NGƯỜI TRẦM CẢM KHÔNG THÍCH NGHE NHỮNG ĐIỀU NÀY

  10/09/2021

Tin tôi đi, người trầm cảm mạnh mẽ hơn bạn nghĩ nhiều.

Nếu như bạn có thể thức dậy vào mỗi sáng với ngập tràn năng lượng, kế hoạch muốn hoàn thành trong ngày, thì người trầm cảm đang phải đấu tranh với việc mở mắt. Không phải vì lười mà bởi vì họ luôn mong cầu một giấc ngủ không tỉnh lại, có lẽ họ sợ phải đối diện với cuộc sống từng ngày. Bạn có thể ngồi làm việc tập trung 1 giờ đồng hồ hoặc hơn thế, nhưng họ sẽ chỉ cố gắng tập trung được 10 phút, và có thể ít hơn.

 Người trầm cảm xứng đáng được lắng nghe và cảm thông (Jonghuyn - Sulli - Goo Hara)
Nếu không hiểu, xin đừng phán xét.

Bạn có thể ăn ngon miệng khi dọn một mâm cơm gia đình dân dã, và người trầm cảm sẽ dửng dưng khi thấy bàn yến tiệc, sơn hào hải vị. Chán ăn, thậm chí mất vị giác hay bỗng ăn uống vô độ không có cảm giác no – những điều đó không phải ai cũng hiểu. Những sở thích, thú vui hàng ngày của mọi người như chơi game, nghe nhạc, thể thao hay đơn giản là nói chuyện với người thân, tụ tập với bạn bè xuất hiện thưa dần và có thể biến mất trong “từ điển hành động” của người trầm cảm. Bởi với họ, nó không còn vui nữa.

Và trên tất cả, bạn đang sống bình thường còn người trầm cảm đang (cố gắng) sống (có vẻ như) bình thường.

Vậy nên đừng áp đặt quy chuẩn “sống bình thường” của mình lên người trầm cảm. Đừng ra rả bên tai họ những điều sau đây, họ ghét bạn thật đấy!

“Tôi cảm thấy bạn không giống như một người trầm cảm”

Cảm thì ho, gãy xương thì chụp X-quang, băng bó, đứt tay thì chảy máu, nhưng bệnh trầm cảm thì chẳng ai biểu hiện ra cả. Vì họ có những nỗi đau mà người bình thường không thấy được.

Bệnh trầm cảm không phải sự đau đớn về thể xác, mà nó là “hố đen” hút đi mọi sức sống trong con người. Loại bệnh này sẽ phá hủy hệ thống khống chế cảm xúc của một người, rồi tự chuyện nhỏ nhặt cũng khiến họ u buồn, tích lũy tiêu cực và kết cục t.ự s.á.t

“Người sát nhân” sẽ nói: “Bạn nghĩ thoáng hơn là được rồi, việc gì phải u uất nghĩ nhiều thế?” – Bạn hiểu ý tôi chứ!

“Đừng để cảm xúc điều khiển, bạn phải chiến thắng nó”

Mời bạn đến với những hội nghị bàn tròn nghìn người của các tập đoàn đa cấp. Môi trường đó sẽ hợp với những lời cổ động, hô hào kiểu vậy.

Khi người trầm cảm phải trải qua cả quá trình dài chìm đắm trong sự tiêu cực, mất ngủ, rối loạn ăn uống, mất kiểm soát hành vi, thậm chí làm hại bản thân thì những lời khuyên như vậy có lẽ là lời “sáo rỗng”.

Hãy tưởng tượng, bạn bị bỏng một khoảng lớn trên da, người xung quanh bảo bạn “không đau đâu, không nghĩ đến là sẽ không thấy rát”. Rồi bạn có hết đau, hết rát không??

“Bạn có gì mà phải trầm cảm”

Thế thì loại người gì mới “xứng” bị bệnh trầm cảm?

Về căn bản, nguyên nhân hình thành bệnh trầm cảm rất phức tạp. Suy nghĩ tiêu cực của người bệnh không quan hệ trực tiếp với một sự việc nào đó, nó thể hiện ở chỗ nỗi buồn của họ “không có biên giới” về thời gian. Nhưng những sự việc xung quanh có thể khiến họ thấy không vui không thể lý giải.

“Ai nhìn vào cũng nghĩ chúng tôi chuyện bé xé ra to, quan trọng hóa vấn đề nên chúng tôi đối phó bằng việc vờ như bản thân rất ổn.”

“Ra ngoài tiếp xúc, nói chuyện với mọi người. Nhốt mình trong nhà chẳng u uất”

Khi mắc bệnh trầm cảm, phản ứng hóa học trong con người cũng thay đổi, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức lực. Người trầm cảm có thể ngủ 22/24h một ngày mà vẫn cảm thấy mệt mỏi.

Ép họ ra đường kết bạn đi chơi là không khoa học, cũng giống như bảo người gãy xương cố gắng bước đi vậy.

“Mỗi người đều có khó khăn, nhưng vẫn phải tích cực mà sống. Bạn xem người này, người kia họ còn khổ hơn bạn gấp trăm lần mà họ vẫn sống tốt. Sao bạn không làm được.”

  • “ai cũng có lúc khó khăn, mọi người vượt qua được sao bạn không thể”
  • “Lúc trước tôi còn thảm hơn bạn, bây giờ thì ổn rồi. Bạn cũng có thể làm được, đừng yếu đuối như vậy”

Mọi so sánh, đều khập khiễng – đó là điều tôi muốn nói. Khi bạn khiếm khuyết một thứ gì đó, bạn mới có thể hiểu cảm giác của họ. Ở người trầm cảm, họ mất đi khả năng cân bằng cảm xúc, mất đi động lực, thiếu hụt tinh thần, ngay cả việc hít thở cũng khó khăn.

Và có một điều tôi luôn thắc mắc: “Mọi người có thể cảm thông với những người mất tay, khuyết chân. Mọi người thương xót với những người mắc bệnh nan y, không thể chữa khỏi. Vậy tại sao mọi người lại gạt bỏ, xem nhẹ bệnh “khiếm khuyết tinh thần” và cho nó là làm quá, giờ vờ.” /*cười*/

“Là bạn không đủ mạnh mẽ thôi”

  • “Đã từng tuổi này rồi còn trầm cảm. Mạnh mẽ lên đi….”
  • “Chẳng có chuyện gì to tát cả, người ta còn thế này thế nọ mà người ta vẫn vượt qua đó thôi.”
  • “Bạn chịu áp lực kém quá. Sẽ chẳng sống nổi trong cái xã hội này đâu”

Mọi người thường cho cho rằng bản thân mỗi người luôn có sự mạnh mẽ nhất định, có thể đảm đương được bản thân và chịu trách nhiệm cho chính mình. Cho nên, khi nghe ai đó bị trầm cảm họ sẽ nghĩ “người trầm cảm là người yếu đuối, nội tâm không đủ mạnh mẽ, không chịu được thử thách.”

“Tôi thấy bạn hạnh phúc như thế, suy nghĩ mấy cái này làm gì?”

Một quan niệm sai lầm thường thấy trong các group trên mạng xã hội là : “người nghèo mới bị trầm cảm”.

Vừa có tiền, vừa có sắc. Sống trên vạn người, sao mà bệnh được?

Nghệ sĩ nổi tiếng, doanh nhân thành đạt, kẻ hài hước, người giỏi giang – trầm cảm chẳng tha một đối tượng nào. Vậy nên, đừng để những suy nghĩ bám rễ trong đầu bạn biến bạn trở thành “kẻ khó ưa”.

Phản biện

Xin nhắc lại một lần nữa, “đừng RA RẢ 7 điều trên khi đưa lời khuyên cho người trầm cảm”. Tức là, ở mức độ thân thiết nào đó, với một tần suất hợp lý và ở thời điểm thích hợp những điều đó không hoàn toàn sai.

Trong khoảnh khắc người trầm cảm không đủ tỉnh táo, cảm xúc tiêu cực lần chiếm và hành động trở nên mất kiểm soát, bạn hoàn toàn có thể “kéo” người trầm cảm lại: “Bạn quá yếu đuối, việc như vậy có thể nhìn theo chiều này, chiều kia chứ sao phải đâm đầu nhìn 1 phía rồi nghĩ tiêu cực” hay “Đừng để cảm xúc chiếm đóng bạn, cùng tôi làm cái này, cái kia nhé”.

Điểm khác biệt là bạn đã có quá trình quan sát người trầm cảm. Những lời bạn đưa ra không để đánh giá, chụp mũ mà để người trầm cảm nhìn nhận thực tế những việc đang xảy ra và (như các câu đã nêu) bạn hãy đưa ra cả giải pháp cho người trầm cảm nữa.

Lời kết

Chẳng ai muốn bản thân bị ghét cả, nên đừng “vô tình” khuyên nhủ kiểu sáo rỗng với người bị trầm cảm. Đừng gán mác “trầm cảm” với những tính từ yếu đuối, không mạnh mẽ hay nghĩ “người như thế sao mà trầm cảm?”

Nếu thật sự quan tâm  hay có người thân bị trầm cảm, bạn hãy học cách lắng nghe, khơi gợi và biết động viên, “mắng mỏ” đúng lúc và đúng cách. Đó mới là điều thiết thực.

Liệu Pháp TÂM -THỂ PERG® – do Gs. NGÔ Ngọc Diệp tại Đức phát minh, đã cầu chứng Bản Quyền và Thương Hiệu (logo), được Cục Bảo Vệ Phát Minh và Thương Hiệu Đức công nhân ngày 11.06.2012

CÁC BẠN HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI: Công Ty TNHH ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG TÂM THỂ LIỆU PHÁP PERG®

Địa chỉ: Số 91B, ngõ 25 Vũ Ngọc Phan, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Liệu Pháp TÂM-THỂ PERG® GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC! Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về Liệu Pháp TÂM -THỂ PERG®

Bạn có thể tham khảo trang web dưới đây nhé:
tamlyperg.vn
Bạn có thê biết:
TÔI ĐÃ SỐNG CHUNG VỚI TRẦM CẢM NHƯ THẾ NÀO?

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok