TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Ở TRẺ NHỎ

  10/09/2020

Tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ được hiểu như thế nào

Tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ là một rối loạn phát triển thường gặp, được đặc trưng bởi những hành vi hiếu động quá mức kèm theo giảm khả năng chú ý, thiếu tập trung và dễ bị phân tâm bởi những tác động bên ngoài, tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ được phân thành 3 loại chính:

– Loại tăng động với hành vi chủ yếu là hiếu động, bốc đồng quá mức: Mặc dù trẻ rất hiếu động nhưng vẫn chăm chỉ và tập trung trong những hoạt động khác.

– Loại tăng động chủ yếu là thiếu tập trung, giảm chú ý: Ở trường hợp này, trẻ sẽ không quá hiếu động nhưng biểu hiện về giảm chú ý lại khá rõ nét.

– Loại tăng động kết hợp cả sự hiếu động và giảm chú ý, thiếu tập trung: Đây là dạng phổ biến nhất và thường xảy ra khi trẻ lên 7.

Dấu hiệu nhận biết

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, triệu chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ gần như là giống nhau ở mọi lứa tuổi, mặc dù chúng ta cũng không thể mô tả được hết những gì đang thực sự xảy ra trong tâm trí của chúng nhưng các bậc phụ huynh có thể tham khảo những dấu hiệu nhận biết điển hình sau:

1. Hiếu động thái quá

Trẻ hoạt động không ngừng nghỉ và ngủ rất ít

Luôn ngọ nguậy, không thể ngồi yên. Hay chạy nhảy hoặc leo trèo quá mức

Nói quá nhiều, thích quấy rầy hoặc phá đám trong các trò chơi, cuộc trò chuyện của bạn bè và thường trả lời xong trước khi người khác đang hỏi.

2. Bốc đồng trong hành động, khó kiểm soát cảm xúc

Trẻ có thể có những hành động vượt ra khỏi tầm kiểm soát, chẳng hạn như kéo tóc, la hét, đánh bạn hoặc cáu giận, tấn công bất ngờ ngay cả khi cha mẹ ôm ấp chúng.

3. Thiếu tập trung, giảm chú ý

Trẻ rất dễ bị phân tâm và không chú ý khi đang chơi hoặc khi ngồi trong lớp học

Thường không chú ý đến chi tiết, hay mắc lỗi do bất cẩn, dễ bị thất lạc đồ chơi, dụng cụ học tập

Không lắng nghe khi đang nói chuyện với người khác, không tuân theo những gì mà cha mẹ hay thầy cô hướng dẫn, do vậy mà việc học hành luôn bị chểnh mảng.

4. Giảm khả năng tư duy bộ nhớ trong thời gian ngắn

Đôi khi trẻ không thể nhớ nổi một hình ảnh, một nhóm từ ngữ hay một lời giải cho bài tập về nhà hoặc không thể hoàn thành quy trình đòi hỏi phải ghi nhớ theo trình tự. Ngược lại, chúng vẫn có thể tập trung chú ý vào những hoạt động không cần phải dùng đến bộ nhớ như xem truyền hình, trò chơi trên máy tính hoặc chơi thể thao.

5. Không có khả năng quản lý thời gian

Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý sẽ khó khăn trong quản lý thời gian do đó không thể hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.

6. Thiếu khả năng thích nghi

Trẻ sẽ rất khó khăn để thích ứng với mọi thay đổi dù chỉ là một thói quen nhỏ như thức dậy vào buổi sáng, ăn món mới hoặc ngay cả việc mang giày, đi ngủ đúng giờ.

Bất kỳ một sự thay đổi nào đó cũng có thể gây một phản ứng tiêu cực dù trong tâm của trẻ đang rất tốt. Đặc biệt trẻ có thể lên cơn giận dữ khi sự thay đổi đó đến bất ngờ và không theo ý muốn.

7. Thường xuyên khó ngủ

Theo các nghiên cứu cho thấy, có tới 65{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03} trẻ em mắc chứng tăng động bị khó ngủ bởi chúng rất nhạy cảm với âm thanh, tiếng động xung quanh, chính điều này đã khiến chúng thường xuyên bị mất ngủ, gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và những sinh hoạt ban ngày.

Nếu con bạn có những biểu hiện nghi ngờ chứng tăng động giảm chú ý, đừng ngần ngại, hãy gọi điện thoại cho chúng tôi qua số 0973.533.248, các chuyên gia sẽ hỗ trợ tư vấn và đưa ra các giải pháp điều trị an toàn – phù hợp, hiệu quả nhất hiện nay.

Nguyên nhân

Trẻ tăng động giảm chú ý thường có những điểm chung là thiếu hụt trong “chức năng điều hành” của não bộ do một số nguyên nhân sau:

Do bất thường về cấu trúc não: Kích thước của một số khu vực vỏ não trước trán, vùng nhân đuôi, tiểu não ở những trẻ mắc chứng tăng động có một sự khác biệt nhỏ so với trẻ bình thường.

Do thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh trong não: chủ yếu là GABA (gama amino butyric acid) – một chất dẫn truyền ức chế quan trọng.

Yếu tố di truyền: Nếu tiền sử gia đình từng có người mắc tăng động giảm chú ý thì trẻ sinh ra sẽ có tỷ lệ cao gặp phải rối loạn này. Trong một cặp song sinh nếu có một trẻ bị tăng động thì 90{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03} trẻ còn lại cũng có thể bị chứng bệnh này.

Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ chẳng hạn như:

Giới tính: Tỷ lệ mắc ở các bé trai cao hơn các bé gái.

Chế độ ăn uống: rối loạn tăng động có liên quan đến sự thiếu thụt các acid béo, kẽm, và nhạy cảm với đường.

Yếu tố khác: nếu mẹ lạm dụng rượu, ma túy, thuốc lá trong thời gian mang thai, hoặc trẻ bị nhẹ cân khi sinh, tiếp xúc với chì trước 6 tuổi thì trẻ đó có nguy cơ mắc chứng rối loạn tăng động cao hơn những trẻ khác.

Hậu quả của tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ

Dễ mắc chứng rối loạn lo âu, trầm cảm.

Ảnh hưởng đến học tập: Tăng động giảm chú ý không ảnh hưởng đến trí thông minh nhưng sự giảm tập trung, chú ý lại là nguyên nhân chính dẫn đến sự sa sút trong học tập và những khó khăn trong nhận thức tư duy trí nhớ của trẻ. Có 20{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03} trẻ tăng động gặp phải các vấn đề về đọc và 60{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03} số trẻ này gặp phải các vấn đề về chữ viết.

Thay đổi tính cách và những mối quan hệ xã hội: Khi lớn dần, trẻ thường có tính cánh hung hăng, bồng bột, hay có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, gia đình, xã hội và những mối quan hệ xung quanh… Do đó, trẻ em hoặc thanh thiếu niên có hội chứng tăng động thường không có những mối quan hệ tốt, đồng thời cũng có nguy cơ cao thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Lạm dụng chất gây nghiện: Người ta thấy rằng những trẻ thường có xu hướng sử dụng các chất gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá. Trong một nghiên cứu tại Hoa Kỳ người ta thấy rằng gần 20{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03} những trẻ tăng động ở độ tuổi 10 – 11 đã thử thuốc lá, uống rượu hoặc cả hai.

Hãy cùng chuyên gia – bác sỹ tâm lý Giang Vũ hướng dẫn phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ phổ biến hiện nay

Quản lý hành vi nhằm kiểm soát tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Các liệu pháp hành vi và nhận thức được chứng minh là hiệu quả nhất để hạn chế và kiểm soát sự tăng động của trẻ. Một số lời khuyên hữu ích dành cho các bậc phụ huynh và thầy cô giáo để giúp trẻ vượt qua chứng rối loạn này:

Khi trẻ có những hành vi không đúng, thay vì trách móc, cha mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh chỉ bảo nhẹ nhàng.

Khen thưởng trẻ bằng đồ ăn, những trò chơi mà trẻ yêu thích… nếu trẻ biết nghe lời và có những hành động đúng đắn. Các phần thưởng nên được thay đổi thường xuyên để tránh sự nhàm chán cho trẻ.

Chỉ nên nhận lời hay hứa hẹn với trẻ một điều gì khi chắc chắn bạn làm được điều đó vì trẻ tăng động thường rất dễ thất vọng và suy nghĩ tiêu cực.

Cha mẹ nên nói chuyện với giáo viên về tình trạng của con mình để có sự phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường nhằm cải thiện tình trạng của trẻ.

Các thầy cô nên cho trẻ ngồi ở bàn đầu tiên để dễ theo dõi và tránh cho trẻ bị phân tâm.

Tăng cường  cường cho trẻ chơi các môn thể thao như đá bóng, đá cầu, bơi lội, các môn võ như Karate, Taekwondo…cũng giúp trẻ nâng cao sự tập trung, chú ý và rèn luyện cho trẻ tự kiềm chế, tính kỷ luật và sự bao dung.

Chế độ ăn uống dành cho trẻ tăng động giảm chú ý

Hạn chế tối đa những thực phẩm chứa nhiều đường, mì chính, chất phụ gia bảo quản như bánh kẹo ngọt, mì tôm, pizza, xúc xích, lạp xưởng, nước ngọt có ga, nước tăng lực,…

Cắt giảm thực phẩm chứa nhiều gluten như lúa mì, lúa mạch đen, bánh mì, sữa từ lúa mạch,… bởi chúng có thể kích thích não bộ khiến biểu hiện tăng động giảm chú ý thêm trầm trọng.

Tránh một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, sô cô la, đậu nành, mì, trứng, ngô, cà chua, nho, cam,… bởi chúng có thể khiến trẻ nghịch ngợm, kém tập trung hơn.

Tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Chú trọng nguồn thực phẩm giàu omega – 3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, quả óc chó, hạt điều, dầu ô liu,… giúp trẻ tăng sự tập trung chú ý tốt hơn.

Bổ sung kẽm, sắt, magie cho trẻ thông qua một số loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, tôm, cua, đậu Hà Lan, rau chân vịt, quả bơ,…

Nên khám ở đâu, điều trị nơi nào là uy tín nhất hiện nay?

Ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường, nghi ngờ chứng tăng động giảm chú ý, cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến các bệnh viện uy tín để được được chẩn đoán chính xác và có hướng can thiệp hoặc phương pháp điều trị kịp thời. Tăng động giảm chú ý có thể để lại nhiều hậu quả về tính cách, hành vi và nhận thức trong tương lai của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên nhận biết và điều trị cho con ngay từ khi có dấu hiệu bệnh để tránh những hậu quả không tốt về sau.

Dưới đây là thông tin địa chỉ thăm khám cho trẻ tăng động, các bậc phụ huynh có thể tham khảo, hoặc liên hệ ngay để đặt lịch thăm khám và điều trị bởi các Bác sỹ – chuyên gia tâm lý hàng đầu Việt Nam:

CÔNG TY TÂM LÝ P.E.R.G

Địa chỉ: Số 91B – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

LIỆU PHÁP TÂM LÝ P.E.R.G 

GIÚP BẠN CHUYỂN HÓA MỌI CẢM XÚC TIÊU CỰC THÀNH TÍCH CỰC!

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm lý PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

http://perg-nangluongtamthe.com/

https://tamlyperg.vn

 

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok