CƠN HOẢNG SỢ, BỆNH RỐI LOẠN HOẢNG SỢ

  27/08/2020

Hãy cùng các chuyên gia tâm lý PERG tìm hiểu về “Cơn hoảng sợ, bệnh rối loạn hoảng sợ”

Cơn hoảng sợ, bệnh rối loạn hoảng sợ ….hầu hết mọi người chỉ có một hay hai cơn hoảng sợ trong đời và các vấn đề đó sẽ biến mất khi tình huống căng thẳng kết thúc. Nhưng sẽ là vấn đề nghiêm trọng khi những cơn hoảng sợ này tiếp tục đeo bám bạn.

Cơn hoảng sợ là một giai đoạn hoảng sợ cực độ xảy ra bất ngờ, gây ra các phản ứng cơ thể dữ dội khi không có sự đe dọa thật sự hay nguyên nhân rõ ràng. Cơn hoảng sợ có thể rất khủng khiếp, khi cơn hoảng sợ diễn ra, bạn có thể sẽ mất kiểm soát, lên cơn đau tim hoặc thậm chí tử vong. Mỗi người thường chỉ có một hay hai cơn hoảng sợ trong đời và các vấn đề đó sẽ biến mất khi tình huống căng thẳng kết thúc. Nhưng nếu bạn có những cơn hoảng sợ không mong muốn và kéo dài không ngớt, bạn có thể mắc một tình trạng gọi là rối loạn hoảng sợ.

Mặc dù cơn hoảng sợ không đe dọa đến tính mạng nhưng chúng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bạn. Việc điều trị bệnh không quá khó khăn, vì vậy bạn nên đi khám để điều trị dứt điểm căn bệnh này.

1. Chuyên gia tâm lý PERG Giang Vũ hướng dẫn cách nhận biết các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của cơn hoảng sợ

Cơn hoảng sợ thường bắt đầu bất ngờ không có cảnh báo trước, chúng có thể tới bất cứ lúc nào và xuất hiện không theo một chu kỳ hay dự báo nào trước, chúng có thể xảy ra rất đa dạng nhưng triệu chứng thường ở đỉnh điểm sau vài phút, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức sau khi trải qua cơn hoảng sợ.

Cơn hoảng sợ thường bao gồm một số triệu chứng sau:

  • Cảm giác sắp xảy ra nguy hiểm hay tai họa
  • Sợ hãi sự mất kiểm soát hay cái chết
  • Tim đập nhanh và mạnh, cơ thể đổ nhiều mồ hôi, chân tay run
  • Thở gấp hay thắt nghẹn trong cổ họng
  • Toàn thân ớn lạnh, cảm thấy buồn nôn
  • Đau quặn bụng, đau ngực, đau đầu
  • Cảm thấy chóng mặt, sự vắng ý thức hay ngất
  • Tê hoặc cảm giác châm chích (đau kiểu thần kinh)
  • Cảm giác không thực hay bị tách rời

Một trong những điều tồi tệ của cơn hoảng sợ là sự sợ hãi khủng khiếp đó có thể sẽ lặp lại, bạn có thể sợ hãi việc lên cơn thế nên bạn sẽ tránh xa các tình huống khiến cơn diễn ra. Khi những cơn hoảng sợ có dấu hiệu lặp lại và mức độ ngày càng tăng thì bạn cần đến gặp bác sĩ. Bởi những cơn hoảng sợ đó có thể phát triển thành bệnh rối loạn hoảng sợ.

2. Nguyên nhân gây ra cơn hoảng sợ và rối loạn hoảng sợ

Mặc dù nguyên nhân gốc rễ của cơn hoảng sợ và rối loạn hoảng sợ chưa được tìm ra nhưng các yếu tố sau có thể đóng một vai trò gây bệnh:

  • Di truyền
  • Thường phải chịu những căng thẳng lớn
  • Tính khí nhạy cảm với căng thẳng, dễ ảnh hưởng bởi các cảm xúc tiêu cực.
  • Các thay đổi nhất định trong cấu tạo chức năng của não

Cơn hoảng sợ có thể bắt đầu bất ngờ không cảnh báo trước nhưng đa số trường hợp chúng bị kích hoạt bởi các tình huống nhất định.

Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cơ chế  phản ứng tự nhiên “chống lại hoặc chạy trốn” trước sự nguy hiểm có liên quan đến cơn sợ hãi. Nhưng việc tại sao cơn hoảng sợ xảy ra khi các nguy hiểm không tồn tại thì chưa được xác định.

Nguy cơ mắc phải bệnh rối loạn hoảng sợ, các triệu chứng rối loạn hoảng sợ thường bắt đầu ở cuối tuổi thiếu niên hay giai đoạn sớm tuổi trưởng thành và thường ảnh hưởng lên nữ nhiều hơn nam.

Các yếu tố này có thể tăng nguy cơ mắc cơn hoảng sợ hay rối loạn hoảng sợ bao gồm:

  • Tiền sử gia đình có người mắc cơn hoảng sợ hay rối loạn hoảng sợ
  • Các căng thẳng lớn như cái chết hay bệnh nghiêm trọng của một người bạn thương
  • Các chấn thương tâm lý như tấn công tình dục hay tai nạn nghiêm trọng
  • Các thay đổi lớn trong cuộc sống như ly dị hay có thêm một đứa con
  • Hút thuốc hay hâp thụ caffeine nhiều
  • Bị lạm dụng tình dục hay thân thể thời thơ ấu

3.Tác hại của cơn hoảng sợ và rối loạn hoảng sợ

Nếu không được điều trị kịp thời, các cơn hoảng sợ và rối loạn hoảng sợ có thể tác động đến mọi khía cạnh đời sống và phá hủy chất lượng cuộc sống của bạn.

Những tác hại mà các cơn hoảng sợ có thể gây ra như:

  • Hình thành một sự ám ảnh cụ thể như sợ lái xe, sợ rời khỏi nhà
  • Cần chăm sóc y tế thường xuyên
  • Tránh các tình huống xã hội
  • Các vấn đề trong công việc và học tâp
  • Mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu và các rối loạn tâm thần khác
  • Tăng nguy cơ tự tử và có ý nghĩ tự tử
  • Nghiện rượu hoặc lạm dụng chất kích thích

Đối với một số người, rối loạn hoảng sợ có thể bao gồm chứng sợ nơi đông người khiến họ tránh các nơi, các tình huống có thể xảy ra khiến họ lo âu, bởi vì họ sợ không thể thoát ra hay tìm giúp đỡ nếu họ lên cơn hoảng sợ. Hay bạn có thể trở nên phụ thuộc vào một người khác khi phải rời khỏi nhà.

 Khi nào cần gặp bác sĩ – chuyên gia tâm lý?

Nếu có những triệu chứng của một cơn sợ hãi, hãy gặp bác sỹ chuyên gia tâm lý càng sớm càng tốt. Các cơn sợ hãi có thể không dễ chịu nhưng không nguy hiểm. Thế nhưng, các cơn sợ hãi sẽ ngày càng khó kiểm soát hơn và trở nên tồi tệ hơn.

Bởi vì các triệu chứng có thể không dẫn tới các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như đau tim chẳng hạn, nên cần có một đánh giá từ bác sĩ nếu bạn không chắc nguyên nhân gây các triệu chứng là gì.

4. Điều trị cơn hoảng sợ và bệnh rối loạn hoảng sợ theo phương pháp PERG:

Test cơ trực tiếp trên cơ thể để chẩn đoán chính xác, tìm ra nguyên nhân gốc rễ:

Bằng phương pháp Test cơ của liệu pháp PERG nhằm đánh giá tâm lý để xác định các triệu chứng, các tình trạng căng thẳng, các nỗi sợ, lo lắng, các vấn đề trong quan hệ và khía cạnh khác ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Nếu bạn có cơn hoảng sợ nhưng không được chẩn đoán là bị rối loạn hoảng sợ, bạn vẫn cần được điều trị. Nếu không, chúng sẽ tệ hơn và phát triển thành rối loạn hoảng sợ hay ám ảnh.

Điều trị có thể giúp bạn giảm cường độ và tần số cơn hoảng sợ đồng thời tăng chất lượng cường cuộc sống hằng ngày. Bác sĩ chuyên gia tâm lý PERG có thể đưa ra phương án điều trị dựa vào liệu pháp tâm lý. Phương pháp này có thể được áp dụng, tùy vào kết quả Test cơ trực tiếp của bạn, tiền sử của bạn, độ nặng của rối loạn hoảng sợ và việc bạn có tìm đến một bác sỹ chuyên gia trị liệu về rối loạn hoảng sợ không?

Liệu pháp tâm lý PERG

Liệu pháp tâm lý PERG hay còn là liệu pháp ứng dụng năng lượng tâm thể phản chiếu trên mặt, được xem là một lựa chọn hiệu quả đầu tiên cho cơn hoảng sợ, rối loạn hoảng sợ. Liệu pháp tâm lý PERG có thể giúp bạn hiểu cơn hoảng sợ, rối loạn hoảng sợ và học cách đối diện với chúng. Điều trị thành công có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ các tình huống bạn thường phải tránh vì cơn hoảng sợ.

Để thấy được kết quả điều trị cần thời gian và nỗ lực, quyết tâm của chính bạn . Bạn có thể cảm thấy các triệu chứng trong cơn hoảng sợ giảm sau vài tuần và giảm nhiều hay biến mất trong vài tháng. Bạn nên lên kế hoạch duy trì các cuộc tái khám thường xuyên để chắc chắn rằng các cơn hoảng sợ của bạn được kiểm soát hay để điều trị sự tái phát.

Rèn luyện khắc phục căng thẳng và các bài tập kích hoạt não bộ: Gõ câu lập trình, tập thở sâu: Tập thể dụ, tập aerobic có thể tác động tốt đến tinh thần bạn, ngủ đủ để bạn không cảm thấy uể oải cả ngày.

5. Phòng chống cơn hoảng sợ và rối loạn hoảng sợ

Không có cách chắc chắn để phòng cơn hoảng sợ và rối loạn hoảng sợ. Thế nhưng, các đề nghị sau có thể có ích:

Điều trị các cơn hoảng sợ sớm nhất có thể để chấm dứt việc nặng hơn và trở nên thường xuyên hơn của cơn.

Bám sát liệu trình điều trị theo phương pháp tập luyện của PERG để phòng tái phát hay nặng hơn các triệu chứng cơn hoảng hoảng sợ. Tập thể dục thường xuyên có thể đóng vai trò bảo vệ chống lại sự lo âu.

Bạn hãy tìm đến bác sỹ ngay lập tức khi thấy các cơn hoảng sợ không có dấu hiệu kết thúc. Vui lòng liên hệ ngay theo số điện thại 0973.533.248 để đặt lịch khám cùng các bác sĩ chuyên gia PERG, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ cho bạn tốt nhất.

CÔNG TY TÂM LÝ PERG

Địa chỉ: Số 91b – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm lý PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

http://perg-nangluongtamthe.com/

https://tamlyperg.vn

 

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok