TÂM LÝ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
25/08/2020
VÌ SAO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN GẶP THƯỜNG CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÝ?
Trẻ em, trẻ vị thành niên, đặc biệt là trẻ từ 10-18 tuổi. Trong giai đoạn này, từ những thay đổi lớn về mặt sinh học, trẻ bắt đầu có những thay đổi nhanh chóng về tâm lý. Cũng bởi thế, rất nhiều thống kê đã chứng minh cho chúng ta thấy, có đến hơn 20{74679c9b5c8d59bb6bed0eec2ae2583ea37cf8339476628e513743247b4c3e03} trẻ vị thành niên gặp các vấn đề về tâm lý và nếu không được can thiệp, hỗ trợ, sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc đến sự phát triển thể chất – tinh thần và trí tuệ của trẻ. Vì sao trẻ ở lứa tuổi này lại thường hay gặp phải các vấn đề về tâm lý như vậy, đặc biệt, ở Việt Nam, khi trẻ gặp những vấn đề này, cần đưa trẻ đến đâu để được can thiệp, để được tư vấn cũng như các phương pháp điều trị kịp thời…?
Vậy các cha mẹ cần kịp thời quan tâm, theo sát, gần gũi con hơn để quan sát, lắng nghe và cảm nhận được những thay đổi rõ rệt nhất của con cái. Lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi có những thay đổi đột ngột, nhanh chóng về tâm sinh lý, nếu như hình dáng vẻ bên ngoài trẻ giống như người lớn thì về mặt tâm lý xã hội trẻ vẫn còn rất trẻ con, chính vì vậy tự bên trong trẻ đã xảy ra sự mất cân bằng rất lớn mà nếu chúng ta không hiểu, không thông cảm, không giúp đỡ kịp thời sẽ rất dễ xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Cha mẹ nên tìm hiểu làm thế nào để hiểu được tâm lý trẻ vị thành niên?
Hãy bớt chút thời gian tham khảo nhưng chia sẻ sau đây của chuyên gia tư vấn tâm lý theo phương pháp PERG để có được cách dạy con hợp lý.
Trẻ vị thành niên thường có xu hướng tự đánh giá mình cao hơn so với hiện thực, các em thích thổi phồng những khả năng của mình, người ta thường nói một cách giàu hình ảnh là trẻ vị thành niên thích tự xem mình là “ cái rốn của vũ trụ” , là nhân vật có tầm quan trọng nhất, mọi người nên suy nghĩ và hành động như mình.Chính vì đánh giá không đúng khả năng của mình nên các quyết định của trẻ ít dẫn đến thành công , những thất bại nho nhỏ, những xích mích vụn vặt cũng có thể làm trẻ đau khổ dễ dẫn đến những hành vi nông nổi.
Mặc dù không quấn quýt gắn bó với cha mẹ như lúc nhỏ nhưng trong thâm tâm trẻ vị thành niên vẫn luôn luôn cần sự giúp đỡ chở che của gia đình vì đó chính là điểm tựa vững vàng để trẻ bắt đầu bộc lộ khuynh hướng tự khẳng định mình thông qua việc tự lựa chọn kiểu tóc, cách ăn mặc, tác phong , cử chỉ ,sở thích riêng…..và… giữa trẻ với bố mẹ bắt đầu có những khoảng cách đầu tiên.
Nếu như ở tuổi thơ các em luôn xem bố mẹ thầy cô là hình mẫu lý tưởng của mình thì trong lứa tuổi này trẻ bắt đầu “ nhìn lại” thần tượng, mặt khác do ít trải nghiệm, ít kiến thức xã hội nên sự đánh giá người khác của các em khá cực đoan, cứng nhắc, những người được các em đánh giá cao thì sẽ được các em tin tưởng, yêu quý, thích hoàn thành nhiệm vụ người đó giao phó và tỏ rõ thái độ ngược lại với những người mà các em phát hiện ở họ có những lời nói hành động tự các em cho là không đúng không tốt.
Tình bạn với trẻ vị thành niên rất quan trọng, đối với lứa tuổi này người bạn thân như “cái tôi thứ hai” của mình, các em rất chú ý đến phẩm chất của người bạn, sự thông minh nhanh trí, vốn kiến thức rộng về mọi mặt chứ không chỉ đơn thuần là kết quả cao trong học tập. Người bạn được các em đề cao là người biết chia ngọt sẻ bùi không bao giờ “ phản” bạn, khi đã tin tưởng trẻ có thể thổ lộ hết nội tâm, bày tỏ tất cả những suy nghĩ thầm kín nhất vì vậy thường xuyên quan tâm đến bạn của con, quan tâm đến những hoạt động chung của trẻ là việc làm hết sức cần thiết của các bậc ch Từ những thay đổi lớn về mặt sinh học, trẻ vị thành niên có những thay đổi nhiều về tâm lý. Với những đặc điểm sinh lý riêng biệt, trẻ muốn khẳng định mình nên dễ thay đổi tính cách, hành vi ứng xử:
Tâm lý trẻ vị thành niên được thể hiện rõ rệt qua các đặc tính cơ bản sau:
Tính độc lập: Bắt đầu có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ. Chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè, tín ngưỡng để đạt được sự độc lập. Đôi khi chống đối lại bố mẹ.
Về nhân cách: Cố gắng khẳng định mình như một người lớn vì vậy có những hành vi bắt chước người lớn.
Về tình cảm: Chuẩn bị cho mối quan hệ yêu đương (xuất hiện tình yêu bạn bè, khó phân biệt đâu là tình yêu, đâu là bạn bè, dễ mơ mộng, khi đổ vỡ niềm tin dễ chán nản), học cách biểu lộ tình cảm và điều khiển cảm xúc, phát triển khả năng yêu và được yêu, tỏ thái độ thân mật trong quan hệ với người khác.
Tính tích hợp: Những thông tin thu thập được từ cha mẹ, nhà trường, xã hội, bạn bè, người trung gian, các hoạt động văn hóa là cơ sở để tạo ra giá trị của bản thân tạo niềm tự tin và cách ứng xử.
Về trí tuệ: Vị thành niên thường thích lập luận, suy diễn nhìn sự vật theo quan điểm lý tưởng hóa. Giai đoạn phát triển đặc biệt này chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của các điều kiện văn hóa, giáo dục, kinh tế của môi trường gia đình và xã hội đồng thời cũng là giai đoạn gây nhiều lo ngại cho các bậc cha mẹ và cho cộng đồng. Tuổi vị thành niên ở mỗi nền văn hóa có những đặc điểm riêng nhưng nói chung còn bộc lộ tính phụ thuộc, sự khủng hoảng về nhân cách và hoang mang về tâm lý mà như nhiều người đã nhận xét, các em đang muốn khám phá chính mình. Tuy trưởng thành về mặt cơ thể nhưng vị thành niên chưa được hình thành nhân cách cha mẹ có con trong độ tuổi này.
Với những khó khăn mâu thuẫn trên có thể nói tuổi vị thành niên là tuổi có nhiều đột phá quan trọng trong cuộc đời con người, nhưng đây chỉ là những khó khăn tạm thời, và các cha mẹ cần thực sự dành nhiều thời gian để quan tâm con cái, cần tìm hiểu và thực hiện ngay theo các ứng dụng của phương pháp PERG để có thể khắc phục nếu như cha mẹ thật sự hiểu trẻ, làm bạn với trẻ, tôn trọng tính độc lập của trẻ, giáo dục giới tính và tập dần khả năng xử lý tình huống cho trẻ, sẽ giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn khủng hoảng này để trưởng thành lành mạnh, phát triển bình thường.
CÔNG TY TÂM LÝ PERG
Địa chỉ: Số 91b – ngõ 25 Vũ Ngọc Phan – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0973.533.248 – 0247.300.0785
Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp tâm lý PERG, bạn có thể tham khảo trang web dưới đây:
http://perg-nangluongtamthe.com/