10 Cách giúp bạn đối mặt và vượt qua nỗi đau bị bỏ rơi
15/05/2023
Cảm giác bị bỏ rơi được xem là một trong các trải nghiệm tồi tệ mà không ai muốn gặp phải. Khi đứng trước các tình huống bị bỏ rơi, chắc hẳn bạn không thể nào tránh khỏi những cảm xúc buồn bã, tức giận, lo lắng, tủi thân. Tuy nhiên, trong cuộc sống, đôi lúc bạn cũng sẽ gặp phải những lần bị từ chối, vậy làm sao để có thể vượt qua được nỗi đau khi bị người khác bỏ rơi?
Làm sao có thể đối phó và vượt qua nỗi đau bị bỏ rơi?
Nhiều người cho rằng, nỗi đau bị bỏ rơi thường chỉ xuất hiện trong các mối quan hệ yêu đương. Tuy nhiên, trong thực tế, kể cả những mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, gia đình cũng có thể khiến cho bạn rơi vào trạng thái tồi tệ vì bị bỏ lại phía sau. Khi bị bỏ rơi, bạn sẽ phải đối diện với hàng loạt các cảm xúc từ đau buồn, lo lắng, sợ hãi cho đến tuyệt vọng, bế tắc, bi quan.
Nỗi đau tâm lý khi bị bỏ rơi được đặc trưng bởi trạng thái cô độc, cảm thấy không được quan tâm, yêu thương, những mong muốn về tình yêu không được đáp ứng đầy đủ. Đây cũng có thể trở thành một nỗi ám ảnh lớn đeo bám trong một khoảng thời gian dài khiến cho bạn cảm thấy e ngại về các mối quan hệ, có xu hướng dè chừng, không tin tưởng vào những người xung quanh.
Thông thường thì những nỗi đau khi bị bỏ rơi sẽ khó nhận biết được bởi nó thường diễn ra thầm lặng bên trong tâm trí của mỗi người. Những người bị bỏ rơi thường sẽ cảm thấy chán nản, tuyệt vọng, nghi ngờ về giá trị của bản thân và kèm theo đó là một số triệu chứng thể chất như mất ngủ, chán ăn, nhức đầu,…
Đặc biệt nếu trải nghiệm bị bỏ rơi xuất hiện từ khi còn nhỏ thì có thể gây nên một số ảnh hưởng về mặt tâm lý cho trẻ. Nhiều trẻ trở nên nhút nhát, e dè về việc kết giao bạn bè, không muốn tạo dựng thêm bất kì mối quan hệ thân thiết nào vì tâm lý luôn lo sợ bị người khác bỏ rơi. Điều này cũng sẽ tác động đến quá trình sinh hoạt, sự nghiệp của trẻ khi trưởng thành, cản trở những cơ hội thành công trong cuộc sống.
Mặc khác, trong cuộc sống hiện nay, chắc hẳn đôi lần bạn cũng sẽ bị rơi vào tình huống bị cá nhân hoặc tập thể bỏ rơi vì nhiều lý do khác nhau. Để có thể tránh khỏi những tổn thương tâm lý và mau chóng vượt qua nỗi đau bị bỏ rơi thì bạn có thể thử áp dụng các cách sau đây:
1. Chấp nhận cảm xúc hiện tại
Việc đầu tiên và quan trọng mà bạn cần làm để có thể mau chóng vượt qua được nỗi đau bị bỏ rơi đó chính là học cách chấp nhận cảm xúc thật của bản thân. Bạn cần phải thành thực thừa nhận rằng bản thân đã cảm thấy khó chịu và vô cùng tổn thương khi bị người khác loại bỏ ra khỏi những cuộc chơi hoặc những hoạt động tập thể nào đó. Thực chất đây là một cảm xúc hoàn toàn bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, dù sự bỏ rơi đó không phải là hành vi cố tình.
Bạn nên hiểu rằng, cảm giác khó chịu khi thấy một nhóm bạn đang trò chuyện nhưng không có sự góp mặt của mình hoặc việc đồng nghiệp thường xuyên cùng nhau cà phê sáng nhưng lại không rủ bạn đều là cảm xúc bình thường và cơ bản của một người. Trong hầu hết các tình huống thì bạn nên ưu tiên việc tìm cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực và quyết định bản thân cần làm gì tiếp theo thay vì cứ mãi chú tâm vào những suy nghĩ tồi tệ.
2. Tránh việc đưa ra kết luận vội vã
Việc đánh giá và nhìn nhận một sự việc quá nhanh có thể dẫn đến nhiều sai lầm và làm cho bạn càng trở nên tiêu cực hơn. Cảm giác bị bỏ rơi cũng tương tự như thế, đôi khi việc loại bỏ bạn ra khỏi những hoạt động nào đó cũng với mục đích mang lại lợi ích cho bạn hoặc có những sự kiện, vấn đề mà họ không thể mời bạn cùng tham gia. Chính vì thế, đừng vội vàng kết luận khi bạn chưa tìm hiểu và nhìn rõ về vấn đề đang xảy ra để tránh việc có đánh giá sai lệch về người khác và làm cho cảm xúc càng trở nên tồi tệ hơn.
Chính vì thế, bạn cần phải thực sự tỉnh táo để phân tích và nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo hơn. Do đó, thay vì để nỗi lo lắng, căng thẳng xâm chiếm lấy trí óc của mình thì bạn hãy cố gắng để điều chỉnh tư duy, suy luận logic, xem xét vấn đề theo nhiều góc độ khác nhau.
Nếu bạn cho rằng những người đang bỏ rơi mình thực sự vì họ không quan tâm đến bạn thì hãy xem xét lại một lần nữa, tìm ra những bằng chứng để có thể chứng minh cho ddiefu đó thay vì chỉ khăng khăng cho rằng suy nghĩ của mình là đúng. Tuy nhiên, dù đã đưa ra kết luận và xem xét tất cả các yếu tố một cách kỹ lưỡng thì đôi khi những điều bạn đang nghĩ cũng không phải là hoàn toàn đúng đắn. Vì thế đừng cố gắng làm quá mọi chuyện và khiến cho cảm xúc tiêu cực phát triển quá mức sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến các mối quan hệ xung quanh.
3. Xem xét về cách thể hiện mong muốn của chính mình
Nếu bạn thường xuyên là người bị bỏ rơi trong một nhóm bạn hoặc đồng nghiệp nào đó, họ thường loại trừ bạn ra khỏi những hoạt động tập thể thì lúc này bạn cũng nên xem xét về cách thể hiện ý muốn qua lời nói, cách truyền đạt của bản thân có thực sự rõ ràng và phù hợp hay chưa. Chẳng hạn như bạn hay có thói quen khoanh tay khi nói chuyện, giao tiếp với người khác, kể cả trong những buổi họp quan trong. Thực tế thì đây không phải là một hành động sai trái nhưng nó có thể khiến cho người đối diện cảm thấy khó chịu, họ cũng cho rằng bạn không muốn trao đổi, không có ý tạo dựng mối quan hệ mặc dù bạn không có ý đó.
Hoặc bạn là một con người luôn bận rộn với những nhiệm vụ, thường xuyên dành thời gian cho công việc thay vì các mối quan hệ xã hội bên ngoài. Điều này vô tình khiến bạn trở nên xa lánh với bạn bè, đồng nghiệp và họ cũng sẽ có xu hướng bỏ bạn lại phía sau những cuộc vui. Ví dụ như khi bạn bè, đồng nghiệp đang lên kế hoạch cho những cuộc gặp gỡ thì bạn không hề có những phản hồi rằng bạn sẽ cùng tham gia và mong muốn được góp mặt, điều này sẽ khiến cho mọi người ngầm nghĩ rằng bạn không có hứng thú trong việc này.
4. Bày tỏ quan điểm, nói chuyện thẳng thắn
Việc cứ mãi nhìn về một hướng của sự việc chỉ khiến bạn càng gặp khó khăn trong việc đánh giá và đưa ra kết luận đúng đắn. Chính vì thế khi bạn cảm thấy bị bỏ rơi và muốn thoát khỏi nỗi đau này thì cách tốt nhất đó chính là thẳng thắn trò chuyện với những người có liên quan đến sự việc. Điều này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề đang xảy ra, biết rõ nguyên nhân vì sao mọi người lại bỏ rơi mình. Đồng thời, khi trò chuyện trực tiếp, cả đôi bên cũng sẽ thấu hiểu cho nhau hơn, đôi khi bạn cũng có thể tự nhìn nhận được những khuyết điểm của bản thân để có thể khắc phục tốt, nhờ đó hòa hợp hơn với mọi người xung quanh.
Tuy nhiên, để cuộc nói chuyện được diễn ra suôn sẻ và mang lại kết quả như mong muốn thì bạn nên ưu tiên nói về những cảm nhận và nỗi đau của bản thân khi bị bỏ rơi lại phía sau. Tuyệt đối đừng đặt ra quá nhiều câu hỏi hoặc cố gắng trách móc đối phương vì như thế người đối diện sẽ có cảm giác như bạn đang buộc tội họ. Đồng thời, bạn nên đi thẳng vào vấn đề và nói chuyện một cách rõ ràng, đừng nói những vấn đề chung chung hoặc nói những chuyện mơ hồ dễ gây hiểu lầm.
5. Nhắc nhở về giá trị của bản thân
Việc liên tục suy nghĩ về những điều tiêu cực, chẳng hạn như bản thân không phù hợp với môi trường hiện tại hoặc chẳng ai muốn kết giao cùng mình và mọi người xung quanh đang tìm cách lẩn trốn, bỏ rơi sẽ làm cho bạn luôn cảm thấy mặc cảm và luôn tự đặt ra câu hỏi vì sao không ai muốn thân thiết, dành thời gian cho mình. Việc này sẽ khiến cho bạn luôn ở trạng thái lo lắng, bị suy giảm niềm tin một cách trầm trọng và làm cho lòng tự trọng bị giảm đi đáng kể, khiến cho tinh thần trở nên sa sút.
Vì thế, cách tốt nhất để bạn có thể dễ dàng tự an ủi và vượt qua nỗi đau bị bỏ rơi đó chính là luôn nói chuyện tích cực với bản thân. Đây được xem là một trong những cách hữu hiệu để giúp cho tinh thần được khôi phục tốt hơn, đồng thời sự tự tin về giá trị của bản thân cũng dần được khôi phục. Ngoài ra, khi bạn tự tin hơn về chính mình cũng giúp cho bạn mở ra được nhiều cơ hội mới, chủ động hơn trọng việc giao tiếp, tham gia các hoạt động, sự kiện mà bạn mong muốn thay vì chờ đợi người khác mở lời.
6. Thư giãn, tìm kiếm những điều thú vị
Trong thực tế, không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận được một lời giải thích cụ thể và thỏa đáng sau khi bị bỏ rơi. Cho dù đó hoàn toàn không phải là sự cố ý của đối phương hoặc thậm chí những người xung quanh đang có ý định muốn loại bạn ra khỏi những hoạt động, sự kiện mà họ tham gia. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bị bỏ rơi là do lỗi của bạn và việc bạn tức giận, tổn thương, đau khổ sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng hiện tại thay vì mang đến những điều tích cực.
Thay vì cứ mãi để tâm và chôn vùi tâm trí vào những nỗi đau sau khi bị bỏ rơi thì bạn hãy thử thư giãn và tìm kiếm cho mình những hoạt động thú vị để cảm thấy thoải mái hơn. Nếu cảm thấy bị tổn thương, buồn bã khi bị đồng nghiệp, bạn bè, người yêu bỏ rơi thì bạn có thể thử dành thời gian nghe nhạc, đọc sách, xem phim, ngâm chân với nước ấm để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Đồng thời, bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động khác để tránh khỏi việc chú ý quá nhiều đến việc bạn đang bị bỏ rơi, chẳng hạn bạn có thể trò chuyện hoặc hẹn gặp một ai đó, cùng họ ăn tối để lấy lại cân bằng trong cuộc sống và hiểu rằng bản thân không hề cô đơn.
7. Rèn luyện tính chủ động
Một trong những lý do khiến bạn thường xuyên là nhân vật bị bỏ rơi lại trong các cuộc gặp mặt, các hoạt động vui chơi của tập thể đó chính là việc bạn đã liên tục từ chối những lời mời trong quá khứ. Nếu bạn là người hay từ chối, không bao giờ góp mặt trong những câu chuyện hẹn gặp gỡ thì chắc chắn rằng bạn sẽ luôn bị bỏ rơi ở phía sau vì mọi người sẽ cho rằng bạn hoàn toàn không có hứng thú trong những việc này.
Chính vì thế, để khắc phục tình trạng này và giúp bạn mau chóng thoát khỏi nỗi đau khi bị bỏ rơi thì cách đơn giản nhất đó chính là chủ động hơn trong việc giao tiếp, gợi ý cho người khác rằng bạn cũng đang rất hào hứng và sẵn sàng cùng họ tham gia vào các hoạt động sắp tới. Hoặc nếu có thể bạn nên chủ động tạo ra những cơ hội để cùng gia tăng tình cảm, tạo dựng và duy trì tốt các mối quan hệ xã hội. Điều này không chỉ giúp bạn tránh khỏi việc bị bỏ rơi mà còn giúp gia tăng niềm vui, tạo thêm nhiều cơ hội mới cho cuộc sống.
8. Chia sẻ với những người đáng tin cậy
Khi cảm thấy tổn thương và buồn bã vì bị bỏ rơi thì cách tốt nhất để cải thiện tâm trạng chính là tâm sự và chia sẻ với những người đáng tin tưởng như bạn bè thân thiết, người thân trong gia đình. Việc có thể nói ra những cảm xúc tiêu cực của bản thân sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, giảm được những suy nghĩ tiêu cực, buồn bực trong lòng.
Đồng thời, những người ngoài cuộc đôi khi cũng có cái nhìn khách quan và thấu đáo hơn về vấn đề đang xảy ra. Họ có thể dành cho bạn những lời khuyên chân thành, những câu nói an ủi hoặc đưa ra một hướng nhìn tích cực hơn về sự việc. Cho dù bạn có nhận được những lời khuyên phù hợp hay không thì việc bạn có thể nói ra được tâm sự của mình cũng giúp bạn phần nào giảm đi các áp lực, căng thẳng tâm lý sau khi bị bỏ rơi.
Đồng thời, việc xuất hiện các cuộc trò chuyện, tâm sự cũng nhắc nhở bạn rằng bản thân vẫn tồn tại các mối quan hệ khác và bạn cần phải trân trọng, vun đắp nhiều hơn cho những người bạn này thay vì cứ mãi buồn bã, chán nản vì những người đã bỏ rơi bạn. Do đó, đừng nên gánh chịu những nỗi đau một mình, hãy chủ động chia sẻ và bày tỏ cảm xúc với những người thân bên cạnh, lúc này bạn sẽ cảm thấy ổn hơn rất nhiều.
9. Tạo dựng các mối quan hệ lành mạnh
Nếu như mối quan hệ hiện tại không mang đến cho bạn sự thoải mái hoặc không thể đồng hành và hỗ trợ tinh thần cho bạn thì đã đến lúc bạn cần cân nhắc về việc tạo dựng các mối quan hệ mới. Đôi khi dù bạn đã cố gắng thay đổi và hòa hợp nhưng vẫn không thể cải thiện tốt các mối quan hệ và bạn vẫn sẽ là người gánh chịu những nỗi đau bị bỏ rơi.
Chính vì thế, thay vì cứ mãi chôn vùi tâm trí vào các mối quan hệ tồi tệ thì bạn hãy cố gắng xây dựng thêm các mối quan hệ lành mạnh khác để tương ứng với các mục tiêu mà bạn đang thực sự theo đuổi. Việc tạo dựng các mối quan hệ với những người có cùng đam mê, sở thích hoặc mục tiêu thì sẽ giúp bạn cải thiện tốt tình trạng bị bỏ rơi. Đồng thời những mối quan hệ này có khả năng phát triển tốt, trở nên khăng khít và hỗ trợ rất nhiều trong cuộc sống của bạn.
10. Tìm gặp chuyên gia tâm lý
Trong một vài trường hợp, sự cô đơn và những nỗi đau khi liên tục bị người khác bỏ rơi có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe hoặc thậm chí là gia tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề tâm thần nghiêm trọng. Nếu đã áp dụng hầu hết các biện pháp nêu trên nhưng những tổn thương tinh thần vẫn chưa thể chưa lành thì bạn có thể cân nhắc tìm gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ tốt hơn.
Việc có thể trò chuyện, trao đổi trực tiếp với chuyên gia sẽ giúp bạn giải tỏa tốt các cảm xúc tiêu cực và nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo hơn. Đồng thời, các chuyên gia trị liệu còn hỗ trợ bạn cách tiếp cận hiệu quả trong giao tiếp, cải thiện tư duy, thay đổi suy nghĩ tiêu cực, giải quyết tốt các triệu chứng về sức khỏe tinh thần và học cách kiểm soát cảm xúc, hạn chế các suy nghĩ tự phê phán, trách móc chính mình.
Bài viết trên đây đã gợi ý cho bạn đọc một số cách hữu hiệu giúp bạn có thể mau chóng vượt qua nỗi đau bị bỏ rơi. Hi vọng bạn có thể mau chóng thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực, những tổn thương về tâm lý và cải thiện tốt các mối quan hệ, chủ động hơn trong giao tiếp để tránh được tình trạng bị bỏ rơi.
Liệu Pháp TÂM -THỂ PERG® sẽ giúp bạn CÂN BẰNG CHUYỂN HOÁ nhanh nhất những CẢM XÚC TIÊU CỰC của bạn. Đến với PERG, với sự tư vấn hỗ trợ của các chuyên gia, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bản thân, con người và những phương pháp giúp bạn có thể trở lại phiên bản tốt nhất của mình.
Đọc thêm: CÁC LOẠI RỐI LOẠN TRẦM CẢM MÀ TA THƯỜNG GẶP (tamlyperg.vn)
……………..
CÔNG TY ƯDNL TÂM THỂ P.E.R.G tại Việt Nam
Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785
LIỆU PHÁP TÂM THỂ P.E.R.G
GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!
Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm thể PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây: