TRẦM CẢM SAU SINH

  26/08/2020

1. Chúng ta hiểu như thế nào về bệnh trầm cảm sau sinh?

Khi một đứa trẻ cất tiếng khóc trào đời sẽ tạo nên sự thay đổi cảm xúc mạnh mẽ bao gồm cả niềm vui, hạnh phúc, phấn khích lẫn lo lắng và sợ hãi của người mẹ. Sự kiện quan trọng này cũng gây ra thứ mà không ai mong muốn: đó là “bệnh trầm cảm”.

Nhiều bà mẹ trẻ đã phải trải nghiệm một loạt các hội chứng sau khi sinh nở, thông thường bao gồm: thay đổi tâm trạng, buồn bã đôi khi khóc lóc, lo lắng và khó ngủ. Hội chứng này kéo dài trong hai đến ba ngày sau sinh, cũng có thể kéo dài tới hai tuần. Theo thống kê trên thế giới thì tỷ lệ mắc hội chứng này khá cao, có thể từ 60 – 80{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03}.

Nhưng tuy nhiên nhiều bà mẹ đã phải trải qua trạng thái nghiêm trọng hơn, được định nghĩa là trầm cảm sau sinh. Đôi khi các bà mẹ còn bị rối loạn tâm trạng cực đoan, hay được gọi là rối loạn tâm thần sau sinh.

Trầm cảm sau sinh không phải là điểm yếu bản thân hay lỗ hổng nhân cách, đôi khi nó chỉ đơn giản là biến chứng của việc sinh nở. Nếu bạn bị trầm cảm sau khi sinh con, hãy điều trị ngay để kịp thời kiểm soát các triệu chứng, đồng thời an toàn cho cả bạn và bé yêu.

2. Hãy cùng bác sỹ – chuyên gia tâm lý liệu pháp PERG hướng dẫn cách nhận biết các dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh

Các dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm sau sinh có sự thay đổi, từ nhẹ đến nặng, bao gồm:

  • Tâm trạng lâng lâng
  • Lo lắng, buồn bã, hay khóc lóc
  • Cảm giác phản ứng thái quá
  • Khó tập trung
  • Có vấn đề với cảm giác thèm hoặc ăn nhiều hơn bình thường
  • Cảm thấy chán, muốn khóc hoặc khóc mà không biết nguyên nhân gây ra
  • Tâm trạng thất thường hoặc đặc biệt là hay cáu kỉnh
  • Cảm thấy không có mối gắn kết hoặc khó khăn trong gắn kết với con
  • Mất đi những thói quen trước kia như tự do đi chơi với bạn bè
  • Lo lắng hoặc cảm thấy lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của em bé
  • Cảm thấy bồn chồn hoặc mất ngủ, mệt mỏi
  • Gặp khó khăn khi đưa ra quyết định dễ dàng hoặc suy nghĩ không rõ ràng
  • Tâm trạng chán nản hoặc tâm trạng biến động lớn
  • Thu mình, tách biệt khỏi gia đình, bạn bè
  • Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều so với bình thường
  • Lúc nào cũng mệt mỏi hoặc cảm thấy không có năng lượng
  • Giảm quan tâm, niềm vui đối với các hoạt động trước đây bạn từng thích thú
  • Hay khó chịu, cáu gắt, tức giận dữ dội
  • Lo sợ bản thân không phải là người mẹ tốt
  • Có cảm giác vô dụng, xấu hổ, tội lỗi hoặc bản thân không phù hợp
  • Suy giảm: khả năng suy nghĩ rành mạch, khả năng tập trung, khả năng đưa ra quyết định
  • Lo lắng và hoảng loạn nghiêm trọng
  • Có suy nghĩ làm hại bản thân hay em bé
  • Thường nghĩ đến tự sát hoặc nghĩ về cái chết

Trầm cảm sau sinh, đặc biệt là các dấu hiệu và triệu chứng mạnh, dữ dội, kéo dài, cuối cùng nó tác động, can thiệp vào khả năng chăm sóc em bé và xử lý các công việc thường ngày khác của các mẹ. Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh thường phát triển trong vài tuần đầu, nhưng cũng có thể bắt đầu xuất hiện sau sinh tới sáu tháng.

NÊN LƯU Ý ĐIỀU NÀY RẤT QUAN TRỌNG: Khi không điều trị tận gốc rễ bệnh, trầm cảm sau sinh có thể kéo dài nhiều tháng hoặc lâu hơn, có thể gây ra những hậu quả khó lường, đặc biệt nghiêm trọng.

3. Nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh

Nói đúng hơn là khó xác định được nguyên nhân duy nhất hay cụ thể nào có thể gây ra trầm cảm sau sinh, nhưng tác nhân có thể gây ra bệnh trầm cảm sau sinh chủ yếy vẫn là yếu tố về thể chất và tình cảm:

Thay đổi thể chất: Sau khi sinh nở, các hormone liên quan đến tinh thần, tình cảm bị suy giảm, dẫn đến trầm cảm sau sinh. Ngoài ra các hormone được sản ra bởi tuyến giáp cũng có thể giảm nhanh, khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán chường.

Thay đổi cảm xúc, tình cảm: Sau khi sinh nở, giấc ngủ của người bệnh bị ảnh hưởng, tinh thần thay đổi mãnh liệt gây ra các khó khăn ngay cả khi đang xử lý các vấn đề nhỏ. Người bệnh có thể sẽ cảm thấy: lo lắng không thể chăm sóc được cho con yêu, bản thân thiếu hấp dẫn hơn, mất đi cá tính, hay mất khả năng kiểm soát cuộc sống cá nhân.

Bất kỳ vấn đề nào trong số vừa nêu đều có thể góp phần khiến bạn bị trầm cảm sau sinh.

4. Tác hại của bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm sau sinh có thể gây ra những tác hại lớn đến cả người mẹ và em bé.

  • Người mẹ bị mất ngủ và chán ăn khiến cho sức khỏe bị sa sút, tinh thần và trí tuệ kém minh mẫn ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống thường ngày.
  • Người mẹ có tâm trạng lo lắng, bi quan và suy nghĩ thiếu tích cực khiến cho họ không còn nhiệt tình trong công việc. Trong một số diễn biến xấu nhất, người mẹ có thể tự sát hoặc làm hại chính con mình.
  • Người mẹ không muốn gần gũi với con mình khiến cho đứa bé thiếu đi tình thương và sự chăm sóc của mẹ. 

5. Lời khuyên của bác sĩ – chuyên gia tâm lý liệu pháp PERG Giang Vũ

Trầm cảm sau sinh là một bệnh có tác động rất nguy hiểm. Cho nên khi bạn hay người thân của bạn có các dấu hiệu như hướng dẫn ở phần trên, hãy dũng cảm đối mặt với nó và đi khám ngay. Hãy luôn nhớ rằng, bạn cần gọi điện và hẹn khám các bác sĩ càng sớm càng tốt.

Một biểu hiện nguy hiểm nữa đó là “rối lọa tâm thần sau sinh”: Tình trạng này hiếm khi xảy ra, và thường phát triển trong tuần đầu sau sinh với những dấu hiệu và triệu chứng thậm chí còn nghiêm trọng hơn trầm cảm sau khi sinh bao gồm:

  • Nhầm lẫn, mất phương hướng
  • Suy nghĩ tiêu cực về em bé
  • Ảo giác, ảo tưởng
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Hoang tưởng
  • Cố gắng làm hại bản thân và em bé
  • Ngày càng tồi tệ hơn
  • Khiến cho bạn gặp khó khăn trong chăm sóc và yêu thương em bé
  • Gây ra khó khăn trong các hoạt động thường nhật
  • Xuất hiện các ý nghĩ gây hại cho bản thân và em bé
  • Muốn tự tử…..

Khi nhận thấy những biểu hiện, triệu chứng đó bạn hoặc người thân:

  • Hãy cố gắng trấn tĩnh và ngay lập tức gọi cho các số cấp cứu.
  • Tìm người thân hoặc bạn bè để họ giúp đỡ, trò chuyện với họ
  • Liên lạc, trò chuyện với những người mà bạn ngưỡng mộ, hay là người lãnh đạo tinh thần của bạn
  • Tìm cách hòa mình, giúp đỡ người khác…

Những người bị trầm cảm có thể không nhận ra hoặc không thừa nhận rằng họ đang mắc bệnh. Họ có thể không nhận thức được dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm. Nếu bạn nghi ngờ rằng một người bạn hoặc người thân yêu bị trầm cảm sau khi sinh hoặc đang phát triển chứng rối loạn tinh thần hậu sản, hãy giúp họ tìm sự chăm sóc y tế. Đừng chờ đợi và hy vọng cải thiện tất cả những triệu chứng đó theo cách tự nhiên.

Cũng như “trầm cảm sau sinh” thì “rối loạn tâm thần sau sinh” có thể dẫn đến những suy nghĩ, hành động đe dọa tính mạng cho cả bản thân và em nhỏ, bởi vậy khi phát hiện ra bản thân hoặc người thân có các dấu hiệu, triệu chứng như trên, hãy liên hệ ngay lập tức với bác sĩ – chuyên gia tâm lý liệu pháp PERG để được hỗ trợ kịp thời theo số điện thoại: 0973.533.248

Nếu bạn không thể đến khám vì một số lý do nào đó, bệnh nhân hoặc người thân có thể gọi điện cho chúng tôi để lựa chọn đặt lịch khám tại nhà với bác sĩ chuyên gia giỏi nhất của chúng tôi.

CÔNG TY TÂM LÝ PERG

Địa chỉ: Số 91b – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm lý PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:

http://perg-nangluongtamthe.com/

https://tamlyperg.vn

 

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok