Tại sao tuổi trẻ dễ tổn thương tâm lý tuổi dậy thì?!

  28/02/2024

Tuổi dậy thì, là thời điểm trẻ thay đổi về mọi mặt, từ cảm xúc đến thể chất, nội tiết tố bên trong. Chính vì thế đây là thời điểm nhạy cảm mà mọi yếu tố có thể ảnh hưởng sâu sắc tới trẻ, đặc biệt là về tâm lý. Ngày nay, tình trạng trẻ dễ mắc các tổn thương tâm lý ngày càng nhiều. Hãy cùng Tâm lý PERG giải đáp thắc mắc về sức khỏe tâm lý tuổi dậy thì qua bài viết dưới đây nhé.

 

Tổn thương tâm lý tuổi dậy thì là gì?

Tổn thương tâm lý tuổi dậy có thể là những tổn thương xuất hiện do gặp áp lực, bạo lực và thiếu tình yêu thương hay gặp nhiều biến cố trong quá trình lớn lên và trưởng thành. Từ đó, trẻ có thể hình thành các hội chứng tâm lý. 

Hội chứng tâm lý là một tên gọi chung của rất nhiều các vấn đề sức khỏe tâm thần, tâm lý khác nhau. Tùy vào biểu hiện, triệu chứng, bản chất, nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố khác mà chúng ta có thể chia thành nhiều chứng bệnh tâm lý riêng biệt. 

Nguyên nhân gây ra tổn thương tâm lý tuổi dậy thì

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là do sự phát triển của các hormone sinh dục, khiến các trạng thái cảm xúc nhạy cảm xuất hiện. Trong thời điểm đó, nếu những người xung quanh, đặc biệt là cha mẹ và thầy cô không hiểu rõ trẻ mà thường xuyên tác động mạnh và gây áp lực tinh thần cũng sẽ khiến trẻ bị tổn thương, cảm thấy không được tôn trọng và dễ dẫn đến các vấn đề tâm lý.

Trong thời điểm nhạy cảm này, nếu trẻ nhận nhiều lời trêu chọc, nói xấu hoặc chê bai về ngoại hình của mình cũng khiến các em trở nên nhạy cảm. Trong thời gian dài sẽ ngày càng đè nặng lên tâm lý, khiến các trẻ có thể mắc các hội chứng tâm lý tuổi dậy thì như rối loạn về hành vi, rối loạn cảm xúc và rối loạn tâm thần. 

Các vấn đề tổn thương tâm lý tuổi dậy thì

Rối loạn cảm xúc

Rối loạn cảm xúc là trạng thái cảm xúc bị trầm trọng quá mức, người bệnh ít có khả năng kiểm soát, dẫn tới tâm trạng trầm cảm, khả năng học tập, làm việc bị suy yếu. 

Họ sẽ dễ chuyển từ cảm xúc hưng phấn sang ức chế một cách nhanh chóng hoặc ngược lại, thoắt buồn, thoắt vui.

Các biểu hiện của rối loạn cảm xúc là chán ăn, mất ngủ, gầy sút, hoạt động chậm chạp, thường xuyên mất tập trung, hay quên… Các bạn dễ sốc trước những lời chọc ghẹo và hay suy diễn tiêu cực…

Gặp nhiều stress

Độ tuổi dậy thường phải đối mặt với nhiều áp lực đến từ học tập, gia đình và mối quan hệ bạn bè. Đôi khi, nhiều bạn sẽ xuất hiện những quan điểm tiêu cực về ngoại hình hoặc tự dằn vặt bản thân, đặt ra những kỳ vọng vượt quá khả năng của bản thân và gia đình, và dần dần chịu áp lực dẫn đến tình trạng stress.

Khi gặp phải stress, trẻ trong tuổi dậy thì thường trải qua các triệu chứng như mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, đau đầu, suy nghĩ rối bời, và khó ngủ, ảnh hưởng đến hiệu suất học tập và sức khỏe so với những người khác.

Trầm cảm

Trầm cảm có thể xuất hiện như một vấn đề tâm lý phổ biến ở độ tuổi dậy thì, do ảnh hưởng của sự biến động hormone, áp lực xã hội, nhiệm vụ học tập, và áp lực từ gia đình, giáo viên, bạn bè, hoặc từ những chất kích thích mà các em sử dụng. Các triệu chứng của trầm cảm ở độ tuổi này bao gồm tâm trạng buồn bã, thiếu quan tâm đến môi trường xung quanh, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, tư duy bi quan, sống tách biệt, và có thể gặp khó khăn trong giao tiếp với bạn bè và gia đình.

Những thanh thiếu niên trầm cảm thường có xu hướng tự cô lập, mất quan tâm đến thế giới thực và lạc quan vào thế giới ảo. Thậm chí, trầm cảm ở độ tuổi dậy thì có thể dẫn đến hành vi tự tổn thương. Vì vậy, đây là những tình trạng tâm lý cần được cha mẹ quan tâm và điều trị cho các con.

Rối loạn tâm lý

Rối loạn tâm lý là hành vi trẻ luôn nghĩ mình kém cỏi, tự ti và mất bình tĩnh. Dần dần sẽ khiến trẻ trở nên khép kín, e dè và luôn nghi ngờ vào bản thân. Thậm chí, lâu ngày sẽ dẫn đến các hội chứng tâm lý khác như: trầm cảm, hoang tưởng…

Trong giai đoạn phát triển, việc trẻ tiếp xúc với sách báo, phim ảnh bạo lực và văn hóa phẩm đồi trụy hoặc các mối quan hệ xấu sẽ khiến trẻ bị rối loạn hành vi và dẫn đến các hành vi cực đoan như: đua xe, trộm cắp, gây thương tích cho người khác,…

Lời khuyên dành cho phụ huynh

Trẻ khi bước vào giai đoạn dậy thì sẽ vô cùng nhạy cảm, chính vì thế đòi hỏi cha mẹ cần có những hành động và lời nói quan tâm đúng mực để giúp các em vượt qua thời điểm này một cách dễ dàng như:

  • Lắng nghe con nhiều hơn
  • Giao tiếp với con thường xuyên và chân thành để con dễ dàng mở lòng và chia sẻ hơn
  • Chia sẻ kinh nghiệm của bản thân một cách từ từ để con cảm thấy được tôn trọng
  • Chú ý quan tâm đến các hành vi của con để có thể can thiệp đúng lúc
  • Phụ huynh nên trang bị thông tin về các rối loạn tâm lý tuổi dậy thì thông qua sách báo, Internet, bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn.
  • Khuyến khích con cái tham gia các hoạt động lành mạnh, các hoạt động xã hội và trách để trẻ tiếp xúc với các trò chơi bạo lực, các văn hóa phẩm gây ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Trên đây là một vài chia sẻ về tổn thương tâm lý của trẻ tuổi dậy thì. Đây là khoảng thời gian quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến sự trưởng thành của con. Chính vì thế cha mẹ cần có sự quan tâm đặc biệt đến con cái để giúp con có một sức khỏe tinh thần lành mạnh.

Nếu nhận thấy bản thân, người thân, bạn bè có các triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến tâm lý cần đưa họ đến gặp bác sĩ tâm lý ngay để được tư vấn và điều trị. Trên hết, sự đồng cảm, quan tâm, lắng nghe đến từ gia đình và bạn bè là động lực quan trọng giúp bệnh nhân có thể cải thiện bệnh tốt hơn.

____________

CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Fanpage: PERG hỗ trợ điều trị TRẦM CẢM , RỐI LOẠN LO ÂU

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok