bằng một vài cách

  • Ghi chép lại những suy nghĩ, cảm xúc và sự thay đổi của bản thân
  • Làm những công việc nhẹ nhàng, thư giãn như: tập yoga, hít thở sâu, uống trà thảo mộc, cắm hoa, ngồi thiền,…
  • Tâm sự và chia sẻ quan điểm với người mà bạn tin tưởng

Trở nên cởi mở hơn

Kiên trì trong quá trình trị liệu và cởi mở hơn với chuyên gia tâm lý

Tham gia hội nhóm của những người bị rối loạn nhân cách né tránh để tìm được sự đồng cảm

 

Rối loạn nhân cách né tránh là một trong những rối loạn nhân cách khá phổ biến và cần được quan tâm. Rối loạn nhân cách né tránh sẽ ngày càng khiến người bệnh trở nên tự ti, sống khép mình và tự làm tổn thương chính mình.

Nếu nhận thấy bản thân, người thân, bạn bè có các dấu hiệu của chứng rối loạn nhân cách né tránh hoặc có triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến tâm lý cần đưa họ đến gặp bác sĩ tâm lý ngay để được tư vấn và điều trị. Trên hết, sự đồng cảm, quan tâm, lắng nghe đến từ gia đình và bạn bè là động lực quan trọng giúp bệnh nhân có thể cải thiện bệnh tốt hơn.

____________

CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Fanpage: PERG hỗ trợ điều trị TRẦM CẢM , RỐI LOẠN LO ÂU

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok