TRẦM CẢM VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG KHÓ KHĂN THƯỜNG NGÀY

  11/09/2021

Xin đừng đánh giá người trầm cảm qua hành động kỳ quặc thường ngày, cũng đừng phán xét họ chảnh chọe khi không giao tiếp cùng ai hay lười nhác khi có thể nằm cả ngày trên giường bởi bạn không hiểu được đằng sau đó là một tâm hồn phải chịu rất nhiều tổn thương.

Người trầm cảm và những khó khăn trong hoạt động thường ngày
Người trầm cảm và những khó khăn trong hoạt động thường ngày

Trầm cảm đang là căn bệnh tinh thần ngày càng phổ biến và có chiều hướng gia tăng trong xã hội hiện đại. Bên cạnh việc phổ biến các dấu hiệu của bệnh, thì điều quan trọng hơn cả là mọi người xung quanh phải thật sự thấu hiểu, cảm nhận được những khó khăn mà người bệnh gặp phải.

“Đa số mọi người thường nghĩ người mắc bệnh trầm cảm luôn cảm thấy “rất buồn” nhưng phải là người thực sự trải qua khoảng thời gian trầm cảm thì mới hiểu được rõ sự khủng khiếp của chúng. Trầm cảm thể hiện ra bên ngoài theo nhiều cách khác nhau, một số người thể hiện rõ, một số người thì không. Ví dụ có người gặp khó khăn khi bước ra khỏi giường, có người lại chỉ có thể làm tốt công việc của họ – mỗi người có một biểu hiện hoàn toàn khác nhau.”

Dựa trên những hiểu biết căn bản về bệnh trầm cảm, Sarah Schuter – biên tập viên về sức khỏe tinh thần của The Mighty – quyết định tìm hiểu những việc người trầm thường làm, bởi không phải ai cũng đủ thời gian quan sát và tinh tế để nhận ra những điểm khác biệt giữa họ với người bình thường.

Đã có rất nhiều câu trả lời được đưa ra cho câu hỏi: “Những hành động người trầm cảm đang làm mà người bình thường không nhận ra là gì?” trên trang facebook của The Mighty. Những câu trả lời với đầy đủ các góc độ, sắc thái và cả sự cởi mở từ người trầm cảm sẽ giúp bạn hiểu hơn và có cái nhìn “thoáng” hơn với họ – những người mang trong mình căn bệnh tinh thần.

 

  1. Tôi đã phải đấu tranh để bước xuống giường, có khi là cả hàng giờ đồng hồ. Sau đó chỉ cần nghĩ đến việc tắm rửa cũng khiến tôi thấy mệt mỏi. Nếu phải làm điều gì đó, tôi cần nghỉ ngơi một chút. Mọi người không hiệu được, những nối lo âu, chứng trầm cảm đang khiến tôi kiệt quệ, giống như thể một võ sĩ chuyên nghiệp đang phải đối đầu với một cuộc chiến cam go vậy”

 

  1. “Tôi lên giường lúc 9h tối và ngủ li bì đến 10h – 11h sáng hôm sau. Và để ra khỏi giường là một cực hình. Tắm rửa là một cuộc đấu tranh khác. Tôi cố gắng giữ cho ngôi nhà gọn gàng. Ngồi hàng giờ để xem phim trên Netflix nhưng thậm chí tôi còn không quan tâm đến những gì mình đang xem vì không điều gì làm tôi cảm thấy hứng thú.”

 

  1. “Tôi có thể đối mặt với trầm cảm, nhưng tôi không thể đối mặt với những người nói rằng “tất cả chúng ta đều có giai đoạn buồn bã, u tối và rồi chúng ta sẽ vượt qua nó” hay “tôi cũng chán nản và tôi vẫn tiếp tục cuộc sống của mình” – biểu hiện trầm cảm ở mỗi người không ai giống ai. Tôi mừng rằng một số người có thể đối phó với nó thật dễ dàng nhưng tôi thì không.”

 

  1. “ Đôi khi tôi quên ăn cả ngày. Tôi cảm thấy cái bụng đang gầm gừ nhưng không có ý chí đừng dậy để nấu cái gì đó và ăn chúng.”

 

  1. “Giấu mình trong cái điện thoại. Vâng, tôi nghiện nó. Nhưng tôi không dùng để giao tiếp xã hội. Tôi chơi gảm và lướt qua các gian hàng mua sắm với mong muốn làm xao lãng bản thân khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Đó là cái “bong bóng” an toàn của tôi”

 

  1. “Trong các tình huống giao tiếp bình thường, một số người không nhận ra tôi đang thu mình lại hoặc khá kiệm lời bởi vì căn bệnh trầm cảm. Thay vào đó họ nghĩ tôi thô lỗ hoặc đang muốn tỏ vẻ anti-social.”

 

  1. “Tôi thường nói rằng tôi đang mệt mỏi hoặc cảm thấy không tốt. Những người bình thường không nhận ra rằng trầm cảm đã ảnh hưởng mạnh mẽ thế nào đối với sức khỏe thể xác lẫn tinh thần của tôi. Tôi đã và đang trải qua giai đoạn khó khăn để tạo nguồn động lực cho bản thân khi ở trong mỗi chu kỳ trầm cảm. Nghĩa là tôi không quan trọng mọi thứ, cứ để mọi việc trôi qua. Để rồi sau tất cả, không còn lại điều gì, trống rỗng. Khi tôi chán nản, tôi ăn ngoài nhiều hơn, việc nhà bị đẩy lại phía sau, tôi chần chừ khi xem phim hoặc đọc sách để trốn tránh thực tại.

 

  1. “Tôi đã từng sống với trầm cảm. Mọi người dường như không để ý đến nó bởi vì tôi luôn mỉm cười khi nói chuyện với họ và tôi thường xuyên đùa giỡn, khiến cho mọi người nghĩ tôi luôn vui vẻ, yêu đời. Trong khi trong lòng tôi luôn nặng trĩu những suy nghĩ, đầy những nỗi buồn, tuyết vọng.”

 

  1. “Mọi người nghĩ rằng tôi lười nhác và là một kẻ ăn bám vì không có lấy một cong việc kể từ khi tốt nghiệp. Họ không nhận ra rằng tôi muốn làm việc nhiều hơn bất cứ ai, nhưng có một dòng bất tận những thứ tiêu cực liên tục chạy trong đầu khiến tôi sợ hãi đến nỗi không dám in một mẫu đơn xin việc nào.”

 

  1. “Tự cố lập bản thân mình, không làm việc hết khả năng chỉ vì bản thân không quan tâm bất kỳ điều gì, cười nhạo và coi thường bản thân. Tôi đã từng nói khá nhiều trước đây: Tôi cười để bản thân không được khóc.”

 

  1. “ Trầm cảm giống như một con quỷ dữ luôn nói với tôi rằng tôi sẽ không cảm thấy vui, không có ham muốn, không có năng lượng, ăn không ngon, không nhìn thấy ánh sáng. Giống như ai đó đánh cắp linh hồn của bạn vậy. Bạn sẽ không hiểu được nó cho đến khi bạn tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Tôi không muốn cảm giác đáng sợ này xảy ra với bất kỳ ai, ngay cả đó là kẻ tôi ghét nhất.”

 

  1. “Trở nên giận dữ vô lý hoặc lỗ mãng với những người tôi yêu quý trong vài khoảnh khắc mà tôi không nhận ra vì sao lại làm vậy. Sau đó tôi nhận ra hành động và lời nói của mình không đúng và mọi thứ thật kinh khủng, vì những tức giận vô cớ mà tôi đổ lên đầu họ.”

 

  1. “Tôi chiến đấu hàng ngày, không muốn từ bỏ và cố gắng thể hiện bản thân mình xứng đáng.”

 

Đôi khi bạn khinh miệt hay coi thường những người tự nhiên lười nhác, không có mục đích sống rõ ràng thì biết đâu được họ cũng đang chán ghét chính bản thân mình và mong muốn nhận được sự đồng cảm, động viên để cảm thấy tốt hơn? Đừng vội vàng đánh giá mà hãy biết lắng nghe thông qua hành động và thấu hiểu cho những người mắc chứng bệnh trầm cảm nhé.

Liệu Pháp TÂM -THỂ PERG® – do Gs. NGÔ Ngọc Diệp tại Đức phát minh, đã cầu chứng Bản Quyền và Thương Hiệu (logo), được Cục Bảo Vệ Phát Minh và Thương Hiệu Đức công nhân ngày 11.06.2012

CÁC BẠN HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI: Công Ty TNHH ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG TÂM THỂ LIỆU PHÁP PERG®

Địa chỉ: Số 91B, ngõ 25 Vũ Ngọc Phan, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Liệu Pháp TÂM-THỂ PERG® GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC! Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về Liệu Pháp TÂM -THỂ PERG®

Bạn có thể tham khảo trang web dưới đây nhé:
tamlyperg.vn
Bạn có thê biết:
NGƯỜI TRẦM CẢM KHÔNG THÍCH NGHE NHỮNG ĐIỀU NÀY

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok