Rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder): Các loại rối loạn lưỡng cực, các giai đoạn khác nhau và điều trị

  12/08/2023

Rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder) là một loại tình trạng rối loạn về tâm thần khiến người bệnh có những suy nghĩ gây nguy hiểm đến bản thân. Hãy cùng Tâm lý PERG tìm hiểu thêm kiến thức về trạng thái rối loạn này thông qua bài viết dưới đây nhé !

Rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder) là gì?

Rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder) là gọi tắt của rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Đây là một chứng bệnh về tâm thần với đặc trưng là tâm trạng bị rối loạn theo một chu kỳ, giai đoạn giữa hưng cảm và trầm cảm. Người bệnh có thể hứng thú, cảm thấy kích thích vì điều gì đó nhưng sau đó lại rơi vào trạng thái buồn bã, trầm cảm. Tâm trạng lên, xuống thất thường xuất hiện nhiều lần.

Các loại Rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder)

Rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder) được phân loại thành:

  • Rối loạn lưỡng cực I: Được xác định bởi sự hiện diện của ít nhất một giai đoạn hưng cảm đầy đủ (gây ảnh hưởng các chức năng xã hội và chức năng nghề nghiệp bình thường) và thường là những giai đoạn trầm cảm. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ ngang nhau.
  • Rối loạn lưỡng cực II: Được xác định bởi sự có mặt của các giai đoạn trầm cảm chủ yếu với ít nhất một giai đoạn hưng cảm nhẹ nhưng không có các giai đoạn hưng cảm đầy đủ. Tỷ lệ mắc bệnh có phần cao hơn đối với nữ giới.
  • Rối loạn lưỡng cực không biệt định: Các rối loạn với các đặc tính lưỡng cực rõ ràng không đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể cho các rối loạn lưỡng cực khác

Triệu chứng từng giai đoạn

Rối loạn lưỡng cực sẽ có 2 giai đoạn khác nhau đó là giai đoạn hưng cảm và giai đoạn trầm cảm.

Triệu chứng giai đoạn hưng cảm

Họ có thể cảm thấy phấn khích, bốc đồng, hưng phấn và tràn đầy năng lượng. Khi đó người bệnh sẽ có thay đổi như:

  • Tăng động, dư thừa năng lượng, không cần ngủ, ngủ ít
  • Hứng khởi nói chuyện, nói nhanh, nói nhiều
  • Suy nghĩ lạc quan, đơn giản, quyết định liều lĩnh không tính toán về tiền bạc, công việc
  • Thường đánh giá cao, cảm thấy như mình có tài năng, có thể vượt mọi khó khăn, đưa ra nhiều chương trình, kế hoạch và tin tưởng vào thành công của mình.
  • Cảm xúc dễ bị tác động, đang vui vẻ họ có thể trở nên giận dữ, kích động nhất thời do nguyên nhân bên ngoài không đáng kể
  • Người bệnh nói nhiều, nói liên tục, nói đến khàn tiếng nhưng câu nói thường không hoàn chỉnh, đôi lúc nói không thành câu

Triệu chứng giai đoạn trầm cảm

  • Người bệnh cảm thấy buồn vô cớ, không điều gì làm cho họ khuây khỏa hoặc vui lên được
  • Người bệnh thường đánh giá thấp bản thân
  • Buồn rầu, không tin vào khả năng lành bệnh
  • Cảm giác đau khổ vì tội lỗi, nỗi buồn không giải quyết được, bế tắc không lối thoát từ đó khiến người bệnh có ý tưởng tự sát
  • Mất năng lượng, mất nhiệt huyết trong công việc, cơ thể suy nhược
  • Thay đổi chế độ ăn uống và giấc ngủ
  • Giảm khả năng tập trung chú ý, trả lời chậm chạp
  • Hoạt động tình dục giảm, ở nữ có thể đi kèm kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh

Phương pháp chữa bệnh

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc được điều trị rối loạn lưỡng cực được kê đơn dựa trên triệu chứng cụ thể bạn đang gặp phải như: thuốc ổn định tâm trạng, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống trầm cảm – loạn thần, thuốc chống lo âu.

Tuy nhiên, sử dụng thuốc cần có hướng dẫn của bác sĩ, tuân theo phác đồ điều trị và không tự ý dùng thuốc để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Tâm lý trị liệu

Các liệu pháp bao gồm:

  • Liệu pháp nhịp điệu giữa các cá nhân và xã hội (IPSRT): IPSRT tập trung vào việc ổn định nhịp điệu hàng ngày, chẳng hạn như ngủ nghỉ, thức dậy và thời gian ăn uống. Một lịch sinh hoạt nhất định sẽ giúp quản lý tâm trạng tốt hơn.
  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Giúp bạn nhận thức được các hành vi không lành mạnh, thay thế chúng bằng những hành vi tích cực. Bạn cũng học được cách quản lý căng thẳng và cách đối phó với những tình huống khó khăn.
  • Giáo dục tâm lý: Các lớp học giáo dục tâm lý chủ yếu giúp bạn và người thân hiểu được nguyên nhân và triệu chứng của rối loạn lưỡng cực, từ đó bạn có thể nhận được sự quan tâm, hỗ trợ điều trị tốt nhất từ gia đình, xác định các vấn đề, lập kế hoạch ngăn ngừa tái phát và tuân thủ với việc điều trị.
  • Liệu pháp tập trung vào gia đình: Sự hỗ trợ và quan tâm của gia đình có thể giúp bạn và người thân nhận biết và kiểm soát các dấu hiệu cảnh báo về sự thay đổi tâm trạng.

Nếu nhận thấy bản thân, người thân, bạn bè có các dấu hiệu về tình trạng rối loạn lưỡng cực, có triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến tâm lý cần đưa họ đến gặp bác sĩ tâm lý ngay để được tư vấn và điều trị. Trên hết, sự đồng cảm, quan tâm, lắng nghe đến từ gia đình và bạn bè là động lực quan trọng giúp bệnh nhân có thể cải thiện bệnh tốt hơn.

Đọc thêm: Suy nghĩ quá nhiều (Overthinking) sẽ khiến bạn luôn nghi ngờ mọi thứ xung quanh, mất niềm tin với cả xã hội

____________

CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Fanpage: PERG hỗ trợ điều trị TRẦM CẢM , RỐI LOẠN LO ÂU

LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

https://tamlyperg.vn

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok